Tăng trưởng và phục hồ
Q3 FY2011 Q4 FY2011 Q1 FY2012 Q2 FY2012 Q3 FY2012 Q4 FY2012 Q1 FY2013 Q2 FY2013 Q3 FY2013 Q4 FY2013 Q1 FY2014 Q2 FY2014 Q3 FY
"Cho vay" Huy động CASA
0,00%2,00% 2,00% 4,00% 6,00% 8,00% 10,00% 12,00% 14,00% 16,00%
Q3 FY2011 Q4 FY2011 Q1 FY2012 Q2 FY2012 Q3 FY2012 Q4 FY2012 Q1 FY2013 Q2 FY2013 Q3 FY2013 Q4 FY2013 Q1 FY2014 Q2 FY2014 Q3 FY2014
May 20th, 2008
COMPANY REPORT
Ngày 16 tháng 1 năm 2015
www.hsc.com.vn
Xin vui lòng xem nội dung chi tiết về xung đột lợi ích và khuyến cáo cuối báo cáo này
Trang 36 Moody’s và các hãng xếp hạng tín dụng khác cũng đã
chú ý đến sự thay đổi này. Thực tế, vào tháng trước, Moody’s đã công bố Báo cáo về Ngành Ngân hàng của Việt Nam và nâng triển vọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ mức “tiêu cực” lên “ổn định”. Thực tế, điều này phản ánh sự ổn định trong môi trường kinh doanh của ngành Ngân hàng cũng như môi trường vĩ mô của Việt Nam. Sức ép thanh khoản của hệ thống ngân hàng cũng được cải thiện.
Môi trường kinh doanh của hệ thống ngân hàng rõ ràng đã ổn định hơn trong thời gian qua và chúng tôi nhận thấy sự quan tâm của kháchhàng đối với ngành ngân hàng đang gia tăng trong cả năm 2014. Những yếu tố cơ bản chưa phản ánh được điều này. Nhìn chung, môi trường hoạt động trì trệ trong năm 2014 với thu nhập hoạt động kém khả quan do tỷ lệ NIM giảm mặc dù tín dụng đạt mức tăng trưởng tốt. Trong khi đó, các mảngthu nhập khác tăng giảm không đồng đều. Và chi phí dự phòng tăng đồng nghĩa với việc LNTT giảm. Triển vọng năm 2015 sẽ có sự cải thiện trong điều kiện hoạt động với tỷ lệ NIM tăng và tín dụng tiếp tục tăng trưởng tốt. Các mảng thu nhập khác cũng được cải thiện nên lợi nhuận hoạt động tăng. Tuy nhiên, chi phí dự phòng tăng sẽ tiếp tục tác động giảm lợi nhuận theo mô hình phân tích ngành của chúng tôi. Dù vậy, chúng tôi vẫn cho rằng chất lượng lợi nhuận sẽ được cải thiện và một số ngân hàng như VCB và MBB sẽ đạt những cải thiện nhất định trong năm nay.
Cũng có những dấu hiện khả quan khác. Tỷ lệ LDR đã giảm và các ngân hàng có thêm dư địa vốn khả dụng trong những năm qua. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng tiếp tục giảm một phần nhờ tăng trích lập dự phòng và nhờ bán nợ xấu cho VAMC. Các quy định mới như Thông tư 36, việc áp dụng đầy đủ.Thông tư 02 và một số quy định khác về tỷ lệ sở hữu cổ phần ngân
hàng sẽ có tác động đáng kể đối với các ngân hàng trong năm tới. Các thông tư và quy định này dẫn đến việc phân loại nợ xấu và tỷ lệ an toàn vốn bị thắt chặt hơn. Cụ thể, Thông tư 36 sẽ dẫn đến giảm tỷ lệ cho vay chứng khoán và thậm chí là tỷ lệ đầu tư mua trái phiếu chính phủ. Hiện tại, tỷ rủi ro trong việc tính toán tỷ lệ CAR áp dụng cho khoản mục cho vay bất động sản và cho vay chứng khoán giảm từ 250% xuống còn 150%. Kết quả từ tất những điều này sẽ là dự phòng tăng và kích hoạt một số đợt huy động vốn. Các ngân hàng như MBB và BID cần tăng vốn trong năm nay. Và các ngân hàng có thể cũng có nhu cầu này. Có vẻ sẽ có một thị trường cho mảng trái phiếu ngân hàng kỳ hạn 10 năm vì BID đã vừa chứng minh điều đó, tuy nhiên, chúng tôi không chắc chắn về mức độ của thị trường. Do đó, có khả năng các ngân hàng sẽ tăng vốn thông qua cả phát hành cổ phiếu và trái phiếu dài hạn để bảo vệ tỷ lệ CAR.
Nhìn chung, nhu cầu tăng vốn dường như ít khả năng xuất phát từ nhu cầu lấp đầy các lỗ hỗng trên báo cáo tài chính mà nhiều khả năng là dấu hiệu thể hiện ngân hàng mong muốn đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng. Dự báo chung của chúng tôi đối với tăng trưởng tín dụng cả hệ thống ngân hàng trong năm tới là 15,5% (tăng từ mức dự báo cho năm nay là 13,5%) và tăng trưởng tín dụng của một số ngân hàng sẽ vượt mức dự báo chung này. Chẳng hạn, các ngân hàng có tỷ lệ LDR thấp hơn mức bình quân như VCB, MBB và ACB đều có nhiều khả năng để tăng mức tăng trưởng tín dụng trong năm tới. Các khoản vay có lãi suất cao hơn so với các kênh đầu tư khác như trái phiếu và cho vay liên ngân hàng, và tỷ lệ NIM cũng sẽ được cải thiện. Dĩ nhiên, danh mục cho vay theo ngành nghề cùng với thời hạn các khoản vay cũng sẽ đóng vay trò lớn trong việc quyết định lãi suất.
Tỷ lệ nợ xấu công bố của các ngân hàng niêm yết
1,50%1,70% 1,70% 1,90% 2,10% 2,30% 2,50% 2,70% 2,90% 3,10% 3,30%
Q3 FY2011 Q4 FY2011 Q1 FY2012 Q2 FY2012 Q3 FY2012 Q4 FY2012 Q1 FY2013 Q2 FY2013 Q3 FY2013 Q4 FY2013 Q1 FY2014 Q2 FY2014 Q3 FY2014
Tỷ lệ NPL
Nguồn – Báo cáo tài chính của ngân hàng
Tỷ lệ dư nợ cho vay/huy động tiền gửi của các ngân hàng niêm yết 84% 85% 86% 87% 88% 89% 90% 91% 92% 93%
Q3 FY2011 Q4 FY2011 Q1 FY2012 Q2 FY2012 Q3 FY2012 Q4 FY2012 Q1 FY2013 Q2 FY2013 Q3 FY2013 Q4 FY2013 Q1 FY2014 Q2 FY2014 Q3 FY2014
LDR
COMPANY REPORT
Sở hữu chéo trên 5% sẽ được giảm xuống – điều này có thể tạo khoản thu nhập đáng kể cho VCB trong năm
2015.
Xử lý vấn đề sở hữu chéo cũng là một chủ đề lớn trong năm tới sau khi các quyết định được ban hành gần đây. Trong Thông tư 36, giới hạn sở hữu chéo tối đa được quy định là 5%. Thời gian để các ngân hàng điều chỉnh nhằm đảm bảo tuân thủ tỷ lệ trên là một năm kể từ ngày quyết định có hiệu lực (ngày 1/2/2015) và chúng tôi cho rằng thời gian này là đủ để các ngân hàng giảm tỷ lệ sở hữu chéo về giới hạn quy định. Ngân hàng bị ảnh hưởng nhiều nhất từ quy định trên có lẽ là VCB với mạng lưới sở hữu chéo lớn.
Tại thời điểm cuối 2013, VCB (Khả quan) nắm 8,19% cổ phần EIB; 9,59% cổ phần MBB; 4,3% cổ phần Ngân hàng Sài Gòn Công Thương (Saigonbank); 5,06% Ngân hàng Phương Đông và 10,9% Cty Tài chính Xi măng. Và cho đến nay các tỷ lệ sở hữu trên vẫn giữ nguyên. Cổ phần của VCB tại Saigonbank và Ngân hàng Phương Đông xấp xỉ với tỷ lệ 5% trong quy định. VCB đã và đang xem xét thoái vốn khỏi EIB kể từ năm ngoái nhưng vẫn chưa nhận được sự đồng ý của NHNN. Như vậy, VCB sẽ giảm tỷ lệ sở hữu chéo tại các ngân hàng này xuống dưới 5%. Nếu ngân hàng bán 3,19% cổ phần tại EIB, 4,59% cổ phần tại MBB và 0,06% cổ phần tại Ngân hàng Phương Đông tại mức giá hiện tại, ngân hàng sẽ thu về số tiền đáng kể là 1.226 tỷ đồng. Và so với giá trị sổ sách của số cổ phần này vào thời điểm cuối Q3/2014, ngân hàng sẽ ghi nhận khoản lãi tổng cộng 403 tỷ đồng nếu bán số cố phiếu này tại mức giá đóng cửa hiện tại.
Tuy nhiên, đối với trường hợp cổ phần MBB, do MBB dự kiến nâng vốn điều lệ thêm 37,7% lên 15.500 nghìn tỷ đồng vào năm 2015, nên tỷ lệ sở hữu của VCB tại MBB có thể pha loãng xuống còn 6,95%. Và theo đó, việc bán cổ phần MBB của VCB sẽ không lớn và không gây ra nhiều ảnh hưởng.
Eximbank (EIB) and Vietinbank (CTG) cũng có sở hữu chéo vượt tỷ lệ quy định. Chẳng hạn EIB nắm giữ 9,7% cổ phần Sacombank (STB) trong khi CTG nắm 10,39% cổ phần Saigonbank. Lưu ý là vào tháng 5/2014, STB và Ngân hàng Phương Nam đã trình kế hoạch M&A lên NHNN và đang chờ hướng dẫn của NHNN. Nếu kế hoạch M&A được chấp thuận, thì tỷ lệ sở hữu tại STB của EIB chắc chắn sẽ giảm. Do vậy, có lẽ EIB sẽ chờ ý kiến của NHNN về kế hoạch M&A kể trên trước khi có động thái cụ thể. Vietinbank nắm 10,33% cổ phần Saigonbank, tương đương 310 tỷ đồng.
Đối với các ngân hàng chưa niêm yết, một trường hợp đáng chú ý là Maritime Bank. Maritime Bank nắm 9,95% cổ phần MBB; 10,20% cổ phần Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông (MDB) và 11% cổ phần Công ty Tài chính Cổ phần Dệt May Việt Nam (VTFC). Chúng tôi cảm thấy rằng nếu kế hoạch bán bớt cổ phần sở hữu chéo ảnh hưởng đến giá cổ phiếu một số ngân hàng thì thời hạn để các ngân hàng giảm tỷ lệ sở hữu chéo về mức 5% như quy định có thể sẽ được nới.
Vốn chủ sở hữu và hệ số CAR của các ngân hàng niêm yết 9,00% 9,50% 10,00% 10,50% 11,00% 11,50% 12,00% 12,50% - 5.000.000 10.000.000 15.000.000 20.000.000 25.000.000 30.000.000
FY2007 FY2008 FY2009 FY2010 FY2011 FY2012 FY2013Vốn chủ sở hữu CAR