COMPANY REPORT
Trung Quốc, Châu Âu, Nga yếu hay đang yếu đi, thì nhu cầu đối với hàng hóa khai thác (bao gồm dầu thô) có thể tiếp tục giảm khi mà nguồn cung một số mặt hàng cơ bản quan trọng từ than đến quặng sắt đến dầu thô tiếp tục tăng. Những mỏ khai khoáng và mỏ dầu mới đã trong giai đoạn quy hoạch trong một thời gian dài và do đó không dễ dàng ngừng lại. Do đó, dự báo giá sẽ tiếp tục giảm cho đến thời điểm cuối tháng 6/2015.
Nhận định của HSC – Những quốc gia nhiều hàng cơ bản khai thác như Úc, Nga, Nigeria và Venezuela đang phải chịu tác động của xu hướng giảm giá nói trên. Trước đó nhiều người đã cho rằng chu kỳ tăng giá hàng hóa khai thác sẽ kéo dài do mặt bằng lãi suất thấp và tăng trưởng mạnh của kinh tế Trung Quốc kể từ năm 2008. Và hiện chu kỳ tăng giá nói trên đã chấm dứt và giá dầu là giá hàng hóa khai thác cuối cùng giảm giá. Tuy nhiên, có lẽ giá hàng hóa cơ bản sẽ khó giảm mạnh tiếp trong thời gian tới. Điều lo lắng hơn là hậu quả của những gì đã xảy ra. Và xu hướng giảm giá hàng hóa cơ bản chủ yếu ảnh hưởng tới tỷ giá do giá hàng hóa cơ bản giảm sẽ làm gia tăng sự khác biệt giữa nhiều nền kinh tế với đồng tiền đóng vai trò là điểm tựa an toàn. Do đó, rủi ro này trực tiếp minh chứng cho lo ngại đầu tiên của chúng tôi.
Việt Nam đã tìm cách bù đắp phần thất thu ngân sách từ dầu thô thông qua tăng lũy tiến thuế nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu. Theo đó, giá dầu thô tiếp tục giảm theo chúng tôi sẽ không ảnh hưởng lớn về mặt thu ngân sách. Ngoài ra, Việt Nam cũng không thực sự là một nền kinh tế nặng về hàng hóa khai thác với không nhiều hàng hóa khai thác được xuất khẩu. Trong khi đó giá đầu vào hàng hóa cơ bản giảm sẽ có lợi cho cả do- anh nghiệp sản xuất cũng như người tiêu dùng trong nước do quyền xác định giá của nhà sản xuất không cao nên tác động giảm chi phí đầu vào nói chung sẽ được chuyển sang cho người tiêu dùng thông qua việc giảm giá bán đầu ra. Do đó, một lần nữa, những tác động tiêu cực đối với Việt Nam từ xu hướng giảm giá hàng hóa cơ bản chủ yếu là sự sụt giảm cầu bên ngoài đối với hàng hóa Việt Nam do điều kiện kinh tế của một số quốc gia bị kém đi.
(3) Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc tiếp tục chậm lại – Nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng chậm lại kể từ đầu năm ngoái và số liệu giá trị sản xuất những ngày đầu năm 2015 cho thấy xu hướng này sẽ còn tiếp tục. GDP sẽ tăng trưởng ở mức thấp nhất trong vòng 24 năm qua. Nguyên nhân là do sự chuyển đổi quan trọng từ nền kinh tế đầu tư sang nền kinh tế tiêu dùng với nền tảng bền vững. Sau một quá trình đầu tư dài công suất sản xuất đã dư thừa và nợ xấu tăng. Tổng nợ công và nợ tư nhân tại Trung Quốc ước tính là 250% GDP và tiếp tục tăng. Nền kinh tế này cũng cần tiến hành cải cách ngành tài chính trong đó cần tự do hóa lãi suất huy động và tỷ giá.
Nhận định của HSC – Có những lo ngại là sự chuyển đổi của nền kinh tế sang tăng trưởng dựa trên ngành dịch vụ và tiêu dùng có thể đồng nghĩa với tăng trưởng GDP chung có thể sẽ ở mức thấp 5-6% trong một vài năm tới, giảm từ mức trên 7% vốn vẫn thường thấy nền kinh tế này trong nhiều năm qua. Hơn nữa, ngành dịch vụ có xu hướng đem lại ít lợi nhuận hơn ngành sản xuất. Đồng thời, còn một vấn đề đặt ra là cải cách ngành tài chính, bắt đầu từ kiểm tra tình trạng tín dụng đen trong nền kinh tế. Và cho dù nền kinh tế Trung Quốc có rơi vào suy thoái trong khoảng năm tới hay không (và khả năng là sẽ không) thì ngành sản xuất của Trung Quốc cũng sẽ không còn là động lực tăng trưởng như trong nhiều năm trước nữa.
Tác động từ rủi ro này đối với Việt Nam là chưa rõ ràng. Trung Quốc, mặc dù là nước láng giềng và là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, thì nước này chủ yếu nhập khẩu hàng hóa cơ bản làm nguyên liệu đầu vào từ Việt Nam với tỷ trọng nhỏ (nhưng ngày càng tăng dần) trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Và trong khi tăng trưởng chậm lại tại Trung Quốc có thể khiến các nhà xuất khẩu tại nước này đẩy mạnh bán sản phẩm giá rẻ sang Việt Nam, thì cho đến nay điều này vẫn chưa xảy ra. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện tại là như sau: Việt Nam là mắt xích cuối cùng trong chuỗi cung ứng gồm nhiều nhà máy thuộc các tập đoàn sản xuất lớn trong khu vực và trên thế giới được đặt tại Trung Quốc. Và mối liên hệ này phụ thuộc nhiều vào cầu thế giới hơn là cầu của Trung Quốc.
May 20th, 2008
COMPANY REPORT
Ngày 16 tháng 1 năm 2015
www.hsc.com.vn