Bối cảnh thị trường năm

Một phần của tài liệu report báo cáo chiến lược 20150116 báo cáo chiến lược vĩ mô phần 3 tháng 12015 (Trang 29)

Tái cấu trúc đề cập tới quá trình chuyển đổi các do- anh nghiệp nhà nước từ khu vực công sang khu vực tư nhân. Trong khi hợp nhất đề cập tới xu hướng lâu dài trong nhiều lĩnh vực ở các ngành sản xuất và dịch vụ vẫn còn phân tán đang được hợp nhất bởi 3 hay 4 công ty đang ngày càng giành được thị phần lớn. Không có xu hướng nào trong hai xu hướng này mới. Tuy nhiên cả hai sẽ một lần nữa đóng vai trò quan trọng trên thị trường chứng khoán trong năm nay.

Khi nói về tái cấu trúc các DNNN chúng ta nói tới (1) việc bán các tài sản ngoài ngành; (2) cổ phần hóa các DNNN thông qua quá trình đấu giá và (3) công bố các đối tác chiến lược để hỗ trợ các doanh nghiệp này chuyển đổi từ sở hữu nhà nước sang thương mại. Thời hạn giữa cổ phần hóa và niêm yết ít nhất sẽ là 12-18 tháng và có thể hơi quá lạc quan trong một số trường hợp. Do đó khi nói về bối cảnh thị trường chúng tôi có hai ý (a) một số đợt IPO sẽ thú vị theo quan điểm của nhà đầu tư (b) dù vậy với các nhà đầu tư không muốn tham gia, họ nên biết rằng các nguồn cung này sẽ rút thanh khoản khỏi thị trường chứng khoán. Do đó sẽ có ảnh hường dù cách này hay cách khác.

Chính phủ một lần nữa cố gắng thúc đẩy tốc độ cổ phần hóa nhanh hơn. Có vẻ đây là mục tiêu mong muốn hàng đầu trong năm 2015. Bằng cách yêu cầu tất cả các bộ và cơ quan đẩy nhanh tốc độ thoái vốn ngoài ngành của các doanh nghiệp nhà nước, nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra với các DNNN vào cuối năm 2015 theo đúng lịch trình.

Cho tới hôm nay, tốc độ thoái vốn của các DNNN từ các mảng kinh doanh ngoài ngành khá từ tốn nếu nói một cách trung tính. Theo Bộ Tài Chính, năm ngoái các DNNN chỉ mới bán 2,41 nghìn tỷ đồng (hay 113,4 triệu USD) các tài sản ngoài ngành, tức là chỉ tương đương 10,7% trong tổng số 22,5 nghìn tỷ đồng (hay 1,05 tỷ USD) được yêu cầu. Mặc dù cao hơn 2,5 lần so với con số 965,459 triệu đồng công bố cho cả năm 2013. Trong tổng khối lượng 22,5 nghìn tỷ đồng, khoảng 66% đã được đầu tư vào ngân hàng, 22,5% vào bất động sản và 6,8% vào các công ty bảo hiểm. Và phần còn lại vào các quỹ đầu tư và chứng khoán. Do đó theo các mục tiêu đã được chấp thuận, DNNN cần phải bán một khối lượng khổng lồ là 22,09 nghìn tỷ đồng (937,5 triệu USD) các loại tài sản ngoài ngành trong khoảng từ nay tới năm 2015. Tức là mức tăng tới 816,6% so với cùng kỳ năm trước.

Để đạt được mục tiêu theo kế hoạch, có rất nhiều việc cần phải làm ở đây. Trong khi theo quan điểm của chúng tôi, lý do chính trong việc thanh lý chậm chạp này gồm hay phần bao gồm (a) bối cảnh giá thấp và (b) các tiêu chuẩn chặt chẽ về giá liên quan đến quá trình thoái vốn. Do đó HSC tin rằng trừ phi các DNNN (1) trích lập dự phòng lớn để giảm giá tài sản vào cuối năm và (2) được phép bán tài sản theo giá thị trường ngay cả khi điều này liên quan đến việc phải cắt giảm lớn so với giá trị sổ sách hiện nay, chúng ta sẽ không thấy bất cứ bước nhảy vượt bậc nào về mức độ thoái vốn trong 2015.

Về bức tranh tái cấu trúc - chúng tôi sẽ chờ đợi IPO của Vissan và Vinacomin. Và dĩ nhiên cả Mobifone.

Thoái vốn các doanh nghiệp nhà nước của các tài sản ngoài ngành (2013-2015)

Năm Thoái vốn DNNN (triệu đồng) tỷ lệ Chú thích

2013 965 0,004%

2014 2.410.000 10,71% Chủ yếu là cổ phần niêm yết

2015 20.089.035 89,28% Chủ yếu là cổ phần ngân hàng (sửa if thành of)

Tổng 22.500.000 100,00%

Ngành Cơ cấu thoái vốn (triệu đồng) tỷ lệ Chú thích

Ngân hàng 14.900.000 66,22% Cung cổ phiếu ngân hàng trong năm nay sẽ ở mức đáng kể

Bất động sản 5.070.000 22,53% Chủ yếu là đất thay vì sản phẩm BĐS hoàn thiện

Bảo hiểm 1.540.000 6,84%

Quỹ đầu tư 518.000 2,30%

Chứng khoán 472.000 2,10% Phần lớn đã được thoái vốn từ trước

Tổng 22.500.000 100,00%

Nguồn - websites của chính phủ; phương tiện truyền thông

Một phần của tài liệu report báo cáo chiến lược 20150116 báo cáo chiến lược vĩ mô phần 3 tháng 12015 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)