Cải cách thị trường – vấn đề nới room và các vấn đề khác

Một phần của tài liệu report báo cáo chiến lược 20150116 báo cáo chiến lược vĩ mô phần 3 tháng 12015 (Trang 48)

Thị trường chứng khoán - hướng đi có thể trong tương lai

Xác xuất Chú thích

2015

Sáp nhập các SGDCK Rất có thể Đang chờ một đề xuất cuối cùng được gửi đến cho Thủ tướng

FOL - mở ra cho các công ty chứng khoán? Có thể được Có khả năng mở room hoàn toàn trong lĩnh vực chứng khoán

2016

Thành lập thị trường phái sinh Rất có thể Đang trong quá trình thực hiện. Sản phẩm phái sinh hàng hóa và hợp

đồng tương lai sẽ được áp dụng trước tiên

Việc áp dụng NVDR được chấp thuận Có thể được HSX từ lâu đã thành lập tổ công tác nhằm xây dựng khung hoạt động và

đề xuất áp dụng NVDR tại thị trường Việt Nam.

2017

NVDR được áp dụng trên thị trường Có thể được Họ cần phải làm gì đó để cải thiện thanh khoản cho NĐTNN

Việt Nam nâng được vị thế từ thị trường sơ khai

của MSCI lên thành thị trường mới nổi Có thể được Chỉ khi đó Việt Nam mới nâng được vị thế của mình

COMPANY REPORT

(1) Tỷ lệ nợ công/GDP có khả năng sát trần nợ công theo quy định của Quốc Hội – Quốc Hội đã thống nhất quy định nợ công và nợ do Chính phủ bảo lãnh (PPG) không quá 65% GDP và cho rằng nợ công vào thời điểm cuối năm 2014 nhiều khả năng chỉ dưới 60%. Hiện nợ công đang tăng nhanh về mức trần. Dĩ nhiên, môi trường tài khóa trong năm nay kém khả quan hơn do giá xăng dầu giảm dẫn đến thu ngân sách liên quan đến dầu dự báo chỉ đóng góp trên 12% tổng thu ngân sách. Theo đó có thể nợ công sẽ tăng so với kế hoạch và có khả năng chạm trần vào cuối năm nay.

Nhận định của HSC – như chúng tôi đã đề cập trong Báo cáo chiến lược và vĩ mô năm 2015 – Phần 2, ở đây có một vấn đề là định nghĩa nợ công. Mức độ nợ công và nợ do Chính phủ bảo lãnh có vẻ cao bởi vì định nghĩa nợ công của Việt Nam là khá chặt. Nếu thay đổi theo định nghĩa của IMF thì tỷ lệ nợ công sẽ giảm xuống 59,3%. Vì vậy, trong khi mức độ nợ có vẻ cao, thì tỷ lệ này vẫn chưa quá cao nếu so với mức bình quân khu vực khi có sự điều chỉnh trong định nghĩa nợ công. Bộ Tài chính cũng đã cam kết sẽ sớm thay đổi định nghĩ về thâm hụt ngân sách theo định nghĩa bớt chặt chẽ hơn của IMF và có thể đây cũng là thời điểm để cân nhắc một sự thay đổi tương tự đối với định nghĩa nợ công. Cho dù đây là cách khá dễ dàng để giải quyết vần đề này, cần nhìn nhận rằng sự lo lắng về nợ công đáng báo động là không hẳn cần thiết.

(2) Tình hình tài chính của VAMC có thể là vấn đề nổi cộm do tiến độ xử lý nợ xấu vẫn rất chậm – VAMC đã chứng minh khả năng hoán đổi nợ xấu trong thời gian qua. Có khả năng số lượng nợ xấu được thu mua vượt kế hoạch cả năm 2014. Mặt khác, tiến độ xử lý số nợ xấu này vẫn rất chậm. Chỉ một phần nhỏ trong số nợ xấu được hoán đổi với VAMC đã được xử lý với giá trị vài nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, mục tiêu xử lý nợ xấu trong năm 2015 cũng rất khiêm tốn. Điều này dẫn một lo ngại là nợ xấu mà VAMC hoán đổi tăng nhanh nhưng tỷ lệ nợ xấu trong số này được xử lý lại không đáng kể. Về dài hạn, tình trạng này là không bền vững.

Nhận định của HSC – VAMC đã thực hiện thành công một phần sứ mệnh của mình, cụ thể là hoán đổi một số lượng lớn nợ xấu với các ngân hàng. Tuy nhiên, công ty vẫn chưa hoàn thành phần còn lại trong sứ mệnh đặt ra, đó là bán/xử lý nợ xấu (cùng với tài sản đảm bảo kèm theo) cho rộng rãi các đối tượng người mua. Do đó, có vẻ nợ xấu mua từ các ngân hàng sẽ ngày càng nhiều lên trong khi việc xử lý nợ xấu đã mua không được bao nhiêu. Từ lâu HSC đã cho rằng chỉ có thể đẩy nhanh quá trình giải quyết nợ xấu thông qua đẩy mạnh trích lập của các ngân hàng. Chính phủ có thể nới lỏng một số quy định, cho phép người nước ngoài mua nhiều loại nợ xấu hơn nhưng điều này chỉ có thể hỗ trợ một phần.

Cuối cùng, mọi vấn đề nằm ở giá. Và mặc dù thực tế các ngân hàng đã và đang trích lập dự phòng vài năm qua, thì vẫn còn sự chênh lệch khá lớn giữa giá trị bình quân sau khi đã được xử lý và giá trị có thể bán được trên thị trường thứ cấp của chính những khoản nợ xấu này. So sánh với một số nước trong khu vực, mức chênh lệch bình quân là khoảng 20-25% so với giá trị sổ sách gốc của nợ xấu. DATC, đơn vị mua nợ xấu trực thuộc Bộ Tài chính chuyên xử lý một số loại nợ xấu nhất định (chẳng hạn đối với Vinashin) đã tiến hành thu mua nợ xấu với mức chênh lệch là khoảng 25-28% so với giá trị sổ sách gốc trong nhiều năm qua.

Theo quan điểm của chúng tôi, cần phải có thời gian để xử lý vấn đề này. Có thể cần 12-18 tháng để một số lượng nợ xấu cần thiết xác định được giá trị trên thị trường thứ cấp, từ đó cho phép VAMC có thể bán một số lượng lớn nợ xấu ở giá thị trường. Thời điểm này cuối cùng sẽ đến. Và do đó, chúng tôi cho rằng vấn đề xử lý nợ xấu có vẻ chỉ ảnh hưởng xấu đến tâm lý trên thị trường chứ không phải là một rủi ro nội tại nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu report báo cáo chiến lược 20150116 báo cáo chiến lược vĩ mô phần 3 tháng 12015 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)