1. Bài tập 1: (8’)
a) Dưới quyên trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông
Âm đầu (l) được lặp lại bốn lần gợi ra những hình tượng bông hoa lựu đỏ lấp ló trên cành những đốm lửa lập loè. Ánh lửa đó như đang phát sáng lung linh lập loè trên ngọn cây.
b) Làn ao long lánh bóng trăng loe.
- Câu thơ cũng xuất hiện 4 lần phụ âm đầu "l" - Sự cộng hưởng của 4 lần lặp lại tạo nên hình tượng bóng trăng lấp lánh và phát tán cả không gian rộng
hành.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học.
- Sưu tầm thêm ngữ liệu về phép điệp âm, điệp vần, điệp thanh trong ca dao, câu đối, thơ.
- So sánh để nhận ra sự giống nhau và khác nhau giữa phép điệp âm, điệp vần, điệp thanh và phép điệp từ ngữ và kết cấu ngữ pháp đã học lớp 10.
lớn trên mặt ao phản chiếu của mặt nước … 2. Bài tập 2: (10’)
a) trong bài "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến vần
"eo" là vần chủ đạo (xuất hiện 5 lần trong thơ). Điều đó góp phần khắc hoạ hình tượng mùa thu yên tĩnh, trong trẻo ở làng quê Bắc Bộ - đồng thời cũng bộc lộ một tâm hồn thơ thanh khiết đắm say với thiên nhiên của nhà thơ.
b) Trong đoạn thơ của Tố Hữu vần "ang" xuất hiện
7 lần. Đây là vần chứa một nguyên âm rộng và âm tiết thuộc loại nửa mở (kết thúc bằng phụ âm mũi). Vần "ang" vì vậy gợi cảm giác rộng mở và chuyển động thích hợp với sắc thái miêu tả sự chuyển động mùa (từ mùa đông sang mùa xuân).
III. TỔNG KẾT (3’)
- Phép tu từ tạo nhịp điệu và âm hưởng thường được dùng trong văn xuôi nhất là văn chính luận. - Phép tu từ tạo nhịp điệu điệp thanh thường được
sử dụng nhiều trong thơ ca.
4. Củng cố, dặn dò (2’)
- Ghi nhớ, sgk.
- Nắm nội dung bài học.
- Thực hiện yêu cầu trong hoạt động 4.
- Chuẩn bị nội dung bài: Bài viết số 3 (Nghị luận văn học). Tiết 32 - 33: Làm văn Ngày soạn: 24/10/2010 BÀI VIẾT SỐ 3 (Nghị luận văn học) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức
- Vận dụng kiến thức đã học trong phần Văn học ở nửa đầu học kì I để viết bài nghị luận văn học về một bài thơ, đoạn thơ, trong đó sử dụng các thao tác phân tích, bình luận, nêu cảm nghĩ.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện, củng cố kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, tổ chức bài văn, các thao tác phân tích, bình luận văn học.
- Bước đầu rèn cho HS khả năng nghị luận tập trung vào một khía cạnh, một vấn đề nổi bật trong đặc điểm nghệ thuật hoặc nội dung của tác phẩm, biết cách trình bày
ngắn gọn và rõ rang vấn đề trong một hệ thống lập luận chặt chẽ. Đồng thời nâng cao năng lực tư duy tổng hợp, so sánh, đối chiếu một cách có cơ sở, có hệ thống để làm rõ đặc điểm bản chất, tương đồng hoặc khác biệt của một số tác phẩm đã được tìm hiểu.
B. CHUẨN BỊ1. Giáo viên: 1. Giáo viên:
- Soạn giáo án: ra đề, định hướng nội dung triển khai cho bài viết. - Phương tiện: Giáo án, sgk, tài liệu tham khảo.
2. Học sinh:
- Nắm nội dung, các vấn đề chính của những tác phẩm đã học.
- Nắm cách làm văn nghị luận văn học (ý kiến bàn về văn học, bài thơ, đoạn thơ).
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP1. Ổn định lớp (1’) 1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (không)3. Bài mới (90’) 3. Bài mới (90’)
Hoạt động của GV & HS Nội dung bài học
Hoạt động 1 (1’) GV ra đề, ghi đề lên bảng. Hoạt đông 2 (5’) GV hướng dẫn HS làm bài. (Không hướng dẫn cụ thể) Hoat động 3 (40’) HS viết bài. I. ĐỀ BÀI
Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc, …….
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.