Dự báo tình hình kinh tế trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Hải Minh Hà Nội (Trang 39)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.1.1Dự báo tình hình kinh tế trong thời gian tới

Theo dựa báo của các tổng chức quốc tế và trong nƣớc đều cho rằng, lạm phát của Việt Nam năm 2015 sẽ ở mức thấp, nhƣng cũng có thể cao hơn một chút so với năm 2014. Do giá cả hàng hóa thế giới đƣợc dự đoán sẽ tiếp tiếp tực giảm, tăng trƣởng tín dụng dự kiến sẽ tăng (nhờ mục tiêu tăng trƣởng GDP năm 2015 là 6,2% đã đƣợc Quốc hội thông qua) Chỉ số giá hàng phi lƣơng thực, thực phẩm có xu hƣớng giảm tháng thứ 6 liên tiếp. Cùng với sự gia tăng các yếu tố tổng cầu nhƣ: sự phục hồi kinh tế, việc kí các hiệp định thƣơng mại tự do cải thiện môi trƣờng đầu tƣ của Chính Phủ sẽ gia tăng, tiêu dùng tƣ nhân đƣợc cải thiện do kinh tế phục hồi và tiền lƣơng đƣợc cải thiện.

Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế

Chỉ số Năm 2015 Năm 2016 Cổ PHầNI( %) 5% 4% GDP(%) 6, 2% 6,5% Tổng số vốn đầu tƣ ( %GDP) 30% 30-31% Tín dụng(%) 15% 15% Xuất khẩu( %) 10% 13-15%

(Nguồn: Báo cáo Chính phủ về tình hình kinh tế năm 2014 dự báo năm 2015)

Tỷ lệ lạm phát trong năm giảm do ảnh hƣởng giá dầu và giá hàng hóa thế giới giảm. Sản xuất trong nƣớc tiếp tục phục hồi tốt. Tiêu dùng tăng mạnh trở lại, cao hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ các năm trƣớc kể từ năm 2011 và mức tăng bình quân tháng. Niềm tin tiêu dùng và kinh doanh tiếp tục đƣợc duy trì và củng cố vững chắc. Thị trƣờng tiền tệ, ngân hàng ổn định. Bên cạnh đó, các chỉ số vĩ mô nhƣ sản xuất phục hồi tích cực, lạm phát thấp, lãi suất đồng USD tiếp tục duy trì mức thấp kỷ lục, niềm tin kinh doanh và tiê u dùng phục hồi là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là hai mục tiêu: ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi đà tăng trƣởng. Triển vọng cả năm 2015 có nhiều dấu hiệu sáng sủa so với nhiều năm trƣớc.

Dự báo tình hình kinh tế thời gian tới

Với mức tăng trƣởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2014 là 5,98%, Việt Nam bƣớc vào năm 2015 với niềm lạc quan lớn về khả năng tăng trƣởng cao hơn. Chính phủ đã đặt mục tiêu GDP tăng 6,2% trong bối cảnh có nhiều điều kiện thuận lợi. Cụ thể, giá dầu rớt mạnh có thể giúp giảm đáng kể chi phí đầu vào cho doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng, từ đó có khả năng kích thích luồng vốn đầu tƣ và chi tiêu tốt hơn so với năm trƣớc.

Tỷ lệ lạm phát suy giảm mạnh trong năm 2014 (lạm phát chỉ ở mức 1,86%, thấp nhất trong 10 năm qua), lạm phát năm nay có thể sẽ tiếp tục ở mức khiêm tốn. Năm 2015, giá một số sản phẩm, dịch vụ căn bản nhƣ y tế, điện sẽ tăng lên, nhƣng sự giảm giá của các loại hàng hóa toàn cầu cùng một chính sách tiền tệ tiếp tục thận trọng sẽ là bệ đỡ giúp kiểm soát lạm phát. Mục tiêu lạm phát 5% mà Chính phủ đặt ra trong năm nay là hoàn toàn có thể thực hiện đƣợc.

Năm nay, ẩn số lãi suất tăng lên ở Mỹ có thể sẽ khiến nhà đầu tƣ quốc tế cân nhắc rời khỏi Việt Nam. Nhƣng nhìn chung với nền tảng vĩ mô đang tốt dần lên, Việt Nam hoàn toàn có quyền tin tƣởng vào khả năng ổn định của tỉ giá. Ngân hàng Nhà nƣớc đã thông báo sẽ tiếp tục duy trì chính sách tỉ giá ổn định và biên độ điều chỉnh nếu có chỉ là 2%.

Tổng vốn đầu tƣ phát triển xã hội sẽ thấp hơn mục tiêu đề ra, khó đạt đƣợc mức 30% GDP. Nguyên nhân là do nền kinh tế đang bị “nghẽn” hấp thụ tín dụng, mà đầu tƣ của mọi thành phần kinh tế đều dựa chủ yếu vào tín dụng.

Các chỉ tiêu về việc làm và tỷ lệ thất nghiệp rất khó đánh giá vì tính khả tín của số liệu công bố. Nhƣng, có điều chắc chắn là với mức tăng GDP khoảng 5%, thì không thể tạo ra đến 1,6 triệu việc làm và mức thất nghiệp ở đô thị chỉ có 4%. Tình trạng thất nghiệp và bán thất nghiệp ở nƣớc ta cần đƣợc đánh giá đúng thực chất hơn. Vì vấn đề việc làm và thất nghiệp là một trong 4 chỉ tiêu quan trọng nhất của kinh tế vĩ mô.

Tuy nhiên, theo định hƣớng chính sách ƣu tiên mục tiêu ổn định vĩ mô giai đoạn 2013-2015, Trung tâm nghiên cứu cho rằng, Ngân hàng Nhà nƣớc sẽ có những biện pháp chủ động, linh hoạt trong điều tiết cung tiền, tỷ giá, lãi suất, cùng với đó, các chƣơng trình bình ổn giá cả, cân bằng cung cầu hàng hóa sẽ là những yếu tố góp phần giảm kỳ vọng lạm phát. Theo mục tiêu của Quốc hội và Chính phủ mục tiêu tăng trƣởng, hƣớng đến mục tiêu lạm phát tăng khoảng 5% - 7% năm 2015 theo Nghị quyết của Quốc hội.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Hải Minh Hà Nội (Trang 39)