Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Hải Minh Hà Nội (Trang 36)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.3 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

2.3.1 Thành công và bài học kinh nghiệm.

Đối với Nhà nước

- Có sự chuyển biến tích cực về tăng trƣởng kinh tế và lạm phát

- Chính phủ đã thành công trong việc điều chỉnh chỉ số giá tiêu dùng. Trong ba năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã đƣợc cải thiện và tƣơng đối ổn đinh. Lạm phát đã giảm từ mức hai con số năm 2011( 18,13%) xuống còn 1 con số và đến mức thấp nhất trong những năm gần đây vào năm 2014 ( 4,09 %).

- Đồng thời trong giai đoạn này Chính phủ cũng có đƣa ra các chính sách tiền tệ thắt chặt , lãi suất liên tục giảm.

Từ đó có thể thấy Việt Nam là một trong những quốc gia đang dần kiểm soát lạm phát tốt và hiệu quả trên thế giới. Từ đó bài học kinh nghiệm rút ra cho Nhà nƣớc là cần phải thực hiện các biện pháp hợp lý đồng thời cần phải biết kết hợp hài hòa giữa các biện pháp đó đề kiềm chế lạm phát đồng thời phát triển nền kinh tế.

Đối với doanh nghiệp

- Khi lạm phát xảy ra, làm chi phí đầu vào đều tăng. Tuy nhiên đây là tình trạng chung của toàn nền kinh tế. Các doanh nghiệp khác trong ngành phân phối hàng hóa cũng phải chịu sự ảnh hƣởng chung này. Dựa vào đặc điểm này, công ty đã lỗ lực tìm kiếm cách thức hoạt động hiệu quả và tiết kiệm chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Điều đó cũng tạo nên một phần lợi thế cho công ty so với những công ty khác.

- Trong 5 năm gần đây, tình hình lạm phát có nhiều biến động và diễn biến phức tạp ảnh hƣởng đến doanh thu , chi phí và lợi nhuận của công ty. Nhƣng nhìn chung qua các năm hoạt động kinh doanh của công ty vẫn đem lại mức lợi nhuận đáng kể và không bị thua lỗ trong kinh doanh.

- Tuy nhiên công ty đã thực hiện việc cơ cấu lại bộ máy làm việc giúp gọn nhẹ hơn, vừa giảm đƣợc các thủ tục thực hiện lại có thể cơ cấu lại lực lƣợng lao động một cách hợp lý. Giúp công ty tiết kiêm đƣợc chi phí và tận dụng đƣợc lao động một cách tối đa.

- Bên cạnh đó, khi đối mặt với áp lực tăng giá sẽ mất dần những nhà đại lý vừa và nhỏ cũng nhƣ các nhà buôn hàng hóa dẫn đến sự sụt giảm sản lƣợng, công ty đã có những điều chỉnh hợp lý với việc nhập thêm một số mặt hàng truyền thống hoặc mặt hàng mới để đáp ứng thị hiếu ngƣời tiêu dùng cũng nhƣ mở rộng đối tƣợng tiêu thụ cho các mặt hàng kinh doanh của công ty. Điều này đã giúp công ty không những không bị sụt giảm sản lƣợng mà còn đẩy doanh thu của công ty lên cao hơn.

- Các định hƣớng nhằm vào phát triển thị trƣờng thông qua việc tăng chất lƣợng của hoạt động xúc tiến, đặc biệt là lĩnh vực chào hàng và xúc tiến bán hàng ngày càng tăng lên. Hoạt động kích tích tiêu thụ của công ty ngày càng tỏ rõ hiệu quả, doanh số ngày càng cao và đƣợc đánh giá là mang tính tích cực cao.

- Công ty có đội ngũ công nhân viên rất nhiệt tình, đoàn kết, tiếp thu ý kiến cầu của lãnh đạo, không ngừng cố gắng nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng nhu cầu công việc. Các hoạt động nhƣ xem xét định kỳ năng lực của nhân viên giúp công ty kịp thời chấn chỉnh hoặc kịp thời thay thế nhân viên không hợp lý.

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

- Lạm phát tăng, giá cả leo thang, chi phí đầu vào tăng cao do giá vốn mua hàng và chi phí vận chuyển, giá điện, nƣớc... Đều tăng, cùng với đó các khoản chi phí trung

gian khác cũng tăng kéo theo sự tăng giá đáng kể của chi phí đầu vào.

- Khó khăn trong đầu ra: Trong thời kỳ lạm phát xảy ra, thu nhập thực tế của dân cƣ giảm nên nhu cầu thực tế trong dân cƣ cũng giảm, ngƣời tiêu dùng sẽ tìm các phƣơng án tiêu dùng thực phẩm sao cho an toàn và hiệu quả kinh tế nhất. Nhƣ vậy nhu cầu sử dụng các mặt hàng mang tính chất thời vụ (do mặt hàng này se đƣợc tiêu dùng mạnh vào thời điểm cuối năm gần tết và đầu năm du xuân) và và tính thƣởng thức kèm theo giải trí thì việc sản lƣợng tiêu sẽ giảm đi, gây khó khăn cho việc tiêu thụ các sản phẩm đầu ra của công ty.

- Sự biến động không ngừng của thị trƣờng vào thời kỳ lạm phát, Đặc biệt là mặt hàng nhạy cảm nhƣ thực phẩm, khiến cho công ty khó khăn trong việc nắm bắt đƣợc tình hình.

- Đồng thời lạm phát xảy ra khiến công ty gặp nhiều khó khăn trong khâu huy động vốn kinh doanh. Các ngân hàng thƣơng mại tăng lãi suất cho vay, công ty phải huy động vốn bằng mọi cách trong khi đó công ty không thể cắt giảm chi phí kinh doanh một cách bừa bãi.

- Thời kỳ lạm phát, để thu hẹp chi phí, doanh nghiệp phải tìm cho mình những đại lý có mức chiết khấu thấp, tuy nhiên nó đồng nghĩa với độ trung thành của đại lý với công ty cũng không cao, đại lý dễ bỏ để theo công ty khác đƣa ra mức chiết khấu hấp dẫn hơn, điều này làm công ty khó quản lý kênh.

2.3.3 Các vấn đề đặt ra cần giải quyết

- Nhà nƣớc cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ tình hình lạm phát và biến động giá cả trên thị trƣờng, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nƣớc phát triển từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển hơn.

- Công ty chƣa có giải pháp thực sự tốt cho công tác tiếp cận và lấy ý kiến ngƣời tiêu dùng và nhà cung ứng về việc phân phối cũng nhƣ tiêu thụ sản phẩm ra thị trƣờng. Đồng thời giá thành vẫn là một vấn đề cần đƣợc công ty có những giải pháp nhất định nhằm có thể mở rộng thị trƣờn g cũng nhƣ cạnh tranh với các nhà phân phối khác nhằm đạt hiệu quả cao trong quá trình hoạt động kinh doanh.

- Trong quá trình phân phối đã xuất hiện những sai sót trong việc phân phối và vận chuyển…của nhân viên giao hàng công ty khiến ảnh hƣởng tới thời gian giao nhận, chất lƣợng sản phẩm khi tới tay ngƣời tiêu dùng và các đại lý. Điều đó mang đến nhiều ý kiến không tốt từ các đại lý và nguời tiêu dùng. Chi phí dành cho hoạt động bán hàng còn lớn.

- Hoạt động xúc tiến bán của công ty còn thiếu và yếu. Do nguồn vốn công ty còn mỏng ,các hoạt động xúc tiến vẫn còn thô sơ dựa trên khả năng của nhân viên để tuyên truyền quảng bá cho sản phẩm công ty.

Chương 3:

CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ ẢNH HƢỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH HẢI MINH

HÀ NỘI.

3.1 CÁC QUAN ĐIỂM DỊNH HƢỚNG NHẰM HẠN CHẾ ẢNH HƢỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY.

3.1.1 Dự báo tình hình kinh tế trong thời gian tới.

Theo dựa báo của các tổng chức quốc tế và trong nƣớc đều cho rằng, lạm phát của Việt Nam năm 2015 sẽ ở mức thấp, nhƣng cũng có thể cao hơn một chút so với năm 2014. Do giá cả hàng hóa thế giới đƣợc dự đoán sẽ tiếp tiếp tực giảm, tăng trƣởng tín dụng dự kiến sẽ tăng (nhờ mục tiêu tăng trƣởng GDP năm 2015 là 6,2% đã đƣợc Quốc hội thông qua) Chỉ số giá hàng phi lƣơng thực, thực phẩm có xu hƣớng giảm tháng thứ 6 liên tiếp. Cùng với sự gia tăng các yếu tố tổng cầu nhƣ: sự phục hồi kinh tế, việc kí các hiệp định thƣơng mại tự do cải thiện môi trƣờng đầu tƣ của Chính Phủ sẽ gia tăng, tiêu dùng tƣ nhân đƣợc cải thiện do kinh tế phục hồi và tiền lƣơng đƣợc cải thiện.

Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế

Chỉ số Năm 2015 Năm 2016 Cổ PHầNI( %) 5% 4% GDP(%) 6, 2% 6,5% Tổng số vốn đầu tƣ ( %GDP) 30% 30-31% Tín dụng(%) 15% 15% Xuất khẩu( %) 10% 13-15%

(Nguồn: Báo cáo Chính phủ về tình hình kinh tế năm 2014 dự báo năm 2015)

Tỷ lệ lạm phát trong năm giảm do ảnh hƣởng giá dầu và giá hàng hóa thế giới giảm. Sản xuất trong nƣớc tiếp tục phục hồi tốt. Tiêu dùng tăng mạnh trở lại, cao hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ các năm trƣớc kể từ năm 2011 và mức tăng bình quân tháng. Niềm tin tiêu dùng và kinh doanh tiếp tục đƣợc duy trì và củng cố vững chắc. Thị trƣờng tiền tệ, ngân hàng ổn định. Bên cạnh đó, các chỉ số vĩ mô nhƣ sản xuất phục hồi tích cực, lạm phát thấp, lãi suất đồng USD tiếp tục duy trì mức thấp kỷ lục, niềm tin kinh doanh và tiê u dùng phục hồi là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là hai mục tiêu: ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi đà tăng trƣởng. Triển vọng cả năm 2015 có nhiều dấu hiệu sáng sủa so với nhiều năm trƣớc.

Dự báo tình hình kinh tế thời gian tới

Với mức tăng trƣởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2014 là 5,98%, Việt Nam bƣớc vào năm 2015 với niềm lạc quan lớn về khả năng tăng trƣởng cao hơn. Chính phủ đã đặt mục tiêu GDP tăng 6,2% trong bối cảnh có nhiều điều kiện thuận lợi. Cụ thể, giá dầu rớt mạnh có thể giúp giảm đáng kể chi phí đầu vào cho doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng, từ đó có khả năng kích thích luồng vốn đầu tƣ và chi tiêu tốt hơn so với năm trƣớc.

Tỷ lệ lạm phát suy giảm mạnh trong năm 2014 (lạm phát chỉ ở mức 1,86%, thấp nhất trong 10 năm qua), lạm phát năm nay có thể sẽ tiếp tục ở mức khiêm tốn. Năm 2015, giá một số sản phẩm, dịch vụ căn bản nhƣ y tế, điện sẽ tăng lên, nhƣng sự giảm giá của các loại hàng hóa toàn cầu cùng một chính sách tiền tệ tiếp tục thận trọng sẽ là bệ đỡ giúp kiểm soát lạm phát. Mục tiêu lạm phát 5% mà Chính phủ đặt ra trong năm nay là hoàn toàn có thể thực hiện đƣợc.

Năm nay, ẩn số lãi suất tăng lên ở Mỹ có thể sẽ khiến nhà đầu tƣ quốc tế cân nhắc rời khỏi Việt Nam. Nhƣng nhìn chung với nền tảng vĩ mô đang tốt dần lên, Việt Nam hoàn toàn có quyền tin tƣởng vào khả năng ổn định của tỉ giá. Ngân hàng Nhà nƣớc đã thông báo sẽ tiếp tục duy trì chính sách tỉ giá ổn định và biên độ điều chỉnh nếu có chỉ là 2%.

Tổng vốn đầu tƣ phát triển xã hội sẽ thấp hơn mục tiêu đề ra, khó đạt đƣợc mức 30% GDP. Nguyên nhân là do nền kinh tế đang bị “nghẽn” hấp thụ tín dụng, mà đầu tƣ của mọi thành phần kinh tế đều dựa chủ yếu vào tín dụng.

Các chỉ tiêu về việc làm và tỷ lệ thất nghiệp rất khó đánh giá vì tính khả tín của số liệu công bố. Nhƣng, có điều chắc chắn là với mức tăng GDP khoảng 5%, thì không thể tạo ra đến 1,6 triệu việc làm và mức thất nghiệp ở đô thị chỉ có 4%. Tình trạng thất nghiệp và bán thất nghiệp ở nƣớc ta cần đƣợc đánh giá đúng thực chất hơn. Vì vấn đề việc làm và thất nghiệp là một trong 4 chỉ tiêu quan trọng nhất của kinh tế vĩ mô.

Tuy nhiên, theo định hƣớng chính sách ƣu tiên mục tiêu ổn định vĩ mô giai đoạn 2013-2015, Trung tâm nghiên cứu cho rằng, Ngân hàng Nhà nƣớc sẽ có những biện pháp chủ động, linh hoạt trong điều tiết cung tiền, tỷ giá, lãi suất, cùng với đó, các chƣơng trình bình ổn giá cả, cân bằng cung cầu hàng hóa sẽ là những yếu tố góp phần giảm kỳ vọng lạm phát. Theo mục tiêu của Quốc hội và Chính phủ mục tiêu tăng trƣởng, hƣớng đến mục tiêu lạm phát tăng khoảng 5% - 7% năm 2015 theo Nghị quyết của Quốc hội.

3.1.2 Quan điểm và định hƣớng của Nhà nƣớc

Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về lạm phát: Tình hình kinh tế thế giới có những biến động phức tạp, khó lƣờng. Giá dầu và hầu hết các nguyên liệu cơ bản và

lƣơng thực thực phẩm trên thị trƣờng thế giới có xu hƣớng giảm, tạo tiền đề kích thích thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài cũng nhƣ phát triển kinh tế. Do đó nhiệm vụ của nƣớc ta chính là bình ổn lạm phát ở mức hợp lý, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trƣởng bền vững.

Định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc về lạm phát: Thực hiện các chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm chi tiêu công, giảm bội chi ngân sách Nhà nƣớc, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lƣợng, điều chỉnh giá điện xăng dầu gắn với hỗ trợ hộ nghèo, tăng cƣờng đảm bảo an ninh xã hội, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền.

3.1.3 Quan điểm, định hƣớng của công ty TNHH Hải Minh Hà Nội.

Trƣớc tình trạng diễn biến kinh tế thời gian gần đây đã bƣớc ra khỏi suy thoái kinh tế và dần đi vào ổn định. Công ty đã có những định hƣớng cho hoạt động kinh doanh của mình trong thời gian tới:

- Thứ nhất lấy phát triển bền vững làm nền tảng

- Thứ hai là phát huy những lợi thế sẵn có và chớp lấy thời cơ do lạm phát mang lại nhƣ: khai thác tối đa lƣợng khách hàng và giữ các mối quan hệ tốt với nhà cung ứng.

- Thứ ba là sử dụng vốn có hiệu quả, đa dạng các kênh huy động vốn.

- Thứ tƣ là tiết giảm hơn nữa mọi chi phí vận chuyển bảo quản nhƣng vẫn đảm bảo chất lƣợng hàng hóa, nâng cao năng suất lao động là biện pháp cơ bản đƣợc doanh nghiệp tính đến.

- Mặt khác, doanh nghiệp vẫn phải có phƣơng án tăng lƣơng, giúp ngƣời lao động bù đắp chi phí trong sinh hoạt, bảo đảm cuộc sống. Doanh nghiệp cũng sẽ thống nhất ƣu tiên bảo đảm việc làm cho ngƣời lao động bằng việc duy trì các hợp đồng sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu thụ trong nƣớc.

- Cuối cùng là tiết kiệm vốn, tăng hệ số quay vòng vốn, để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổ chức liên kết nâng cao tiềm lực tài chính và khả năng cạnh tranh của công ty trong thời gian tới.

3.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ ẢNH HƢỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY.

Qua thời gian thực tập ở Công ty TNHH Hải Minh Hà Nội và từ kiến thức đã học ở trƣờng Đại học Thƣơng Mại kết hợp với việc tìm hiểu về lạm phát và ảnh hƣởng của nó. Tác giả xin đƣa ra một số ý kiến của mình về các biện pháp nhằm hạn chế ảnh hƣởng của lạm phát đến hoạt độnh kinh doanh của công ty.

3.2.1 Quản lý và sử dụng hiệu quả chi phí

Việc sử dụng hiệu quả chi phí giúp cho doanh nghiệp có thể tiết kiệm một lƣợng tài sản mà đáng nhẽ ra khi hoạt động không hiệu quả cần thêm. Khoản tiết kiêm này sẽ đƣợc dùng để đầu tƣ vào các công việc khác. Để làm quản lý và sử dụng hiệu quả chi phí của mình công ty cần:

- Tăng cƣờng công tác nghiên cứu và dự báo nhằm nắm bắt kịp thời sự biến động của giá cả do lạm phát hay các nguyên nhân khác, cũng nhƣ nắm bắt đƣợc nhu cầu của thị trƣờng.

- Khi nhập hàng thì công ty cần kiểm tra kĩ chất lƣợng hàng hóa, bảo quản hàng hóa và vận chuyển cẩn thận tránh làm hƣ hỏng và tiết kiệm chi phí vận chuyển.

- Đồng thời công ty cần có các biện pháp dự trữ nguồn hàng đáp ứng nhu cầu thị trƣờng.

3.2.2 Tăng cƣờng huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả

Khi lạm phát tăng cao, ngân hàng tăng lãi suất, việc vay vốn của doanh nghiệp nói chung và với công ty nói riêng gặp nhiều khó khăn. Để hạn chế ảnh hƣởng của

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Hải Minh Hà Nội (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)