6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.1.2 Phân tích môi trƣờng tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty
2.1.2.1 Thực trạng tình hình lạm phát ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2010 đến nay
Trong những năm gần đây, tình hình lạm phát ở Việt Nam có diễn biến rất phức tạp, tỷ lệ lạm phát của nƣớc ta đã có lúc đã lên đến hai con số. Ta có thể thấy rõ đƣợc sự biến động của tỷ lệ lạm phát ở nƣớc ta từ năm 2010-2014 qua biểu đồ sau:
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Hình 2.1: Tỷ lệ lạm phát qua các năm từ 2010-2014
Nhìn từ biểu đồ trên ta có thể thấy tổng quan hơn diễn biến phúc tạp của tình hình hình lạm phát nƣớc ta thời gian gần đây. Năm 2010, do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu tạo ra sức ép giảm giá đồng tiền và sau một loại các chính sách tài khóa mở rộng và nới lỏng tiền tệ đƣợc thực hiện trong những năm 2009 cùng với giá năng lƣợng, hàng hóa cơ bản và thực phẩm tăng làm cho lạm phát ở Việt Nam tăng so với năm 2009 đạt
2010, 9.19 2011, 18.13 2012, 6.81 2013, 6.6 2014, 4.09 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 tỷ lệ lạ m p h át (%) năm Tỷ lệ lạm phát qua các năm Tỷ lệ lạm phát(%)
mức 9,19%. Bƣớc sang năm 2011 thì lạm phát của Việt Nam tăng khá nhanh cho thấy sự biến động bất thƣờng của giá cả và những bất ổn trong nền kinh tế vĩ mô. Đến năm 2012 lạm phát đã đƣợc kiềm chế trong mục tiêu cho phép, tỷ lệ lạm phát năm 2012 là 6,81%. Ta có thể thấy rõ sang năm 2013 lạm phát đã bắt đầu ổn định hơn so với nhiều năm trở lại đây, trong năm 2013 thì tỷ lệ lạm phát giữa các tháng cũng có sự biến động nhƣng chủ yếu do tác động trong việc điều chỉnh giá hàng hóa cơ bản và dịch vụ công và một phần do yếu tố mùa vụ, mà không chịu nhiều tác động của những yếu tố cơ bản nhƣ chính sách tiền tệ hay chính sách tài khóa của Nhà nƣớc. Bƣớc sang năm 2014 thì chỉ số lạm phát của Việt Nam giảm đến mức thấp nhất trong 5 năm qua mặc dù có thời điểm giá thực phẩm và một số mặt hàng cơ bản tăng. Dự báo đến năm 2015, tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam cũng sẽ tiếp tục đƣợc giữ ở mức ổn định. Tác động của các yếu tố cầu, cung lên lạm phát là không đáng kể nguyên nhân gây ra lạm phát của Việt Nam chủ yếu là do yếu tố tiền, do mức tăng của tiền tệ quá cao so với mức tăng của hàng hóa dẫn đến lạm phát. Hay có thể nói do nguồn vốn không đƣợc sử dụng hiệu quả nên gây ra lạm phát.
2.1.2.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến hoạt động kinh doanh của công ty
a. Nhân tố môi trƣờng vĩ mô Tốc độ tăng trƣởng:
Tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) có tác động đến nhu cầu của gia đình, doanh nghiệp và Nhà nƣớc. Một quốc gia có GDP tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên về nhu cầu, về số lƣợng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, đồng thời tăng lên cả về chủng loại, chất lƣợng, thị hiếu… dẫn đến tăng lên quy mô thị trƣờng. Điều này nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải đáp ứng trong từng thời kỳ, tức là tác động đến tất cả các mặt hoạt động quản trị nhƣ hoạch định, lãnh đạo, tổ chức, kiểm soát và ra các quyết định không chỉ về chiến lƣợc và chính sách kinh doanh, mà cả về các hoạt động cụ thể nhƣ cần phải sản xuất hàng hóa, dịch vụ gì? Cho ai? Bao nhiêu và vào lúc nào?
Trong khi thói quen của ngƣời tiêu dùng không ngừng thay đổi theo thời gian. Mức sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng lên, giời trẻ thích nghi hơn với lối sống hiện đại thích sử dụng đồ ăn vặt và bánh kẹo rất đƣợc ƣu chuộng, nên các sản phẩm đồ ăn vặt và bánh kẹo rất đƣợc ƣa chuộng. Cùng với sự xuất hiện và phát triển của hệ thống siêu thị những năm gần đây đã hình thành thức mua hàng mới cho ngƣời tiêu dùng. Sản phẩm đƣợc bày bán nhiều và đa dạng, mặc dù có giá cao hơn nhƣng luôn đƣợc đánh giá là có chất lƣợng, nên đƣợc mua với số lƣợng nhiều mỗi lần.
Sự tăng lên của mức sống dân cƣ đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm nói chung và mặt hàng bánh kẹo nói riêng những lợi thế nhất định. Cầu trên thị trƣờng bây giờ không giới hạn ở việc đáp ứng các mặt hàng phục vụ
nhu cầu thiết yếu của ngƣời tiêu dùng mà còn nảy sinh các nhu cầu về các mặt hàng phục vụ những nhu cầu cao hơn.
Với lĩnh vực kinh doanh chủ đạo là phân phối sản phẩm bánh kẹo đƣợc sản xuất với công nghệ Hàn Quốc ORION, công ty TNHH Hải Minh Hà Nội cũng đã có những bƣớc đi đúng đắn để khai thác tốt hơn những nhu cầu này và cũng đã đạt đƣợc những thành công nhất định.
Lạm phát.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2010 tăng 9,19% so với năm 2009, đến năm 2011 chỉ số giá tiêu dùng bình quân tăng mạnh lên tới 18,13%. Sang năm 2012 thì chỉ số giá tiêu dùng bình quân tăng 6,81% so với năm 2011. Năm 2013 thì chỉ số giá tiêu dùng bình quân tăng 6,6% so với năm 2012 và đặc biệt đến năm 2014 thì chỉ số giả tiêu dùng bình quân có xu hƣớng giảm mạnh chỉ đạt 4,09%.
Yếu tố lạm phát cũng ảnh hƣởng rất lớn đến việc hoạch định chiến lƣợc và sách lƣợc kinh doanh. Nếu lạm phát gia tăng sẽ làm tăng giá cả yếu tố đầu vào kết quả dẫn tới sẽ là tăng giá thành và tăng giá bán. Nhƣng tăng giá bán lại khó cạnh tranh. Mặt khác, khi có yếu tố lạm phát tăng cao, thì thu nhập thực tế của ngƣời dân lại giảm đáng kể và điều này lại dẫn tới làm giảm sức mua và nhu cầu thực tế của ngƣời tiêu dùng. Nói cách khác khi có yếu tố lạm phát tăng cao thì thƣờng khó bán đƣợc hàng hóa dẫn tới thiếu hụt tài chính cho sản xuất kinh doanh, việc tổ chức thực hiện chiến lƣợc kinh doanh khó thực thi đƣợc. Vì vậy việc dự đoán chính xác yếu tố lạm phát là rất quan trọng trong điều kiện nƣớc ta hiện nay.
Tỷ giá hối đoái
Ngày 11/2/2011, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam công bố quyết định tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa USD và VND lên từ 18932 VND lên 20693VND ( tăng 9,3%) đồng thời thu hẹp biên độ dao động cho tỷ giá của các ngân hàng thƣơng mại từ +/- 3 xuống còn +/- 1.
Với đặc điểm công ty là nhà phân phối sản phẩm đƣợc sản xuất với công nghệ Hàn Quốc và nguyên liệu đƣợc nhập khẩu. Việc điều chỉnh tỷ giá làm cho chi phí mua hàng của công ty tăng lên và nó có ảnh hƣởng không nhỏ tới kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Lãi suất cho vay
Lãi suất có ảnh hƣởng trực tiếp đến sự thay về sản lƣợng cũng nhƣ lợi nhuận của doanh nghiệp. Lãi suất tăng làm cho sản lƣợng và lợi nhuận của công ty giảm dẫn đến khả năng cạnh tranh giảm. Và yếu tố lãi suất cho vay của ngân hàng cũng có ảnh hƣởng đáng kể đến các hoạt động quản trị ở mỗi doanh nghiệp. Trên thực tế các doanh nghiệp thƣờng đi vay thêm vốn ở ngân hàng để mở rộng sản xuất hoặc sử dụng trong
việc mua bán, do đó lãi suất cho vay cao hay thấp sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến các yếu tố đầu vào, đầu ra ở mỗi doanh nghiệp. Điều này cũng có nghĩa là ảnh hƣởng của lãi suất cho vay đến giá thành, giá bán và tác động đến sức mua thực tế về hàng hóa cùng dịch vụ của doanh nghiệp, có tác động rất lớn đến việc hoạch định và thực thi các chiến lƣợc và chính sách quản trị kinh doanh. Chính vì vậy mà khi vạch ra một chiến lƣợc quản trị kinh doanh, đặc biệt là chiến lƣợc quản trị tài chính, doanh nghiệp thƣờng lƣu ý đến yếu tố này.
Trong giai đoạn từ năm 2010-2014 thì lãi suất biến động có nhiều ảnh hƣởng trực tiếp tới nguồn vốn và khả năng huy động vốn của công ty từ đó ảnh hƣởng đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty trong các năm.
b. Nhân tố thuộc môi trƣờng vi mô Nhà cung cấp sản phẩm đầu vào
Do sản phẩm kinh doanh của công ty là sản phẩm đƣợc sản xuất với công nghệ Hàn Quốc và có một phần nguyên liệu đƣợc nhập khẩu từ nƣớc ngoài vì vậy nó ảnh hƣởng tới chi phí mua hàng của doanh nghiệp.Trong thời kì lạm phát thì giá nguyên liệu đầu vào cũng nhƣ giá xăng dầu tăng cao làm cho giá thành sản phẩm tăng tác động đến doanh thu và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Khách hàng
Có ba yếu tố then chốt quyết định đến việc làm thỏa mãn khách hàng đó là: - Các yếu tố liên quan đến sản phẩm (đúng hàng, đúng giá)
- Yếu tố thuận tiện(đúng nơi đúng lúc) - Và yếu tố con ngƣời (đúng cách)
Trong thời kì lạm phát thì ngƣời tiêu dùng rất nhạy cảm với việc tăng giá. Chỉ có những mặt hàng thiết yêu nhƣ điện nƣớc, gạo xăng dầu, dƣợc phẩm là ngƣời tiêu dùng còn chấp nhận. Những mặt hàng còn lại thì có thể họ sẽ không mua nếu tăng giá. Mặt hàng bánh kẹo và đồ ăn vặt lại thuộc loại mặt hàng không phải là hàng tiêu dùng thiết yếu nên nếu không có giá thích hợp sẽ không giữ chân đƣợc khách hàng. Nên trong thời kỳ hiện nay công ty cần phải đƣa ra những chính sách về giá cả và dịch vụ trong bán hàng và chăm sóc khách hàng để có thể làm hài lòng khách hàng và tăng lƣợng khách hàng.
Chính sách quản lý nhân sự trong doanh nghiệp
Với tình hình lạm phát và khủng hoảng của nề kinh tế trong hai, ba năm trở lại đây, để đảm bảo mức lƣơng hợp lý cho đội ngũ nhân viên của mình, công ty cũng đã có những thay đổi trong chính sách đại ngộ, cải cách lại hệ thống,… thay đổi lực lƣợng nhân sự ở mức phù hợp nhất để vừa tiết kiệm chi phí lại đảm bảo thu nhập cho lao động. Cụ thể, công ty vẫn đảm bảo mức lƣơng ổn định cho nhân viên, trả lƣơng
đều đặn, không nợ lƣơng. Ngoài ra các chính sách hỗ trợ, thăm hỏi ngƣời ôm đau bệnh tật cũng đƣợc công ty chú trọng. Bên cạnh đó công ty cũng đặt các mức thƣởng lƣơng cao hơn để vừa phù hợp với sự biến động của nên kinh tế, vừa kích thích đƣợc ngƣời lao động làm việc tích cực hơn.