Tầm quan trọng của việc đánh giá hiệu quả truyền thông sau sự kiện

Một phần của tài liệu Truyền thông về các sự kiện âm nhạc (Trường hợp 5 sự kiện âm nhạc thuộc chuỗi chương trình Tâm điểm âm nhạc từ tháng 1-2012 đến tháng 1-2013 (Trang 123)

5. Kết cấu luận văn

3.2.3 Tầm quan trọng của việc đánh giá hiệu quả truyền thông sau sự kiện

Hoạt động truyền thông chƣa kết thúc khi sự kiện kết thúc, nhiệm vụ của nhà tổ chức sự kiện là đánh giá đƣợc hiệu quả truyền thông của sự kiện đó. Phƣơng thức đánh giá hiệu quả truyền thông ở mỗi sự kiện rất đa dạng, với các sự kiện âm nhạc việc đo lƣờng đƣợc xác định thông qua: số lượng vé bán ra, số lượng khán giả tham gia sự kiện, số bài báo được đăng tải sau khi sự kiện kết thúc, những đánh giá từ báo giới và khán giả…Việc đánh giá hiệu quả truyền thông giúp nhà tổ chức rút ra những bài học kinh nghiệm về tổ chức, truyền thông đồng thời thấu hiểu khán giả của mình hơn.

Tuy nhiên, hầu hết các nhà tổ chức sự kiện âm nhạc ở Việt Nam đều coi nhẹ việc đánh giá hiệu quả truyền thông sau sự kiện. Có chăng việc đánh giá ấy chỉ dừng lại ở tổng hợp số bài báo đƣợc đăng tải trên các loại hình báo chí, thống kê số lƣợng vé bán ra và những số liệu thông tin đƣợc lƣu trữ lại rất ít. Để khắc phục hạn chế này, nhà tổ chức nên có một kế hoạch chi tiết, rõ ràng và công cụ đo lƣờng hiệu quả truyền thông của sự kiện theo từng giai đoạn. Đồng thời, việc đánh giá ấy phải đƣợc thực hiện trên toàn bộ các hình thức truyền thông cho sự kiện, có nhƣ vậy mới mang lại kết quả chính xác và những kinh nghiệm thiết thực nhất.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở những số liệu khảo sát đƣợc ở chƣơng 2, ngƣời viết tổng hợp và so sánh các kết quả khảo sát báo mạng/trang tin điện tử, trang facebook và hiệu quả truyền thông với 5 sự kiện âm nhạc trong chuỗi chƣơng trình Tâm điểm âm nhạc. Từ đó, tác giả chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong quy trình tổ chức hoạt động truyền thông của các sự kiện âm nhạc. Đó là khó khăn về kinh phí, về cái khó của một chƣơng trình dài hơi, câu chuyện khán giả nghèo và chƣơng trình ca nhạc cao

cấp…Bên cạnh đó, ngƣời viết cũng khái quát những bài học kinh nghiệm là giải pháp cụ thể trong công tác tổ chức hoạt động truyền thông của các sự kiện âm nhạc ở Việt Nam hiện nay. Chẳng hạn nhƣ: hoạt động truyền thông trong sự kiện âm nhạc bao giờ cũng trải qua hai giai đoạn chính là trƣớc và sau sự kiện, ở mỗi giai đoạn chúng ta nên lựa chọn những hình thức truyền thông nào cho phù hợp?; vai trò của hình thức truyền thông “truyền miệng” và việc tận dụng có hiệu quả kênh truyền thông này; tầm quan trọng của việc đánh giá hiệu quả truyền thông sau khi mỗi sự kiện kết thúc. Hi vọng rằng, những bài học kinh nghiệm này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động truyền thông của các sự kiện âm nhạc trong thực tiễn.

KẾT LUẬN

Hiện nay, thị trƣờng âm nhạc Việt ngày càng nở rộ với hàng loạt các chƣơng trình, sự kiện lớn. Thực hiện nghiên cứu đề tài “Truyền thông về các sự kiện âm nhạc” dựa trên việc khảo sát “Trƣờng hợp 5 sự kiện thuộc chuỗi chƣơng trinh “Tâm điểm âm nhạc” từ tháng 01/2012 đến tháng 01/2013”, ngƣời viết thu đƣợc những kết quả nhất định và giải quyết đƣợc những vấn đề nhƣ sau:

Chƣơng 1 ngƣời viết nghiên cứu những lý thuyết cơ bản về truyền thông,

cách thức tổ chức hoạt động truyền thông và vai trò của nó trong tổ chức sự kiện. Những lý thuyết này là cơ sở lý luận – thực tiễn cho việc khảo sát, phân tích và đánh giá về hoạt động truyền thông – hiệu quả truyền thông của 5 sự kiện thuộc chuỗi chƣơng trình Tâm điểm âm nhạc nói riêng và các sự kiện âm nhạc nói chung. Đồng thời, giới thiệu những thông tin chung, gợi mở về đối tƣợng khảo sát – chuỗi chƣơng trình âm nhạc “Tâm điểm âm nhạc”. Trong đó, khái quát lên bốn vấn đề cơ bản nhƣ sau:

Thứ nhất, quá trình truyền thông là một chu trình khép kín diễn ra qua nhiều bƣớc và bao gồm các yếu tố nhƣ: nguồn, mã hóa, thông điệp, giải mã, tiếp nhận và phản hồi. Trong môi trƣờng tổ chức sự kiện, quá trình truyền thông dù có những biến đổi nhƣng luôn đảm bảo quá trình truyền thông với các yếu tố cơ bản đó.

Thứ hai, quy trình tổ chức sự kiện bao giờ cũng trải qua ba giai đoạn (trƣớc, trong và sau sự kiện) với bảy bƣớc cơ bản: hình thành concept, thiết kế sự kiện, lập kế hoạch, triển khai thực hiện – giám sát, tiến hành tổ chức và đánh giá. Tùy vào từng loại hình sự kiện mà ngƣời làm sự kiện có những kế hoạch chi tiết trong từng bƣớc thực hiện.

Thứ ba, truyền thông là hoạt động quan trọng và không thể thiếu trong tổ chức sự kiện, đặc biệt với các sự kiện âm nhạc. Một sự kiện thành công là đƣợc nhiều ngƣời biết đến và đƣợc giới truyền thông đánh giá tốt, thực tế có nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chi đến 30% ngân sách cho việc truyền thông trong sự kiện. Tuy nhiên, nếu truyền thông không đúng cách thì sẽ gây lãng phí mà không mang lại hiệu quả. Quy trình hoạt động truyền thông trong tổ chức sự kiện trải qua hai giai

đoạn chính: trƣớc sự kiện và sau sự kiện. Mỗi giai đoạn tiến hành hoạt động cụ thể sử dụng các loại hình phƣơng tiện truyền thông là công cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động truyền thông cho sự kiện nhƣ: banner, phƣớn dọc, tờ rơi, poster…; các phƣơng tiện truyền thông đại chúng (truyền hình, phát thanh, báo chí); các phƣơng tiện công nghệ số (email marketing, SMS marketing…). Đặc biệt, công tác đánh giá hiệu quả truyền thông sau sự kiện cần đƣợc chú trọng và có những công cụ, sách lƣợc cụ thể.

Thứ tư, Khái quát chung về đối tƣợng khảo sát – chuỗi chƣơng trình Tâm điểm âm nhạc: một chương trình chuyên biệt với chuỗi các sự kiện âm nhạc khắc họa con đƣờng hoạt động nghệ thuật của những nghệ sỹ “tâm điểm” đã thành danh và có những cống hiến nhất định cho nền âm nhạc Việt. Một chƣơng trình nghệ thuật chất lƣợng, bài bản về phối khí, mạnh tay trong việc sử dụng hệ thống âm thanh, ánh sáng “xịn” nhất và đặc biệt không tạo chiêu trò, tuy nhiên giá vé khá cao. Tâm điểm âm nhạc đƣợc thực hiện bởi nghệ sỹ Hồng Kiên kết hợp với ban nhạc Anh Em cùng sự tổ chức của công ty TNHH Quảng cáo & Giải trí Mỹ Thanh.

Chƣơng 2 tác giả luận văn tiến hành khảo sát 5 sự kiện thuộc chuỗi chƣơng

trình Tâm điểm âm nhạc dựa trên những phƣơng pháp cơ bản sau: phỏng vấn chuyên viên truyền thông và thành viên tổ chức các sự kiện của Tâm điểm âm nhạc; khảo sát các báo mạng/ trang tin điện tử và Fanpage Facebook chính thức chương trình và điều tra xã hội học. Từ đó, tác giả thực hiện phân tích sâu những số liệu cụ thể và kết quả thu đƣợc gồm có:

Một là, kết quả phỏng vấn sâu chuyên viên truyền thông và nhạc sỹ Hồng Kiên, giám đốc nghệ thuật của Tâm điểm âm nhạc - thành viên ban tổ chức cho biết: lý do của việc tổ chức chƣơng trình Tâm điểm âm nhạc; quy trình tổ chức hoạt động truyền thông trong chuỗi chƣơng trình Tâm điểm âm nhạc; công tác đánh giá hiệu quả truyền thông sau sự kiện của chƣơng trình. Trong đó, hoạt động truyền thông của chuỗi chƣơng trình Tâm điểm âm nhạc trải qua hai giai đoạn chính là trƣớc và sau sự kiện với những hình thức truyền thông cơ bản nhƣ: băng rôn/pano, báo chí, mạng xã hội (facebook).

Hai là, kết quả khảo sát các báo mạng/ trang tin điện tử và Fanpage Facebook chƣơng trình đối với 5 sự kiện cho biết hoạt động truyền thông dƣới hai hình thức truyền thông nổi bật này trong mỗi sự kiện và làm nền tảng trong việc phân tích hiệu quả truyền thông qua hai hình thức truyền thông đó.

Ba là, kết quả điều tra xã hội học với đối tƣợng công chúng là 334 khán giả chƣơng trình tại Hà Nội cho biết hiệu quả truyền thông của 5 sự kiện đối với đối tƣợng này. Ngƣời viết thu đƣợc những số liệu cụ thể về: mức độ nhận viết và tham gia vào sự kiện, khả năng nhận thức và hiểu biết về nhà tổ chức, thực trạng tếp cận và mức độ tin tƣởng vào nguồn thông tin về sự kiện, mức độ hài lòng về các hình thức truyền thông tƣơng tác của chƣơng trình. Đó là cơ sở đánh giá về hiệu quả tác động của từng hình thức truyền thông trong hoạt động truyền thông cho sự kiện nói chung.

Ở chƣơng 3, dựa trên những cơ sở lý thuyết nền tảng và kết quả khảo sát với

đối tƣợng cụ thể, ngƣời viết: so sánh các kết quả khảo sát, chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động truyền thông của các sự kiện âm nhạc, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm về quá trình tổ chức hoạt động truyền thông cho các sự kiện âm nhạc. So sánh kết quả khảo sát cho thấy có những điểm chung và sự khác biệt về hiệu quả thực tế giữa các hình thức truyền thông trong một sự kiện và giữa các sự kiện âm nhạc khác nhau. Hoạt động truyền thông trong các chuỗi chƣơng trình âm nhạc nói chung còn gặp phải rất nhiều khó khăn, thách thức về nhiều mặt: ngƣời tham gia thực hiện ý tƣởng, kinh phí, bài toán kinh doanh lợi nhuận, câu chuyện khán giả nghèo và chƣơng trình nghệ thuật chất lƣợng…

Trong chƣơng này, tác giả khái quát những bài học kinh nghiệm về quy trình tổ chức hoạt động truyền thông trong sự kiện âm nhạc, những hình thức truyền thông hiệu quả cần đƣợc ƣu tiên trong mỗi giai đoạn tổ chức, tầm quan trọng và việc thực hiện đánh giá hiệu quả truyền thông sau sự kiện đối với loại hình sự kiện âm nhạc. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp cụ thể về quá trình hoạt động truyền thông cho loại hình sự kiện âm nhạc, chẳng hạn nhƣ: tăng cƣờng khả

năng tƣơng tác trên facebook chƣơng trình, mở rộng liên kết các fansite/fanclub, tận dụng phƣơng pháp truyền thông truyền miệng…

Ngoài những kết quả thu đƣợc, trong thời gian có hạn nghiên cứu đề tài ngƣời viết còn những khía cạnh chƣa đƣợc nghiên cứu thực sự sâu nhƣ: quá trình khảo sát dựa trên những hình thức truyền thông nổi bật, có tác động sâu rộng nhất với sự kiện chứ chưa đi sâu phân tích vào tất cả mọi hình thức truyền thông của sự kiện đó; điều tra xã hội học chỉ được thực hiện đối với một nhóm khán giả của chương trình. Bên cạnh đó, có vấn đề mà đề tài chƣa giải quyết đƣợc và còn phải tiếp tục nghiên cứu, đó là ngƣời viết mới chỉ nghiên cứu, phân tích và đánh giá về quy trình hoạt động truyền thông và hiệu quả của nó trong các sự kiện âm nhạc nói riêng chứ chưa bao quát được ở các sự kiện văn hóa – giải trí nói chung. Ngƣời viết rất mong nhận đƣợc nhiều sự góp ý và mong muốn sau này đề tài có khả năng đƣợc phát triển sâu rộng hơn nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Ngọc An (2012), Tổ chức chương trình âm nhạc: NSX “tự bơi”, Trang tin điện tử Yume, 29/10/2012

2. Lê Thanh Bình (2007), Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quan hệ công chúng PR và truyền thông đại chúng, Tập bài giảng, Hà Nội

3. Lê Thanh Bình (2008), Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

4. Jim Cockrum (2013), Marketing miễn phí, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội 5. Nguyễn Thị Ngọc Diệp (2004), Thông tin âm nhạc cho giới trẻ trên báo chí,

Khóa luận tốt nghiệp, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn Hà Nội

6. Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng (2012), Truyền thông lý thuyết và kỹ

năng cơ bản, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

7. Vũ Cao Đàm (2005). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội

8. Nguyễn Đỗ (2012), Người nghèo có được xem ca nhạc, Báo Văn hóa, 06/10/2012

9. Frank Jefkins (2008), Phá vỡ bí ẩn PR, Nxb Trẻ, Hà Nội

10. Đinh Thúy Hằng (2008), PR lý luận và ứng dụng, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội

11. Đỗ Thu Hằng (2010). PR- công cụ phát triển báo chí, Nhà xuất bản trẻ, Hà Nội

12. Trần Thị Hòa (2010), Tổ chức sự kiện từ góc nhìn kinh tế, văn hóa, xã hội, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, tr238.

13. Trịnh Thúy Hòa, (2004), Tăng cường hiệu quả quan hệ công chúng của Bộ Bưu chính viễn thông, Luận văn thạc sỹ, Khoa Báo chí, Trƣờng Đại học khoa học xã hội &Nhân văn (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội.

14. Phạm Thành Huyên (2010), Hoạt động tổ chức sự kiện văn hóa văn nghệ trên báo in Việt Nam đầu thế kỷ XXI, Luận văn thạc sỹ, Khoa Báo chí, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội. 15. Dave Kerpen (2013), Truyền thông xã hội, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội 16. Ngô Bá Lục (2013), In The Spotlight “Hàng hiệu” của nhạc Việt, Tạp chí

Heritage Fashion, 12/2012 – 1/2013

17. Mai Quỳnh Nam (1996), Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội, Tạp chí Xã hội học, (số 1), Tr.3-6

18. Nguyễn Thị Thanh Nga, (2002), Truyền thông quan hệ công chúng về bảo vệ chăm sóc trẻ em, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Báo chí, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội.

19. Vũ Hạnh Ngân (2012), Quy trình tổ chức và hiệu quả truyền thông của các sự kiện âm nhạc giải trí Hàn Quốc ở Việt Nam trong hai năm 2011 – 2012,

Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Báo chí & Tuyên truyền

20. Lƣu Văn Nghiêm (2009), Tổ chức sự kiện, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

21. Lƣu Văn Nghiêm (2009), PR quản trị quan hệ công chúng, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

22. Hải Phong (2007), Tổ chức sự kiện: Nghề cần kỹ năng “đa chiều”, Báo Lao Động

23. Trần Hữu Quang (2001). Chân dung công chúng truyền thông, Nxb TP.HCM, Thời báo kinh thế Sài Gòn, Trung tâm kinh tế Châu Á- TBD. 24. T.Q (2012), Người trong cuộc nói về show Việt, Báo Thể thao văn hóa,

09/12/2012

25. Andy Semovitz (2013), Marketing truyền miệng, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội

26. Bùi Hoài Sơn (2006), Dư luận xã hội, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội 27. Dƣơng Xuân Sơn – Đinh Văn Hƣờng – Trần Quang (2005), Cơ sở lý luận

28. Tạ Ngọc Tấn (2001). Truyền thông đại chúng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

29. Lê Minh Toàn (2012), Hỏi đáp về thông tin và truyền thông, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

30. Đinh Công Tiến (2008), Tiếp thị bằng quan hệ công chúng (PR), Nxb Thống kê, Hà Nội

31. Nguyễn Thắng Vu (2006), Nghề PR – Quan hệ công chúng, Nxb Kim Đồng, Hà Nội

Tài liệu tiếng Anh

32. Laurence Carter (2007), Event Planning, Author House

33. James Grunig and Todd Hunt (1984), Managing Public Relations, Holt, Rinehart & Winston

34. Michael Kunczik (1997), Images of Nations and International Public Relations, Lawreceer Lbaum Associates, Publicesher Mahwah, New Jersey 35. Máire Messenger Davies, Nick Mosdell (2006), Practical Research Methods

for Media and Cultural Studies, Edinburgh University Press

36. Vincent Price (1992), Public Opinion, Sage Publication, London

37. Albritton R.B (1985), Public relations efforts for the Third World: Images in the news, Journal of Communication

38. Dimitri Tassiopoulos (2005), Event management: a professional developmetal approach, Juta and Company

39. Joseph Turow (2010) , Media Today, 3RD Edition

40. Dennis L.Wilcox, Phillip H.Ault. And Warren K.Agee (1992), Public Relations: Strategies and Tactics, Harper Collins, New York

Một số website

41. Bảy quy trình tổ chức một sự kiện, theo bmg.edu.vn

http://www.bmg.edu.vn/vn/blog-bmg/bmg/7-quy-trinh-thuc-hien-1-su- kien/166/1

42. Minh Trí, 8 cách tăng hiệu quả truyền thông trong sự kiện, theo Eventchannel.vn

Ngoài ra, ngƣời nghiên cứu còn tiến hành tìm hiểu, khảo sát và tổng hợp thông tin từ hơn 300 bài báo đăng trên báo mạng và các trang tin tức tổng hợp viết về sự phát triển của các chuỗi chƣơng trình âm nhạc tại Việt Nam nói chung và các sự kiện

Một phần của tài liệu Truyền thông về các sự kiện âm nhạc (Trường hợp 5 sự kiện âm nhạc thuộc chuỗi chương trình Tâm điểm âm nhạc từ tháng 1-2012 đến tháng 1-2013 (Trang 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)