Mức độ hài lòng về các hình thức truyền thông tương tác của chương trình

Một phần của tài liệu Truyền thông về các sự kiện âm nhạc (Trường hợp 5 sự kiện âm nhạc thuộc chuỗi chương trình Tâm điểm âm nhạc từ tháng 1-2012 đến tháng 1-2013 (Trang 97)

5. Kết cấu luận văn

2.4.4 Mức độ hài lòng về các hình thức truyền thông tương tác của chương trình

trình

Đánh giá mức độ hài lòng của đối tƣợng khán giả Hà Nội về các hình thức truyền thông tƣơng tác giữa đơn vị tổ chức Tâm điểm âm nhạc với ngƣời hâm mộ tại Hà Nội, thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Kênh truyền thông Không hài

lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng

Báo chí 30 54 15 1

Website sự kiện 40 40 17 3

Facebook sự kiện 24 46 25 5

Event Online 9 59 31 1

Event Offline 64 10 23 3

Bảng 2.6: Mức độ hài lòng về các hình thức truyền thông tương tác giữa nhà tổ chức và người hâm mộ chương trình Tâm điểm âm nhạc (%)

Bảng 2.6 chỉ ra rằng ở hầu hết các kênh truyền thông, mức độ hài lòng của công chúng về sự tƣơng tác thông tin là không cao và có sự chênh lệch khá rõ giữa các kênh. Phần lớn khán giả xếp hạng các kênh này ở mức “Bình thường” (dao động trong khoảng 10 – 54% cho từng kênh). Tỷ lệ đánh giá là “Không hài lòng”

cao nhất đối với Website chƣơng trình (40%), tiếp đến là báo chí (30%), cho thấy mức độ thông tin một chiều lớn ở hai hình thức truyền thông này. Đáng chú ý là website của Tâm điểm âm nhạc chủ yếu cho đăng tải các bài báo viết về các sự kiện trong chƣơng trình.

Các kênh mà công chúng tỏ ra hài lòng nhất là các Event Online với 31% ý kiến “Hài lòng”, 1% “Rất hài lòng”. Trang Facebook của các sự kiện – kênh truyền thông thể hiện sự tƣơng tác rõ ràng nhất giữa nhà tổ chức với công chúng khi có đến 24% ý kiến “Không hài lòng”, 46% cảm thấy “Bình thường”, 25% “Hài lòng” và 5% “Rất hài lòng”. Điều này đặt ra nhiều vấn đề về việc cần thiết phải có sự đầu tƣ và thay đổi cách thức thông tin ở các kênh truyền thông này để sự tƣơng tác giữa nhà tổ chức và khán giả thƣờng xuyên và hiệu quả hơn.

Tiểu kết chƣơng 2

Nhƣ vậy, ở chƣơng 2, ngƣời viết đi sâu vào việc khảo sát, tổng hợp và phân tích những kết quả thu đƣợc với đối tƣợng nghiên cứu: trƣờng hợp chuỗi chƣơng trình Tâm điểm âm nhạc, cụ thể là năm sự kiện diễn ra từ tháng 01/2012 đến tháng 01/2013. Năm sự kiện bao gồm: liveshow Tuấn Ngọc “Riêng một góc trời”, liveshow Mỹ Linh “Và em sẽ hát”, đêm nhạc Trần Tiến “Nhƣ chờ từng giấc mơ”, liveshow Hồng Nhung “Có phải em mùa thu Hà Nội” và đêm nhạc Trịnh Công Sơn “Gọi tên bốn mùa”. Ngƣời viết thực hiện nghiên cứu các sự kiện thông qua việc: phỏng vấn sâu chuyên viên truyền thông/ thành viên ban tổ chức, khảo sát báo mạng/ trang tin điện tử, khảo sát trang Facebook chính thức chƣơng trình và khảo sát công chúng. Kết quả phỏng vấn sâu chuyên viên truyền viên, thành viên ban tổ chức thực sự cần thiết bởi sẽ cho biết một cách chính xác và cụ thể từ lý do, quy trình, chiến lƣợc và các phƣơng tiện truyền thông cho sự kiện cho đến việc đánh giá hiệu quả truyền thông của các sự kiện đó. Báo mạng/ trang tin hay Facbook chính thức chƣơng trình là những kênh truyền thông chủ đạo với các sự kiện âm nhạc, việc khảo sát và nghiên cứu trên các phƣơng tiện này giúp ngƣời viết đƣa ra đƣợc những đánh giá về cách thức thực hiện và hiệu quả truyền thông của các sự kiện đó. Báo chí nói gì về sự kiện? Khán giả nói gì về sự kiện? Tác giả luận văn lựa chọn báo mạng/ trang tin điện tử để khảo sát vì đây là phƣơng tiện báo chí chủ yếu thông tin về các sự kiện của Tâm điểm âm nhạc. Facebook chƣơng trình lại chính là kênh truyền thông tƣơng tác nổi bật nhất của nhà tổ chức và khán giả. Bên cạnh đó, việc khảo sát công chúng chính là thƣớc đo hiệu quả truyền thông thiết thực nhất với mỗi sự kiện. Đối với nghiên cứu này, ngƣời viết thực hiện khảo sát với đối tƣợng khán giả đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Thông qua những số liệu thu đƣợc ngƣời viết có thể đánh giá về mức độ nhận biết/ tham gia vào sự kiện, khả năng nhận thức/ hiểu biết về nhà tổ chức; đồng thời khái quát thực trạng tiếp cận, mức độ tin tƣởng và hài lòng về các hình thức truyền thông tƣơng tác của chƣơng trình. Tất cả những khảo sát trên đây sẽ là nền tảng để ngƣời viết có thể đánh giá về hoạt động tổ chức – truyền thông về các sự kiện âm nhạc giải trí ở Việt Nam (đặc biệt là đối với các chuỗi sự kiện âm nhạc). Từ đó đƣa ra những bài học kinh nghiệm về quy trình tổ chức hoạt động truyền thông trong tổ chức sự kiện ở phần sau.

Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ QUY TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ

Một phần của tài liệu Truyền thông về các sự kiện âm nhạc (Trường hợp 5 sự kiện âm nhạc thuộc chuỗi chương trình Tâm điểm âm nhạc từ tháng 1-2012 đến tháng 1-2013 (Trang 97)