Xây dựng ý thức văn hóa quảng cáo trong các chủ thể truyền thông

Một phần của tài liệu Phương thức quảng cáo trên trang quảng cáo của Báo Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh từ góc nhìn văn hóa Việt Nam (khảo sát năm 2010 (Trang 87)

7. Bố cục của luận văn

3.2.2. Xây dựng ý thức văn hóa quảng cáo trong các chủ thể truyền thông

truyền thông

Tạo dấu ấn văn hóa không phải là điều dễ dàng, nhưng ý thức về nó luôn cần thiết, đặc biệt đối với các chủ thể sáng tạo và truyền thông cho các thương hiệu, doanh nghiệp. Nội dung thông tin quảng cáo tác động tâm lý, thúc đẩy hành vi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ của công chúng theo một chu trình: Gây sự chú ý, tạo hứng thú, dẫn dụ ham muốn, thúc đẩy hành động. Thông tin quảng cáo không dành cho riêng ai mà dành cho mọi người trong mục tiêu hay điểm ngắm của nhà sản xuất, kinh doanh trong thị trường hàng hóa sôi động và cạnh tranh quyết liệt.

Quảng cáo là một phần quan trọng của quản trị doanh nghiệp, nhưng lại là một dịch vụ văn hoá thương mại mang tính cộng đồng cao. Những hạt sạn nổi cộm của không ít hình ảnh quảng cáo trên trang quảng cáo của báo Tuổi Trẻ Tp.HCM nói riêng, báo in nói chung có lẽ bắt nguồn từ việc quảng cáo thuần tuý, bắt chước, sao chép y nguyên của nước ngoài, chạy theo lợi nhuận trước mắt, xem nhẹ vai trò văn hoá trong hoạt động thương mại. Đã đến lúc Việt Nam cần xem xét nghiêm túc về vấn đề này, để có một chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu cho ngành công nghiệp quảng cáo, vừa có năng lực chuyên môn, vừa có độ nhạy cảm văn hoá cần thiết trong thế giới hội nhập. Bởi hàng hoá Việt Nam ngày càng vươn xa ra thị trường khu vực và thế giới, quảng cáo tiếp thị phải luôn đi trước một bước, đến rất nhiều vùng, miền, dân tộc khác nhau, nền văn hoá khác nhau. Nếu không hiểu được những nét văn hoá đặc trưng sơ đẳng,

cũng như tập quán thương mại của họ, nguy cơ quảng cáo trở thành rào cản đầu tiên cho hàng hoá xâm nhập thị trường.

Quảng cáo và văn hoá quảng cáo là hai mặt song hành của một vấn đề, bởi vậy những nhà tổ chức các chương trình quảng cáo trong các doanh nghiệp, chuyên gia sáng tạo, thiết kế các mẫu quảng cáo trong các đơn vị truyền thông không đơn thuần là nhà kinh doanh, nhà thiết kế, chuyên gia ngôn ngữ mà thực sự phải là những nhà văn hóa am hiểu về truyền thống, bản sắc dân tộc cũng như hiểu biết sâu rộng về các nền văn hóa khác, các xu hướng tiêu dùng hiện đại và đặc biệt là thấu hiểu về nhu cầu, tâm lý của khách hàng.

Một phần của tài liệu Phương thức quảng cáo trên trang quảng cáo của Báo Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh từ góc nhìn văn hóa Việt Nam (khảo sát năm 2010 (Trang 87)