So sánh với quảng cáo trên báo in của Nhật Bản

Một phần của tài liệu Phương thức quảng cáo trên trang quảng cáo của Báo Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh từ góc nhìn văn hóa Việt Nam (khảo sát năm 2010 (Trang 67)

7. Bố cục của luận văn

2.3.3. So sánh với quảng cáo trên báo in của Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia có ngành công nghiệp thiết kế phát triển hàng đầu châu Á và nghệ thuật quảng cáo vì thế cũng phát triển không kém.

Tờ The Yomiuri Shimbun là tờ báo tiếng Nhật uy tín hàng đầu của Nhật Bản. Trang quảng cáo của tờ báo này cũng không tách riêng ra khỏi nội dung của tờ báo mà nằm xen giữa các trang nội dung. Quảng cáo cũng chia ra hai dạng: Dạng thông tin thường được chia ô, với nội dung, hình ảnh đen trắng và thông tin ngắn gọn, đơn giản; Dạng mẫu quảng cáo có thiết kế hình ảnh đẹp, màu sắc, thường được sử dụng là loại tràn trang [Phụ lục 6, tr. G-1]. Các đặc tính của nghệ thuật quảng cáo như sáng tạo, thẩm mỹ với hình ảnh đẹp, màu sắc đẹp, bố cục thoáng và hợp lý được phát huy cao độ trong các mẫu quảng cáo của thương hiệu lớn, mang tầm cỡ quốc tế như: FujiFilm, Unilever, Toyota.... [Phụ lục 6, tr. G-21]. Mặc dù là tờ báo tiếng Nhật, nhưng ngôn ngữ được sử dụng trong mẫu quảng cáo cũng có cả tiếng Anh. Một số hình ảnh mang tính chất “thoải mái”, khá nhạy cảm vẫn được đưa vào quảng cáo trên tờ báo này cho thấy sự khác biệt về văn hóa quảng cáo so với báo Tuổi Trẻ Tp.HCM. Truyền thống, bản sắc và những quy định thành văn hoặc bất thành văn trong văn hóa quảng cáo của người Việt sẽ khó lòng chấp nhận

hình ảnh cô gái trẻ đang nhìn vào trong chiếc quần jeans của mình như trong mẫu quảng cáo của FujiFilm dù ý nghĩa của quảng cáo này bất kể là gì đi nữa [Phụ lục 6, tr. G-3].

Một tờ báo tiếng Anh nổi tiếng của Nhật Bản: The Japan Times cũng có trang quảng cáo xen giữa trang nội dung chính của báo [Phụ lục 7, tr. H-1]. Nhưng diện tích quảng cáo và số mẫu quảng cáo của tờ này không nhiều. Trong một số báo mà người viết sưu tập được chỉ có 5-6 mẫu quảng cáo nằm ở chân trang báo [Phụ lục 7, tr. H-2] và cũng chỉ có 1 mẫu in mầu ở trang cuối cùng. Điều đặc biệt là tờ báo tiếng Anh nhưng trong một số mẫu quảng cáo lại sử dụng tiếng Nhật để chuyển tải nội dung thông điệp [Phụ lục 7, tr. H-3].

Qua hai tờ báo của Nhật Bản, có thể thấy, việc cùng sử dụng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh trong quảng cáo trên báo cũng là một xu hướng phát triển của quảng cáo hiện đại. Vì ngày nay, tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ quốc tế phổ biến toàn cầu, được dạy trong các nhà trường phổ thông tại nhiều nước trên thế giới nên các thế hệ trẻ có thể dễ dàng hiểu và cảm nhận nội dung thông điệp của các mẫu quảng cáo có sử dụng cả hai ngôn ngữ. Do đó, việc các từ ngữ tiếng Anh xuất hiện trong các trang quảng cáo của báo Tuổi Trẻ cũng là sự bắt kịp xu hướng của quảng cáo ngày nay.

Một phần của tài liệu Phương thức quảng cáo trên trang quảng cáo của Báo Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh từ góc nhìn văn hóa Việt Nam (khảo sát năm 2010 (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)