Nâng cao chất lượng thẩm định

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với SMEs tại NHN0&PTNT Chi nhánh Sông Cầu (Trang 48)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI SMEs TẠI NHN0&PTNT CHI NHÁNH SÔNG CẦU

3.2.4 Nâng cao chất lượng thẩm định

Thẩm định dự án đầu tư là một quá trình kết hợp nhiều khâu từ thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích năng lực, tư cách, khả năng tài chính của DN, các nguồn thu, trả nợ của dự án... để từ đó đi đến quyết định cho vay hay không. Xây dựng một quy trình thẩm định hợp lý, khoa học kết hợp với việc giải quyết đồng bộ, thực hiện nghiêm túc tất cả các khâu trong quy trình đó sẽ đem lại một phán quyết tín dụng đúng đắn, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả kinh doanh cao cho Ngân hàng. Việc thực hiện nghiêm túc quy trình cho vay cần phải được quán triệt từ cán bộ tín dụng, lãnh đạo phòng thẩm định đến giám đốc quyết định cho vay.

Trong quy trình cho vay thì công tác thẩm định có ý nghĩa quan trọng hơn cả và có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng của khoản tín dụng. Do vậy, để đạt được hiệu quả cao khi cho vay cần làm tốt công tác thẩm định khách hàng, và phương án vay vốn cần hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro cho Ngân hàng.

- Thẩm định khách hàng

Khách hàng có năng lực pháp lý được đánh giá thông qua các tài liệu như: quyết định thành lập của cấp có thẩm quyền, có giấy phép kinh doanh, có tài sản riêng thuộc quyền quản lý hay sở hữu, quyết định bổ nhiệm người đại diện hợp pháp trước pháp luật...

Thẩm định về uy tín của khách hàng nhằm hạn chế những rủi ro do chủ quan của khách hàng gây nên như thiếu năng lực, trình độ kinh nghiệm thấp, khả năng thích ứng thị trường kém, đạo đức uy tín thấp...

Thẩm định về năng lực tài chính của khách hàng, xác định sức mạnh tài chính, khả năng độc lập tự chủ về tài chính trong kinh doanh, khả năng thanh toán, khả năng hoàn trả nợ vay vốn của chủ sở hữu tham gia vào phương án vay vốn.

Thẩm định năng lực kinh doanh của khách hàng: về kế hoạch kinh doanh, kế hoạch sản phẩm, phân phối, nguồn lực, khả năng phát triển thị trường, tổ chức quản lý sử dụng các nguồn lực thực hiện dự án, phương án vay vốn...

- Thẩm định phương án vay vốn của khách hàng

+ Tính đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ theo quy định.

+ Tính hợp pháp, hợp lý về mặt sử dụng vốn của khách hàng.

+ Sự hợp lý của doanh thu, các chỉ tiêu hàng tồn kho, vòng quay vốn lưu động. + Sự đảm bảo về khả năng thanh toán của khách hàng qua việc tính toán các chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện thời, khả năng thanh toán nhanh

+ Xác định tổng nhu cầu vốn, vốn tự có tham gia quá trình sản xuất kinh doanh và nhu cầu vay của khách hàng là bao nhiêu.

Với các dự án vay vốn trung và dài hạn, cán bộ Ngân hàng cần dựa trên hồ sơ xin vay để xem xét nhằm đảm bảo:

+ Tập hợp đủ hồ sơ và xem xét kỹ lưỡng, khẳng định cơ sở pháp lý của dự án đầu tư. Các hồ sơ cần thiết bao gồm: kết quả đấu thầu, giấy phép đầu tư, giấy phép xây dựng, bản thiết kế thi công tổng dự toán, ý kiến của các cấp lãnh đạo, hợp đồng lao động...

+ Phân tích hiệu quả dự án: Hiệu quả dự án phải được xem xét tổng quát trên cả hai góc độ: Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.

+ Phân tích tính khả thi của dự án: Xem xét toàn diện và đầy đủ về khả năng thực hiện, khả năng trả nợ, thị trường tiêu thụ, sản phẩm dịch vụ, các yếu tố đầu vào (nguyên vật liệu, nhân công...), công nghệ, cách thức quản lý của dự án.

- Tăng cường thông tin phục vụ cho công tác thẩm định

Thu thập, phân tích, xử lý kịp thời, chính xác các thông tin có liên quan đến khách hàng và thị trường luôn được coi là quan trọng hàng đầu trong công tác thẩm định tín dụng. Để công tác thông tin phòng ngừa rủi ro đạt hiệu quả, Chi nhánh Sông Cầu cần:

+ Tăng cường trang bị các phương tiện thông tin hiện đại cho tổ thông tin phòng ngừa rủi ro tại Chi nhánh để có điều kiện thu thập và cung cấp thông tin kịp thời.

+ Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thông tin phòng ngừa rủi ro nhằm trang bị phương pháp tìm kiếm, tra cứu, phân tích các thông tin từ thị trường để cung cấp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo trước khi quyết định cho vay.

+ Cần thiết phải có quy định cụ thể về trách nhiệm và nghĩa vụ gửi các báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh cho Ngân hàng đối với các Doanh nghiệp khách hàng theo đúng quy định, đảm bảo thời gian và tính chính xác. Coi đây là một điều kiện bắt buộc để được tiếp tục quan hệ tín dụng.

+ Nên có quy chế cụ thể về việc nhận, cung cấp thông tin cho trung tâm thông tin tín dụng (trung tâm thông tin tín dụng NHNN).

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với SMEs tại NHN0&PTNT Chi nhánh Sông Cầu (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w