Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán - và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Với hệ số nợ cao trong đó nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một phần nhỏ, còn lại chủ yếu là nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế trong xã hội. Khi nguồn vốn huy động có cơ cấu hợp lý, chi phí huy động vốn thấp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, do đó công tác huy động vốn là một khâu quan trọng đối với mỗi Ngân hàng. Trong những năm qua NHN0&PTNT Chi nhánh Sông Cầu đã chủ động tích cực khai thác các nguồn vốn bằng nhiều biện pháp, để thấy được tình hình và tốc độ tăng trưởng vốn huy động của Chi nhánh Sông Cầu giai đoạn (2008-2010) ta xét bảng số liệu:
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của NHN0&PTNT Chi nhánh Sông Cầu giai đoạn (2008-2010)
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % Số tiền %
I. Phân theo kỳ hạn
1. Tiền gửi không kỳ hạn 7.255 4,77 13.956 9,18 11.768 7,37 2. Tiền gửi có kỳ hạn 144.83 95,23 138.08 90,82 147.90 92,63 II. Phân theo đối tượng
1. Tiền gửi dân cư 145.28 95,52 143.75 94,55 153.99 96,45 2. Tiền gửi tổ chức kinh tế 6.813 4,48 8.286 5,45 5.668 3,55
Tổng số dư tiền gửi 152.090 100 152.036 100 159.668 100
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2008-2010 Chi nhánh Sông Cầu)
Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng vốn huy động qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2009/2008 (%) 2010/2009 (%) I. Phân theo kỳ hạn
1. Tiền gửi không kỳ hạn 92,2 (15,68)
2. Tiền gửi có kỳ hạn (4,7) 7.11
II. Phân theo đối tượng
1. Tiền gửi dân cư (1,05) 7.12
Tổng số dư tiền gửi (0,04) 5.02
Qua bảng 2.1 và 2.2 cho thấy tình hình huy động vốn cũng như tốc độ tăng trưởng của Chi nhánh Sông Cầu giai đoạn (2008-2010), cụ thể:
Năm 2008
Tổng nguồn vốn đạt 152.090 triệu đồng, trong đó tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn, 95,23% là tiền gửi có kỳ hạn còn lại 4,77% là tiền gửi thanh toán. Năm 2008 nhờ có những chính sách kiềm chế lạm phát của Chính phủ mà lạm phát đã có sự suy giảm nhưng vẫn ở mức cao, chứng khoán và các kênh đầu tư khác rất hấp dẫn nên số lượng khách hàng là tổ chức kinh tế gửi tiền tăng trưởng không lớn.
Năm 2009
Tổng vốn huy động của Ngân hàng đạt 152.036 triệu đồng giảm 0.054 triệu đồng so với năm 2008. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (2008- 2009), sự cạnh tranh về lãi suất huy động cũng như các chính sách khuyến mại chăm sóc khách hàng đã làm cho tiền gửi dân cư, tiền gửi có kỳ hạn của Chi nhánh giảm đi so với năm 2008. Trong cơ cấu huy động vốn của Ngân hàng theo kỳ hạn, chiếm lượng lớn là tiền gửi không kỳ hạn và tập trung vào khách hàng DN. Điều này có thể giải thích với hai nguyên nhân. Thứ nhất là năm 2009 tình hình trong và ngoài nước không ổn định và khủng hoảng kinh tế thé giới nổ ra, do đó các DN e dè trong đầu tư dẫn đến lượng tiền nhàn rỗi của các DN tăng lên. Nên trong bối cảnh khủng hoảng và có dấu hiệu suy thoái thì Ngân hàng là kênh đầu tư sinh lời an toàn nhất. Nguyên nhân thứ hai là rủi ro thanh khoản. Do đó để tăng tính thanh khoản buộc các Ngân hàng phải tìm cách để huy động vốn thông qua tiếp thị với những hình thức lãi suất hấp dẫn. Đây cũng là một khoản vốn rẻ, tuy nhiên tính ổn định của chúng không cao sẽ gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc sử dụng vốn.
Năm 2010
Nguồn vốn huy động tính đến 31/12/10 đạt 159.668 triệu đồng. Kết quả đạt được của Ngân hàng năm 2010 là rất đáng biểu dương, tổng nguồn huy động đã tăng 7.632 triệu đồng so với năm 2009 (từ 152.036 triệu đồng lên 159.668 triệu đồng), tốc độ tăng trưởng 5.02%. Sự tăng trưởng này cho thấy, phương pháp và cách thức thu hút vốn của Chi nhánh đang dần phù hợp và hiệu quả hơn. Trong đó có sự tăng lên đáng kể của nguồn vốn có kỳ hạn (từ 138.08 triệu đồng năm 2009 lên 147.90 triệu đồng
năm 2010), tốc độ tăng 7.11%, tạo cho Chi nhánh có một nguồn vốn ổn định. Tổng tiền gửi không kỳ hạn giảm cả về số lượng và tỷ trọng (từ 13.956 triệu đồng năm 2009 xuống 11.768 triệu đồng năm 2010), tỷ lệ giảm 15.68%. Chứng tỏ trong năm Chi nhánh đã chủ động hơn trong công tác huy động, chú trọng vào những nguồn vốn có tính chất ổn định, lâu dài, tính chủ động về vốn đã được nâng cao.
Những thành tích trên đã cho thấy sự cố gắng của Chi nhánh Sông Cầu trong công tác huy động vốn của mình, với một Chi nhánh nhỏ thì việc đạt được những kết quả như vậy thật không dễ dàng, cho thấy một hướng đi đúng đắn của Ngân hàng. Xét về tổng thể năm 2008-2009 tốc độ tăng trưởng giảm 0,04%, nhưng năm 2010 đã có sự tăng trưởng sau thời điểm kinh tế khó khăn và cạnh tranh gay gắt đó là cả một sự cố gắng rất lớn của Chi nhánh. Với những chính sách hiệu quả để thu hút tiền gửi như: chính sách chăm sóc khách hàng, chính sách lãi suất linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng, chính sách marketing khuyến mãi đối với từng đối tượng khách hàng, sản phẩm mới… góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.