Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với SMEs tại NHN0&PTNT Chi nhánh Sông Cầu (Trang 41)

- Nguyên nhân khách quan

Nền kinh tế nước ta trong những năm qua tiếp tục phải đương đầu với nhiều khó khăn, thử thách khiến cho môi trường kinh doanh và đầu tư bị ảnh hưởng không nhỏ, phần nào gây khó khăn cho hầu hết các DN và ngành Ngân hàng nói chung. Hàng hoá trong nước sản xuất phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập ngoại và hàng nhập lậu. Thêm vào đó, một số DN do thiếu năng lực quả lý, trình độ kỹ thuật, năng lực tài chính còn yếu kém... nên làm ăn thua lỗ, phải giải thể, phá sản

Môi trường và tính chất cạnh tranh trong kinh doanh Ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt hơn. Ngay trên địa bàn Thái nguyên đã có rất nhiều tổ chức Ngân hàng đang đồng thời hoạt động, nhiều Ngân hàng có khả năng tăng lãi suất huy động hay hạ lãi suất cho vay xuống mức thấp hơn để cạnh tranh.

Thông tin ít, sự phối hợp giữa Ngân hàng với kiểm toán chưa chặt chẽ. Vì vậy, nguồn thông tin chính Ngân hàng dựa vào các báo cáo DN cung cấp. Các báo cáo tài chính DN là một trong những căn cứ quan trọng để Ngân hàng thiết lập và đảm bảo chất lượng quan hệ tín dụng với DN. Khi DN không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, không xác thực các báo cáo tài chính và tình hình sử dụng vốn cho Ngân hàng

sẽ dẫn đến những đánh giá sai lệch về DN và những quyết định đầu tư sai lầm gây thiệt hại cho cả DN và Ngân hàng. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho vốn cho vay không được kiểm soát, theo dõi một cách căn bản và dẫn đến nợ xấu.

- Nguyên nhân chủ quan

+ Nguyên nhân chủ quan từ phía NHN0&PTNT Chi nhánh Sông Cầu

Việc khai thác, sử dụng nguồn thông tin chưa thực sự trở thành công cụ hữu hiệu trong phòng ngừa và hạn chế rủi ro để tạo điều kiện phát triển tín dụng. Nguồn thông tin vẫn dựa vào khách hàng là chủ yếu mà thông thường thì đây là nguồn thông tin thiếu chính xác. Hệ thống thu thập và xử lý thông tin của Chi nhánh nhìn chung còn thiếu thốn và tổ chức chưa chặt chẽ. Khi chất lượng thông tin chưa được đảm bảo thì cũng không thể đánh giá khoản tín dụng đó có chất lượng tốt, và thực tế công tác thẩm định của Chi nhánh còn thiếu chắc chắn, chưa xác định rõ được thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính nên hiệu quả và mức độ an toàn vốn thấp, khâu sàng lọc khách hàng chưa cao.

Mối quan hệ giữa Ngân hàng và khách hàng chưa rộng rãi do chưa có sự hiểu biết lẫn nhau nhiều, công tác marketing chưa phát huy được hết sức mạnh. Đội ngũ cán bộ tham gia công tác tín dụng của NHN0&PTNT Chi nhánh Sông Cầu được đào tạo với chất lượng tốt và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp bỏ qua khách hàng triển vọng hay dẫn tới lựa chọn các khách hàng mà khả năng trả nợ chưa cao, dẫn đến các khoản nợ xấu.

Muốn xác định được một DN có hiệu quả hay không, yêu cầu cán bộ tín dụng phải có vốn hiểu biết về lĩnh vực mà khách hàng của mình đang hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay việc phân công cán bộ tín dụng chỉ dựa trên cơ sở số khách hàng, mức dư nợ, phân theo địa bàn hoạt động hay quy mô khách hàng. Như vậy sẽ khó khăn trong việc thu thập xử lý thông tin tín dụng. Một cán bộ vừa phải cho vay kinh doanh vừa phải cho vay sản xuất công nghiệp thì việc có thể hiểu biết sâu sắc về mọi lĩnh vực kinh doanh là điều rất khó khăn.

+ Nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng SMEs

Hiện nay hầu hết tỷ trọng vốn chủ sở hữu của SMEs trên tổng vốn hoạt động của DN còn thấp, DN hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn vay Ngân hàng, nên hiệu quả kinh doanh thấp. Công nghệ sản xuất, kinh doanh SMEs lạc hậu, khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường còn hạn chế, các báo cáo tài chính không được kiểm toán là những trở ngại đối với công tác thẩm định và quyết định cho vay của Ngân hàng.

Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của SMEs chưa đầy dủ và chưa đồng bộ, vì vậy ảnh hưởng đến quy mô và chất lượng tín dụng đối với SMEs.

Các SMEs thiếu sự hiểu biết về các lĩnh vực đặc biệt là sự hiểu biết về pháp luật, thông lệ kinh doanh, luật kinh tế... các quan hệ hợp đồng kinh tế chưa được các DN tuân thủ nghiêm túc, nhiều giao dịch chưa có các căn cứ chứng minh, đây là nguyên nhân dẫn đến các tranh chấp, kiện tụng gây tốn kém và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất cũng như uy tín của DN. Điều đó làm ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng cũng như làm giảm khả năng tiếp cận vốn tín dụng Ngân hàng của các SMEs.

Năng lực tài chính của các SMEs còn hạn chế. Các SMEs có tình hình sản xuất kinh doanh thường không ổn định. Do cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt nên loại hình DN này dễ dàng thay đổi lĩnh vực ngành nghề kinh doanh trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, sự hạn chế về năng lực quản lý và năng lực kinh doanh là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sử dụng lãng phí và kém hiệu quả vốn vay, công tác quản lý tài chính còn bị xem nhẹ, vốn thất thoát làm hạn chế năng lực tài chính DN.

Các SMEs thiếu tài sản thế chấp khi vay vốn. Trên thực tế, phần lớn các SMEs đều là những DN mới thành lập, năng lực tài chính còn yếu, trong thời gian đầu ít có lãi, thậm chí là lỗ, điều này làm hạn chế đáng kể việc nâng cao chất lượng tín dụng khi Ngân hàng xem xét cho vay tín chấp.

Thông qua việc đánh giá thực trạng công tác tín dụng đối với SMEs tại Chi nhánh Sông Cầu ta thấy được những mặt đã đạt được, đồng thời cũng tìm ra được những vấn đề còn tồn tại, nhận định một số nguyên nhân gây nên những tồn tại đó. Ý nghĩa của hoạt động này là góp phần giúp cho Chi nhánh Sông Cầu nắm bắt được những tồn tại trên từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục hữu hiệu, tạo điều kiện cho các SMEs tiếp cận với vốn tín dụng Ngân hàng được thuận lợi hơn, đảm bảo chất lượng tốt cho hoạt động tín dụng Ngân hàng.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với SMEs tại NHN0&PTNT Chi nhánh Sông Cầu (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w