Phân cấp nhiệm vụ chi NSNN:

Một phần của tài liệu Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước trên địa bàn TP. Hà Nội thực trạng và giải pháp (Trang 72)

Đối với nhiệm vụ chi, ta cần rà soát lại lại toàn bộ các quy định của phân cấp quản lý kinh tế - xã hội hiện hành để xác định rõ các nhiệm vụ chi của từng cấp ngân sách:

chất kỹ thuật, năng lực sản xuất phục vụ, tăng tích luỹ tài sản của nền kinh tế. Cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất phục vụ được tạo ra thông qua các khoản chi đầu tư phát triển của NSNN, là nền tảng vật chất đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển xã hội, làm tăng tổng sản phẩm quốc nội, thể hiện được đúng ý nghĩa của nó: Chi đầu tư phát triển là chi cho tích luỹ.

Chính lẽ đó, để phát triển kinh tế- xã hội một cách bền vững, ta phải chú trọng tới việc quản lý các khoản chi cho đầu tư phát triển. Trong đó chú trọng hơn cả là công tác phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư phát triển cho ngân sách các cấp ở địa phương cần được được thực hiện một cách đồng bộ từ việc xây dựng định mức phân bổ vốn đến việc phân cấp thẩm quyền quyết định đầu tư, phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình ,đồng thời phải rõ ràng và ổn định ở mức pháp lý cao.

Việc quản lý chi xây dựng cơ bản ở các cấp ngân sách cần thực hiện đầy đủ các nguyên tắc trong quản lý và cấp phát thanh toán vốn đầu tư XDCB của NSNN như sau:

+ Đúng đối tượng, đúng mục đích.

+ Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Thực hiện nghiêm chỉnh trình tự thủ tục đầu tư và xây dựng, có đủ các tài liệu thiết kế và dự toán được duyệt.

+ Theo mức độ khối lượng thực tế hoàn thành kế hoạch và chỉ trong phạm vi dự toán được duyệt.

cho các cấp ngân sách ở địa phương là tạo cho chính quyền cấp dưới chủ động sáng tạo trong việc thực hiện được chức năng nhiệm vụ của mình song song với những mục tiêu phát triển KT-XH đã định. Để tạo điều kiện cho chính quyền cấp dưới chủ động trong việc quản lý sử dụng vốn đầu tư phát triển, Uỷ ban nhân dân thành phố đã phân cấp thẩm quyền cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện được quyết định đầu tư các dự án công trình thuộc ngân sách cấp mình có mức vốn đầu tư thuộc nhóm C và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định đầu tư các dự án công trình có mức vốn đầu tư không lớn hơn 500 triệu đồng

* Chi thường xuyên:

- Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo:

Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân Thành phố. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở gồm: Các trường Đại học, các trường Cao đẳng, trường trung cấp, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó có cấp học trung học phổ thông); trường phổ thông dân tộc nội trú; trung tâm giáo dục thường xuyên; trường, lớp dành cho người khuyết tật; trường, cơ sở thực hành sư phạm và các tổ chức có tên gọi khác nhau (nếu có).

Phòng giáo dục và đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện. Tổ chức sự nghiệp giáo dục ở cấp huyện gồm: trường trung học cơ sở, trường tiểu học, trường phổ thông dân tộc bán trú (nếu có), trường mầm non.

Để đảm bảo việc phân cấp nhiệm vụ chi phù hợp với phân cấp quản lý hành chính và kinh tế - xã hội. Nên phân cấp nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách theo hướng: nhiệm vụ chi ngân sách cấp Thành phố đảm bảo kinh

vụ cho ngân sách cấp huyện đảm bảo hoạt động của phòng giáo dục đào tạo và các đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ chi của ngân sách xã đảm bảo kinh phí hỗ trợ các hoạt động giáo dục phổ thông trên địa bàn, hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng.

- Chi sự nghiệp y tế: Để tăng cường công tác quản lý Nhà nước và đảm bảo hoạt động chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh cho nhân dân ngày một được cải thiện tốt hơn, Chi cho sự nghiệp y tế cần được nghiên cứu sắp xếp lại cho phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội cho từng cấp chính quyền ở địa phương.

Phòng y tế thuộc UBND cấp huyện; Trạm y tế xã, phường, thị trấn là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Trung tâm Y tế huyện; Trung tâm y tế huyện, bệnh viện đa khoa huyện là đơn vị trực thuộc Sở Y tế. Theo đó nhiệm vụ chi của ngân sách cấp Thành phố đảm bảo hoạt động của các bệnh viện thuộc Thành phố quản lý, sự nghiệp y tế thuộc Thành phố, các phòng khám đa khoa khu vực; NS cấp huyện đảm bảo nhiệm vụ chi của các trung tâm y tế, bệnh viện thuộc cụm dân cư, khu vực, sự nghiệp y tế thuộc huyện và chi cho các trạm y tế xã.

Bên cạnh đó ngoài việc thực hiện các chính sách như trợ giúp các đối tượng xã hội, cần phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách cấp quận, huyện để thực hiện các chính sách về an sinh xã hội khác theo chỉ đạo của trung ương đồng thời tạo cho ngân sách cấp dưới có nguồn lực vật chất để chủ động triển khai thực hiện.

- Chi sự nghiệp kinh tế: Cần thực hiện theo định hướng khi đã phân cấp thì cần phân cấp “trọn gói”. đơn vị thuộc cấp nào quản lý thì ngân sách cấp đó đài thọ cho toàn bộ. Khắc phục tình trạng một đơn vị, một nhiệm vụ mà

cấp chính quyền ở địa phương cần phải được quy định trong các luật và phải được chi tiết hoá bằng hệ thống văn bản pháp quy chặt chẽ và thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi xã hội hoá.

Ngoài việc phân định nhiệm vụ cụ thể cho từng cấp ngân sách, cần phải tăng cường vai trò của các cấp chính quyền ở địa phương trong việc bố trí các nguồn lực để triển khai các chương trình dự án cung cấp các dịch vụ công. Tạo quyền chủ động cho cấp xã, cấp huyện trong việc huy động sự tham gia cuả các cộng đồng, để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Bảo vệ môi trường là một trong những nội dung của chi sự nghiệp kinh tế. Nhiệm vụ bảo vệ môi trường hiện nay là yêu cầu cấp bách, đòi hỏi phải được các cấp, các ngành, các đơn vị quan tâm chỉ đạo thực hiện. Do sức ảnh hưởng của môi trường khá rộng nên bảo vệ môi trường không chỉ là nhiệm vụ của chính quyền cấp Thành phố mà còn là nhiệm vụ của cấp quận, huyện , xã phường. Ngân sách Thành phố có trách nhiệm thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản, khảo sát, báo cáo, cảnh báo lập dự án, các hoạt động khác có liên quan đến bảo vệ môi trường liên quan đến nhiều huyện, có quy mô lớn, phức tạp đòi hỏi có trình độ nghiệp vụ và thiết bị, phương tiện kỹ thuật cao. Ngân sách cấp quận, huyện đối với các quận thuộc nhóm 1 thì công tác thu gom, vận chuyển, xử lý môi trường do Thành phố đảm nhiệm; các huyện, thị xã nhóm 2 có nhiệm vụ hướng dẫn kỹ thuật, đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị, nghiên cứu, thử nghiệm, khảo sát các vấn đề liên quan đến môi trường và thu gom xử lý rác thải tập trung, các hoạt động về môi trường liên quan đến nhiều xã...

Một phần của tài liệu Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước trên địa bàn TP. Hà Nội thực trạng và giải pháp (Trang 72)