- Về cơ chế phân cấp, nguồn thu được phân chia theo hướng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội. Việc chuyển đổi từ phân chia nguồn thu cho mỗi cấp ngân sách thành phân chia nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương cho phép nâng cao vai trò của hội đồng nhân dân thành phố trong việc quyết định ngân sách của chính cấp mình. HĐND cấp tỉnh được quyết định phân chia nguồn thu, nhiệm vụ chia cho từng cấp chính quyền địa phương đối với phần ngân sách địa phương được hưởng từ các các khoản thu phân chia giữa NSTW và NSĐP và các khoản thu có phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương.
- Bên cạnh đó còn có những thay đổi ở một số khía cạnh khác.
+ Các khoản thu phân chia giữa ngân sách giữa NSTW và NSĐP bổ sung thêm khoản thu thuế tiêu thụ đặc biệt từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước và phí xăng dầu từ khoản thu cho nstư hưởng 100% thành khoản thu phân chia giữa NSTW và NSĐP. Thay đổi này tạo ra sự thông thoáng hơn cho quá trình huy động tăng thu của NSĐP trên địa bàn thành phố.
+ Thành phố Hà nội đã làm tốt công tác phân cấp nguồn thu theo đúng hướng có lợi cho các cấp chính quyền cơ sở, rút dần vai trò “bao bọc” của ngân sách thành phố, nâng đỡ dần sự chủ động điều hành ngân sách cho các
thu phân chia, xác định nhiệm vụ thu cho các cấp… Do đó chính quyền các cấp cơ sở linh động sáng tạo hơn trong việc khai thác bồi dưỡng và phát triển nguồn thu. Trên địa bàn thành phố nổi lên rất nhiều đơn vị điển hình tiên tiến đi đầu trong công tác đóng góp nguồn thu vào nsnn như: quận Hai Bà Trưng, quận Ba đình, quận Hoàn Kiếm…Trong giai đoạn 2007 - 2010 đã có 6/14 quận, huyện có nguồn thu được hưởng sau điều tiết tự đảm bảo cân đối chi. Hơn nữa năm 2008 có 13/29 quận, huyện có số thu sau điều tiết đảm bảo trên 50% chi ngân sách và có 64/577 xã, phường, thị trấn tự đảm bảo cân đối ngân sách.
Công tác xã hội hoá huy động các nguồn lực đầu tư vào các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá thông tin, thể dục thể thao... được đẩy mạnh. Khu vực ngoài công lập trên địa bàn Thành phố phát triển cả về số lượng và chất lượng với nhiều loại hình và phương thức hoạt động mới. Thành phố thực hiện đấu thầu việc cung cấp dịch vụ như thực hiện đấu thầu gói cung cấp và lắp đặt máy phát điện dự phòng thuộc dự án ĐTXD Khu nhà ở để bán tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Từng bước giảm trợ giá từ ngân sách và nâng cao khối lượng, chất lượng phục vụ nhân dân.
2.3.1.2 Phân cấp nhiệm vụ chi:
-Chi đầu tư phát triển vẫn chiếm một tỉ trọng cao:
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách được phân bổ tập trung cho thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Trong đó triển khai 114 dự án lớn gồm: 62 dự án chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, 7 dự án nhóm A có sử dụng vốn ngân sách thành phố và 35 dự án đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) Các công trình thuộc 3 cụm trọng điểm:
trình dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp.
Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Đến nay đã hoàn thành, đưa vào sử dụng công trình Thư viện Hà Nội; 7 công trình đã cơ bản hoàn thành, gồm Trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội, đường Kim Liên – Ô Chợ Dừa, nút Kim Liên (vành đai I), đường Lạc Long Quân, xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây, cầu Đen, xây dựng tuyến đường trục phía Bắc quận Hà Đông.
Việc quan tâm chỉ đạo đôn đốc đã đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ bản, nhất là các dự án lớn, công trình trọng điểm khiến phân bổ vốn đầu tư khắc phục dần tình trạng dàn trải, bố trí có trọng điểm, tập trung phân bổ cho các lĩnh vực: đô thị (chiếm 71%), văn hoá xã hội (chiếm 17%), nông nghiệp và phát triển nông thôn (chiếm 8,2%)....Trong những năm qua, Thành phố cơ bản không để phát sinh nợ mới về xây dựng cơ bản theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
-Chi thường xuyên đảm bảo kinh phí cho các cấp, các ngành thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, đảm bảo phát triển các sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá thông tin, thể dục thể thao, đảm bảo xã hội; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại của Thành phố và kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh.
Các chế độ, chính sách mới được các cấp, các ngành triển khai kịp thời và đảm bảo kinh phí thực hiện: Tiết kiệm chi tiêu thường xuyên và các nguồn kinh phí của đơn vị, dành kinh phí quan tâm, hỗ trợ đời sống cán bộ giáo viên, nhân viên. Các lớp ở cấp tiểu học và trung học cơ sở được cung cấp mới và bổ sung thiết bị dạy học bằng kinh phí chi thường xuyên của các cơ sở giáo dục. UBND TP đã chỉ đạo các cấp, các ngành hạn chế tối đa các
nước); Tiết kiệm tối đa trong việc sử dụng điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm.
Trong nội dung tiết kiệm chi ngân sách 10%, ngân sách TP đã tiết kiệm được 44,899 tỷ đồng, trong khi ngân sách quận, huyện tiết kiệm được 35 tỷ đồng. UBND TP khẳng định sẽ tiếp tục chỉ đạo các ngành rà soát dự toán và các nhiệm vụ chi ngân sách để giao chỉ tiêu tiết kiệm cho các sở, ngành và quận, huyện.