Quan điểm hoàn thiện phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Một phần của tài liệu Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước trên địa bàn TP. Hà Nội thực trạng và giải pháp (Trang 64)

địa bàn thành phố Hà Nội.

Quán triệt quan điểm, mục tiêu đổi mới phân cấp quản lý NSNN tại thành phố Hà Nội trong thời gian tới, phân cấp quản lý NSNN phải tuân theo các nguyên tắc:

Thứ nhất : Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN phải gắn với phân cấp quản lý hành chính về kinh tế - xã hội.

Đây là quan điểm có tính chất mở đầu, đặt nền móng cho việc hình thành cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN. Vì phân cấp quản lý ngân sách nói chung hay phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN nói riêng chính là hệ quả của việc phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, cho nên phải phù hợp và

ngân sách phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội; phải dựa trên cơ sở các chức năng và nhiệm vụ quản lý hành chính về kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền. Từ đó, hình thành các nguồn kinh phí đủ đảm bảo cho việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của các cấp chính quyền.

Thứ hai: Quán triệt quan điểm về quyền lực nhà nước là thống nhất khi

giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa hai mặt. Mặt thứ nhất đảm bảo tính năng động, chủ động sáng tạo của ngân sách cấp dưới và đồng thời bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách cấp trên.

Kinh tế thị trường không có sự chia cắt giữa kinh tế trung ương và kinh tế địa phương mà chỉ có một nền kinh tế thống nhất. Do vậy, hệ thống NSNN phải thống nhất đòi hỏi cơ chế phân cấp phải thông suốt, đồng bộ. . Phân cấp quá mức ngân sách sẽ dẫn đến phân tán, manh mún, làm yếu vai trò chỉ đạo của ngân sách cấp trên; ngược lại, tập trung quá mức sẽ dẫn đến tệ quan liêu, độc đoán của cấp trên và làm cho cấp dưới bị động, ỷ lại.

Tính thống nhất thể hiện khi ngân sách Thành phố phải tập trung các nguồn lực chiếm tỷ trọng lớn, giữ vai trò chủ đạo, vừa đảm bảo đáp ứng các nhiệm vụ chi trọng yếu, những chính sách xã hội lớn, thực thi các nhiệm vụ chung, vừa có điều kiện chi viện, chi phối, điều hòa sự mất cân đối trong phát triển giữa các quận, huyện với nhau

Đồng thời để phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của địa phương, đặc biệt là chính quyền cơ sở. Những công việc trực tiếp phục vụ nhu cầu chung của cộng đồng dân cư trên địa bàn cần được giao cho cấp cơ sở.. Để đảm bảo phân cấp có tính khả thi cần quán triệt tắc hiệu quả: Việc nào, cấp nào sát thực tế hơn, giải quyết nhanh hơn, phục vụ tốt hơn cho nhân dân thì giao cho cấp đó thực hiện; Phân cấp phải rõ việc rõ địa chỉ, rõ trách nhiệm,

nhiệm; thẩm quyền càng lớn thì trách nhiệm càng cao. Có như vậy, một mặt ngân sách các cấp địa phương vẫn mang tính phụ thuộc, nhưng mặt khác cần được phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo trong việc khai thác nguồn thu và phân bổ chi tiêu.

Thứ ba: Phân cấp phải đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của từng

địa phương và có tính khả thi trong quá trình thực hiện.Như đã nêu trên, để đảm bảo tính khả thi sự phân công, phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội là cơ sở của phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN.

Về chi: Những nhiệm vụ chi của từng cấp chính quyền địa phương cần được gắn với các nhiệm vụ quản lý kinh tế, xã hội với tư cách là điều kiện, cơ sở vật chất để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của cấp chính quyền đó.

Về thu : Đó là những khoản thu để các cấp chính quyền địa phương bảo đảm đáp ứng các nhu cầu chi đã được phân cấp. Việc hình thành nguồn thu ở địa phương có nhiều cách khác nhau. Thành phố Hà Nội lớn với bộ máy tổ chức cồng kềnh có thể phân định nguồn thu của địa phương thành 3 nguồn chính: Các khoản thu ổn định (hay còn gọi là thu 100%); các khoản thu phân chia và các khoản được nhận trợ cấp từ ngân sách cấp trên. Như vậy sẽ khuyến khích địa phương khai thác triệt để các nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó do sự khác nhau giữa các địa phương về trình độ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố còn rất lớn về nhiều mặt (thị trường, dân số, khả năng nguồn thu…). Vì thế, đòi hỏi việc phân cấp phải căn cứ vào tình hình thực tế của mỗi địa phương, không thể áp dụng một mô hình phân cấp chung cho tất cả các khu vực hành chính, vì điều kiện đó sẽ làm giảm hiệu lực và hiệu quả quản lý, làm giảm ý nghĩa của phân cấp.

Thành phố cũng là quan điểm cần phải được quán triệt trong quá trình thực hiện phân cấp. Toàn bộ các khoản thu, chi của ngân sách trong tài khóa đã giao cho các cấp chính quyền từ Thành phố đến quận huyện, xã phường phải phản ánh toàn bộ vào ngân sách nhà nước, không bỏ sót, không lẫn lộn giữa các tài khóa trước sau, không lập quỹ riêng, không chia cắt ngân sách thành những khoản rời rạc mà phải bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ một cách tập trung thống nhất.

Thứ tư : Kế thừa và phát huy những mặt tích cực của cơ chế phân cấp

nguồn thu nhiệm vụ chi NSNN trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2007 - 2010. Trong quá trình xây dựng cơ chế phân cấp ngân sách cho các giai đoạn sau của Thành phố Hà Nội cần tiếp thu, kế thừa những ưu điểm của cơ chế phân cấp giai đoạn (2007 - 2010); làm cơ sở vận dụng phù hợp với đặc điểm tình hình, điều kiện kinh tế - xã hội ở từng vùng, từng địa bàn hành chính, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội sau khi mở rộng địa giới.

Một phần của tài liệu Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước trên địa bàn TP. Hà Nội thực trạng và giải pháp (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w