Với những hiệu quả và hạn chế của việc phân cấp nguồn thu trên địa bàn ở Thành phố Hà Nội như đã phân tích ở chương II cho thấy cần phải hoàn thiện, điều chỉnh cơ chế phân cấp đáp ứng yêu cầu :
- Tập trung được các nguồn thu quan trọng về ngân sách cấp Thành phố để thực hiện việc điều hoà một cách có hiệu quả và công bằng giữa các khu vực, các quận, huyện, thị xã
- Tạo nguồn lực cho các cấp ngân sách ở địa phương một cách đầy đủ qua đó phản ánh thực chất khả năng cân đối thu, chi từng cấp ngân sách,
mình để chủ động phấn đấu, quan tâm đầy đủ đến các nguồn thu phát sinh trên địa bàn mình quản lý.
- Phát huy được tinh thần cộng đồng trách nhiệm giữa các cấp ngân sách trong việc nuôi dưỡng, phát triển và mở rộng nguồn thu. Để đạt được điều đó, nên phân giao cho ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã những khoản thu của các đối tượng có quy mô nhỏ nhưng phạm vi rộng, số lượng nhiều như: các doanh nghiệp thành lập theo Luật doanh nghiệp và hợp tác xã, các hộ kinh doanh cá thể, các hộ gia đình nộp thuế nhà đất, các cá nhân nộp thuế thu nhập...
Với những giải pháp cụ thể:
* Với các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%: Trên thực tế, nguồn thu này ở địa phương thường có số thu nhỏ, nguồn thu phát sinh chủ yếu gắn liền với nguồn thu từ đất, gắn với phân cấp cho chính quyền cấp huyện, cấp xã quản lý.
Hiện tại theo phân cấp ở Thành phố Hà Nội, đối với thuế tài nguyên, thuế môn bài (thuộc lĩnh vực DNNN, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), tiền thuê đất (DN có vốn đầu tư nước ngoài) ngân sách Thành phố hưởng 100%, thuế môn bài ngoài quốc doanh thực hiện phân chia theo 3 cấp (TP, QH, XP). Do vậy, tạo điều kiện để các địa phương quan tâm đến nguồn thu, nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi tại chỗ để phát triển kinh tế địa phương, những khoản thu này cần được mạnh dạn phân cấp cho ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã theo hướng:
- Các khoản thu ngân sách cấp quận, huyện hưởng 100%; Thuế tài nguyên, tiền thuê đất, thuế môn bài (thuộc các lĩnh vực DNNN, đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh)...
thu từ cá nhân, hộ kinh doanh đóng trên địa bàn, các khoản phí lệ phí, các khoản thu đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân, thu từ quỹ đất công ích...
- Các khoản thu phân chia giữa ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã: thuế nhà đất, lệ phí trước bạ, tiền sử dụng đất...
* Cần có sự thay đổi tỷ lệ % các khoản phân chia cho các cấp ngân sách cần được điều chỉnh theo hướng:
- Đối với ngân sách cấp TP: Xác định cơ cấu phù hợp giữa phần thu giành cho ngân sách Thành phố và phần thu giành cho ngân sách cấp quận huyện, ngân sách cấp xã, sao cho ngân sách Thành phố luôn ở trạng thái thặng dư còn ngân sách cấp quận, huyện, ngân sách cấp xã, phường chỉ thiếu hụt ở mức vừa phải. Điều này là cần thiết để ngân sách cấp Thành phố thực hiện được nhiệm vụ điều hoà giữa ngân sách các cấp ở địa phương. Nguồn thu ngân sách Thành phố được hưởng tính trên các khoản thu phân chia của thuế GTGT, TNDN và thuế thu nhập cá nhân là chủ yếu; đồng thời chỉ phân chia tỷ lệ phần trăm (%) các khoản thu ở lĩnh vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh cá nhân, hộ kinh doanh với những quận (thuộc nhóm 1) khi đã đảm bảo được cân đối ngân sách cấp mình. Đối với các huyện, thị xã thuộc nhóm 2 được phân cấp toàn bộ cho ngân sách cấp huyện và cấp xã..
Như vậy :
+ Đối với các khoản thu phát sinh trên địa bàn các quận thuộc nhóm 1: gồm thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế TTĐB (doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cá nhân hộ kinh doanh) được phân chia cho 3 cấp ngân sách: Ngân sách Trung ương, ngân sách Thành phố, và ngân sách quận.
nhóm 2: gồm thuế GTGT; thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế TTDB thu từ lĩnh vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cá nhân hộ kinh doanh, tiền sử dụng đất được phân chia cho 2 cấp ngân sách là ngân sách Trung ương và ngân sách cấp huyện.
- Các khoản thu thuộc loại phân chia NSTW và ngân sách địa phương chỉ tập trung vào những sắc thuế có tính chất quan trọng như thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TTĐB. Đối với các khoản thu còn lại, không cần phải phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) mà giành 100% số thu loại này cho địa phương thực hiện phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương. Đồng thời xác định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu cho ngân sách cấp huyện theo quy định của Luật NSNN, đảm bảo khả năng cân đối thu chi ngân sách ngay từ năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, hạn chế đến mức thấp nhất việc bổ sung từ ngân sách cấp trên.
Riêng đối với các huyện, thị xã thuộc nhóm 2 không nên xác định các khoản thu phân chia mà phân định một cách dứt khoát, đối với nguồn thu phát sinh trên địa bàn thì khoản thu nào giành cho huyện và khoản thu nào giành cho xã hưởng 100%.
Giải pháp đưa ra đã kế thừa những ưu điểm và điều chỉnh, hoàn thiện những hạn chế của cơ chế phân cấp hiện tại; theo đúng nguyên tắc, quan điểm, định hướng đã nêu.