Ngôn ngữ, giọng điệu phê bình, bình luận

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong ký của Hà Minh Đức (Trang 63)

5. Cấu trúc của luận văn

3.2.1.Ngôn ngữ, giọng điệu phê bình, bình luận

Vốn là một nhà nghiên cứu, phê bình văn học nên giọng điệu đầu tiên chúng ta cần nhắc tới trong các sáng tác của ông chính là giọng điệu phê bình, bình luận.

Giọng điệu này có thể dễ dàng bắt gặp trong bất kỳ một sáng tác nào của ông. Đứng trước một sự kiện, một khung cảnh hay một con người, ông luôn đưa ra những suy ngẫm, nhận định của chính bản thân mình. Khi đến với Sầm Sơn hay Sapa hoặc Tam Đảo, ông đã khéo léo đưa ra những suy nghĩ mang tính chủ quan. Với Sầm Sơn và Sapa là những nuối tiếc trước những tiềm năng của thiên nhiên nhưng chưa được đầu tư, khai thác hợp lí. Với Tam Đảo là sự nuối tiếc cho những ngày quá khứ quý giá đã qua. Đặc biệt, khi đến với các quốc gia khác trên thế giới, ông luôn có những nhận định riêng và sự liên hệ đến hoàn cảnh và hiện thực

61

của đất nước. Đến Thái Lan, trước sự phát triển rực rỡ của ngành du lịch nước bạn, tác giả đã thầm so sánh với nước ta. Chúng ta không phải là không có tiềm lực như nước bạn nhưng chưa được khai thác, đầu tư thích đáng. Đặc biệt là các cuộc hội thảo khoa học chính là nơi tác giả có thể thể hiện một cách rõ ràng những đánh giá, nhận định của mình. Ông không chỉ thể hiện những cảm nhận rất riêng về đất nước và con người đã từng đi qua mà còn nhận xét về thái độ cùng những hiểu biết của họ về đất nước và con người Việt Nam. Chẳng hạn khi đến với đất nước Campuchia trong lần bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ lãnh đạo và một lớp nhà văn trẻ, tác giả đã có những nhận xét chung: “Campuchia là một nước phát triển chủ yếu ở nghệ thuật, kiến trúc, múa và điêu khắc còn về văn học thì chưa thật phát triển” (Trên đất nước Chùa Tháp). Khi đến với đất nước Nga, tác giả đã thể hiện những cảm nhận về Lênin, về những ngày tháng hào hùng đã qua với đâu đây còn âm vang tiếng chuông điện Kremli, những lá cờ chữ thập ngoặc bị ném xuống đất thành những chồng cao. Tác giả còn thể hiện những cảm nhận khi đến với những địa danh đã đi vào lịch sử, thơ ca không chỉ của nước Nga mà còn của cả thế giới. Đo là chiến hạm Rạng Đông vẫn vang dấu một thời, là con sông Nhêva lãng mạn và xinh đẹp, là St. Petersburg cổ kính và gần gũi. Đó là những băn khoăn, trăn trở khi đi gửi hàng nơi sân bay Nga: Bao giờ chúng ta được giàu có để những chuyến đi nước ngoài được vô tư hơn. Đó còn là hình ảnh một Vientiane chăng đèn, kết hoa, đẹp lung linh trong đêm với những chiếc xe máy vẫn dừng lại trước đèn đỏ mặc dù đường phố vắng tanh, không một bóng người và câu nói của tác giả trước hình ảnh những gốc cây cổ thụ già: “Những cây cổ thụ lâu năm trông rất đẹp và đáng nể. Còn người đến tuổi già thì lại thấy thương thương” [12;139]. Đó còn là sự khâm phục với nền văn hóa Trung Quốc lớn mạnh, vừa hiện đại, vừa truyền thống.

62

Chính giọng điệu phê bình, bình luận này đã chi phối đến ngôn ngữ trong tác các phẩm. Tác giả đã sử dụng một cách rộng rãi những dẫn chứng chính xác, cụ thể, những ngôn từ thuộc các lĩnh vực khoa học, xã hội. Chính nhờ góc nhìn của một nhà nghiên cứu, phê bình mà tác giả đã đem đến cho chúng ta những kiến thức chính xác và khá đầy đủ về những đặc trưng, giá trị riêng của những vùng đất nơi tác giả đã đi qua.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong ký của Hà Minh Đức (Trang 63)