Biểu hiện của chất hiện thực và hư cấu trong kýcủa Hà Minh

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong ký của Hà Minh Đức (Trang 59)

5. Cấu trúc của luận văn

3.1.2.Biểu hiện của chất hiện thực và hư cấu trong kýcủa Hà Minh

Minh Đức

Với tác giả Hà Minh Đức, các tác phẩm kí của ông được sáng tác ở rất nhiều đề tài khác nhau - những đề tài rất quen thuộc với đời sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Có thể nói, trong các tác phẩm của mình, ông đã kết hợp rất nhuần nhuyễn chất hiện thực và chất hư cấu tạo nên những tác phẩm kí độc đáo, hấp dẫn.

Chất hiện thực ở đây có thể nói là việc khắc họa chân dung những con người có tên tuổi cụ thể, là những người thầy, người cô, người bạn của tác giả như: giáo sư Bùi Văn Nguyên, giáo sư trần Quốc Vượng, giáo sư Đặng Thai Mai…Đó còn là những nơi chốn cụ thể ở trong nước như Sầm Sơn, Sapa, Tam Đảo, Vinh… và nước ngoài như Nga, Bugari, Mỹ, Hàn Quốc, Lào…Đó là những không gian cụ thể của cuộc sống hiện thực ở vùng đầu ô nơi tác giả hằng sống, không đẹp như trong sách với những đám mây đầu ô lang thang mà ở đó, ta bắt gặp cuộc sống rất đỗi bình dị với tiếng lợn kêu ở lò mổ khi tờ mờ sáng, những sọt hoa tươi, rau quả từ ngoại thành đổ về tạo nên khu chợ đầu ô nhộn nhịp lúc ban mai. Đó còn là

57

không gian của căn nhà cũ kỹ nơi phố cổ, của trường Đại học Tổng hợp và khu tập thể nghèo nàn, của vùng tản cư hay cả không gian của một nước phát triển và hiện đại. Không chỉ bắt gặp những con người rất quen thuộc, những không gian sống bình dị, đời thường, chúng ta còn biết được những hoạt động cụ thể mà tác giả đã trải qua trong những chuyến đi tham quan du lịch hay tham dự hội thảo. Thậm chí đơn giản chỉ là những con phố, những món ăn hay phong cảnh mang đặc trưng văn hóa của dân tộc với một Hà Lan đầy xúc xích và pho mát, một nước Pháp với đặc sản rượu vang, một Trung Quốc vừa hiện đại vừa truyền thống với những con phố ăn uống tấp nập và những món ăn tác động lên tất cả các giác quan của con người. Bởi vậy, các tác phẩm kí của Hà Minh Đức là những tư liệu quý về cuộc sống và con người ở khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt, với những tác giả nổi tiếng từ lâu chúng ta mới chỉ biết tên tuổi, những tác phẩm kí này đã khắc họa chân dung của họ trong đời sống hiện thực với nhiều nét độc đáo, thú vị. Tác giả đã tái hiện hình ảnh của họ một cách chân thực và sinh động. Sở dĩ, chúng ta có thể khẳng định đây là những đặc điểm rất thật về họ bởi họ tác giả đã làm sống lại những ấn tượng về họ đã in sâu trong tiềm thức của mình. Đó là hình ảnh thầy Trần Đức Thảo với thói quen phóng xe đạp lên tận cửa lớp học, thỉnh thoảng vừa đi bộ ở phố Hàng Chuối vừa vung tay như đang tranh luận với ai. Đó là thầy Cao Xuân Huy với câu chuyện như trong sách xưa: “Thầy có thói quen làm việc ở nhà trong không khí lặng lẽ. Có lần, nhà vắng người nên kẻ trộm lẻn vào rút quần áo ngoài sân. Bộ quần áo đẹp của thầy cũng bị rút mất chiếc áo. Khi kẻ trộm tiếp tục lấy nốt chiếc quần, thầy mới lên tiếng: Phải để cho tôi một chiếc chứ. Kẻ trộm thấy vậy liền bỏ của chạy lấy người” [12;14] Đó còn là kỉ niệm với thầy Nguyễn Lương Ngọc: “Tôi còn nhớ nhà ăn tập thể Đại học Sư phạm hồi đó có quy định đi ăn cơm phải mang theo vỉ ruồi và phải đập mỗi người mười con. Thầy Ngọc luôn cầm vỉ ruồi theo. Ăn xong thầy ở lại đập ruồi. Có lần tôi

58

nhắc thầy đi về, thầy bảo thầy mới đập được năm con, còn thiếu năm con phải đập cho xong. Tôi nói:Em xin bù cho thầy, em đập được mười lăm con. Thầy cười: Cảm ơn anh, cái này là trách nhiệm của từng người, không vay mượn được” [12;15].

Tuy nhiên, nếu tác phẩm chỉ đơn thuần là sự liệt kê, tái hiện cuộc sống đúng như những gì đang diễn ra thì giá trị của tác phẩm không còn nữa và lúc này, nó chỉ còn là những dòng ghi chép một cách đơn giản, bình thường. Bởi vậy, mặc dù đề cao tính chân thực và khách quan, song các tác phẩm kí vẫn chấp nhận những sáng tạo khi những sáng tạo ấy không làm thay đổi bản chất của sự vật hiện tượng. Những tác phẩm kí có giá trị và ghi dấu trong lòng người đọc chính là những tác phẩm kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa hiện thực khách quan và những hư cấu sáng tạo của người nghệ sĩ. Và, có thể khẳng định rằng trong các tác phẩm kí của mình, Hà Minh Đức đã làm được điều ấy. Có thể chắc chắn một điều rằng khi viết về những câu chuyện, con người, tác giả đã lấy nguyên mẫu từ hiện thực cuộc sống nhưng là hiện thực ở nhiều hoàn cảnh khác nhau. Khi viết về những người xe ôm hay những người đạp xích lô, tác giả đã nhặt nhạnh rất nhiều các chi tiết ở nhiều thời điểm khác nhau. Thậm chí, những chiêm nghiệm trong tác phẩm cũng có thể là những chiêm nghiệm của tác giả trên cơ sở những chia sẻ của họ. Cũng có thể, những con người ấy chưa rút ra được những quy luật của cuộc sống từ những sự kiện đã và đang diễn ra. Bởi vậy, tác giả đã thay lời họ đúc kết nên những quy luật, triết lý ấy. Chẳng hạn, trong cả hai tác phẩm Hà Nội xích lô đối thoại ký

Xe ôm Hà Nội, tác giả đều rút ra một triết lý là: Sống là phải biết chấp

nhận. Chắc hẳn đây là triết lý tác giả rút ra từ việc chứng kiến và lắng nghe những câu chuyện rất thật về cuộc đời còn nhiều khó khăn, vất vả và lam lũ của họ. Tuy nhiên nó hoàn toàn phù hợp không chỉ với hoàn cảnh thực tại của họ mà còn phù hợp với cách cảm, cách nghĩ của họ về cuộc

59

sống. Một ví dụ nữa là trong bài kí Năm ngày trên đất nước Hàn, có một chi tiết là khi tác giả đến chợ Nam, có tiếp xúc với một người đàn ông Hàn Quốc bán nhân sâm. Khi biết đây là đoàn khách Việt Nam, người đàn ông ấy đã mời chào: Các đồng chí Việt Nam. Theo chia sẻ của tác giả đây chính là chi tiết hư cấu để tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện và nhấn mạnh sự hiếu khách, mộc mạc của những người dân lao động Hàn Quốc bình dị, đời thường (Báo Hà Nội mới). Đặc biệt, ở đề tài chuyện đời thường, sự hư cấu của tác giả ở đây khá rõ nét. Đó là khi tác giả viết về câu chuyện của những người bạn mà tác giả được nghe kể lại hoặc là những câu chuyện của chính bản thân tác giả những ngày tháng đã qua. Rõ ràng, về mặt sự kiện, chúng ta không thể phủ nhận tính chân thực của nó, song khi viết về tâm trạng, suy nghĩ của các nhân vật, rõ ràng đã có sự hư cấu, tưởng tượng, đặt mình vào những hoàn cảnh khác nhau của những con người khác nhau để từ đó, khám phá những đặc điểm tính cách và những suy nghĩ của họ. Điểm đáng chú ý là những suy nghĩ, cảm xúc này hoàn toàn chân thực và thích hợp với những hoàn cảnh ấy. Bởi vậy, mặc dù là sự hư cấu nhưng chúng ta không thể nghi ngờ về tính chân thực của chúng. Và ký cho phép điều đó.

Có thể nói, trong các tác phẩm ký của Hà Minh Đức, chất hiện thực và hư cấu kết hợp nhuần nhuyễn. Những hư cấu đều dựa trên cơ sở hiện thực và đều có sự phù hợp với hiện thực. Chính vì vậy, những sáng tác ký của ông vẫn đáp ứng những yêu cầu về đặc trưng thể loại đồng thời vẫn tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn cho người đọc. Tất cả đều góp phần tạo nên một phong cách rất riêng, mang những đặc trưng của cá nhân tác giả.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong ký của Hà Minh Đức (Trang 59)