5. Cấu trúc của luận văn
3.1.1. Mối quan hệ giữa chất hiện thực và hư cấu trong thể loại ký
Ký là thể loại đòi hỏi chất hiện thực, trung thực, khách quan đậm nét của người viết. Ký ghi lại một cách chân thực và sinh động những gì đang xảy ra xung quanh cuộc sống của con người. Bởi vậy, có thể nói, ký chính là thể loại không thể thiếu trong bất kỳ hoàn cảnh xã hội nào. Và, điều này còn dẫn đến một điều tất yếu nữa là ký không chỉ là thể loại của văn học mà còn là một thể loại của báo chí. Điểm khác biệt quan trọng nhất của ký văn học và ký báo chí chính là màu sắc hiện thực và giới hạn của sự sáng tạo của người nghệ sĩ trong các tác phẩm. Với các tác phẩm ký báo chí, người nghệ sĩ phải tôn trọng hiện thực bằng cách tái hiện một cách chân thực và sinh động hiện thực ấy trong tác phẩm. Khi tiếp cận với một tác phẩm kí báo chí, điều mà người đọc quan tâm là những sự kiện được tái hiện trong tác phẩm. Lúc này, cái tôi cá nhân và sự sáng tạo của người nghệ sĩ bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Người nghệ sĩ chỉ có nhiệm vụ tái hiện hiện thực và để hiện thực ấy tự biểu hiện những đặc tính của mình. Suy nghĩ và cảm nhận của người viết bị giới hạn đến mức tối thiểu. Qua cách phản ánh và kể lại những sự kiện với cách sử dụng câu chữ, giọng điệu, người đọc có thể đoán được phần nào thái độ của người viết. Tuy nhiên, sự biểu hiện ấy chỉ mang tính chất định hướng thái độ cho người đọc. Với các tác phẩm kí văn học, tính khách quan của tác phẩm lại được biểu hiện theo một cách khác. Hiện thực cuộc sống vẫn được tái hiện với những gì vốn có của nó. Tuy nhiên, người viết có thể xen vào đó những suy nghĩ, cảm nhận rất riêng của mình. Những suy nghĩ, cảm nhận này không
56
bắt buộc phải mang tính định hướng cho người tiếp nhận. Nó đơn giản chỉ là sự đánh giá của cá nhân tác giả với những sự kiện, câu chuyện được chứng kiến. Tác giả cũng có thể sáng tạo thêm các tình huống, chi tiết nhằm khắc sâu và nhấn mạnh những nội dung cần biểu hiện nhưng không làm thay đổi bản chất của sự việc, hiện tượng. Có thể nói, giữa kí văn học và kí báo chí có sự phân biệt khá rõ nét. Tuy nhiên, ranh giới này rất mong manh, đòi hỏi sự tinh tế trong cách xử lý các dữ liệu và tình huống của người nghệ sĩ. Nếu không được xử lý các dữ liệu, tình huống một cách khéo léo, tác phẩm kí có nguy cơ trở thành một bản liệt kê các công việc, sự kiện theo dạng báo cáo về hoạt động cá nhân. Ngược lại, nếu để các yếu tố nghệ thuật lấn át chất hiện thực quá nhiều, tác phẩm kí dễ trở thành một tác phẩm truyện ngắn.