5. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. Những triết lý về cuộc sống
Khi tái hiện những hình ảnh về thầy cô, bạn bè, mái trường và những ngày đã qua, tác giả không chỉ thể hiện lòng biết ơn, tri ân mà còn thể hiện những triết lý, suy nghĩ về cuộc sống.
Những vấn đề, những con người của một thời đã qua được khơi gợi lại và ẩn chứa nhiều tâm sự, suy nghĩ của tác giả. Đó không chỉ là cuộc đời nhiều cống hiến nhưng luôn sống trong cảnh nghèo nàn, chật vật, khó khăn của những người thầy, người bạn. Đó còn là nỗi đau, sự day dứt về cả một thời kỳ của dân tộc khi mà những lỗi lầm trong quá khứ bị khơi lại, nhìn nhận một cách không công bằng và con người phải chịu những nỗi đau không đáng có. Khi viết về những điều này, mặc dù giọng điệu của tác giả vẫn rất điềm tĩnh, đơn thuần vẫn chỉ là sự hồi tưởng, kể lại những câu chuyện theo dòng hồi ức nhưng không khỏi băn khoăn, ngậm ngùi về những tháng ngày, những sự việc đáng tiếc đã qua. Bởi vì, xét cho cùng, con người không thể đi ngược lại với thời đại, tập thể. Khơi gợi lại những chuyện cũ, kể cả những chuyện buồn, tác giả lại một lần nữa khẳng định những đóng góp to lớn của những người thầy, người bạn. Qua đó, thể hiện sự khâm phục, ghi nhận, trân trọng đối với những con người ấy. Chính vì lý do đó, khi viết về đề tài này, tác giả đã lồng vào trong những câu chuyện rất nhiều sự chiêm nghiệm về cuộc đời và con người. Những chiêm nghiệm này có thể là được phát ngôn trực tiếp từ lời nói của tác giả, có thể là được biểu hiện qua lời nói của những người mà tác giả tiếp xúc. Chẳng hạn trong bài viết Vị giáo sư và ẩn sĩ đường, tác giả đã trích dẫn những câu nói của Giáo sư Bùi Văn Nguyên về cuộc đời: “Nếu nói về sự sung sướng trên đời thì có lẽ so với mọi người, anh được chia một đơn
29
vị nhỏ nhất hay Nhà giáo chúng mình nghèo quá”. [15; 8] hay qua lời nói của thầy Trương Tửu về những hiểu lầm và thiệt thòi mà mình phải chịu đựng: “Cái gì đã xảy ra thì nó đã xảy ra. Nó qua rồi. Cũng như thầy trò chúng ta xuống thăm một cái mỏ lên thì mặt ai cũng nhọ, than nó bay vào nhưng không xấu hổ. Chỉ có khi nào lên khỏi mỏ rồi mà chưa rửa mặt thì mới xấu hổ”. [12; 55]. Đặc biệt là trong những bài viết về những người bạn như Giáo sư Phan Cự Đệ (Kỷ niệm về anh, Giáo sư Phan Cự Đệ) hay Giáo sư Trần Quốc Vượng (Tưởng nhớ một người bạn đã ra đi, Giáo sư
Trần Quốc Vượng), chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những triết lý, suy
ngẫm sâu sắc về cuộc sống: “Mọi danh vọng, vinh quang sẽ qua đi, cái thân xác còn lại mãi mãi là của mình” [12; 78], hay “Cuộc đời sao ngẵn ngủi! Không, nửa đầu cuộc đời là dài, những năm tháng học hành, chờ đợi bươn chải để lập nghiệp lập thân. Và nửa cuộc đời sau lại vội vã, thành công, thất bại, giận mình giận đời. Và cái kết thúc ập đến không báo trước của chuyện đời, may rủi, bệnh tật, buồn phiền” [11; 85] Có thể nói đây là những chiêm nghiệm, những cảm nhận rất chân thực, đúng đắn về cuộc đời, con người, về những thành công và thất bại của mỗi người. Tất cả sẽ thành gió bụi, sẽ tan đi rất nhanh mặc dù hầu hết cuộc đời chúng ta đều sống vì chúng. Những chiêm nghiệm này đã được kiểm định, đúc kết bởi chính cuộc đời của họ, từ những gì họ đã trải qua và chấp nhận như một phần của cuộc đời mình.
Bên cạnh những chiêm nghiệm chung về cuộc sống, tác giả còn thể hiện những suy ngẫm của mình về nghề nghiệp. Phần lớn đó cũng là sự xót xa, ngậm ngùi. Đó là sự tự nhận thức: “Nhà giáo chúng mình nghèo quá” [15;8]. Hay, trong các bài viết về cuộc sống của những thầy cô giáo trường Tổng hợp, tác giả cũng đã tái hiện một cách chân thực về cuộc sống khó khăn, vất vả của riêng họ, ngoài giờ lên lớp, các thầy
30
buổi tối lại đi luyện thi để kiếm sống. Tất cả đều rất vất vả nhưng thu nhập cũng chỉ đủ sống; Đó là một giáo sư đầu ngành phải sống trong một căn nhà cũ kỹ, tối tăm; Đó là khu tập thể của các thầy cô giáo trường Tổng hợp nghèo nàn về vật chất nhưng họ luôn giữ được lối sống trong sạch, giản dị và nề nếp.
Như chúng ta đã biết, ký là thể loại mang tính chân thực và đòi hỏi sự khách quan trong miêu tả và biểu hiện, song nó cũng đòi hỏi sự ghi dấu ấn của cái tôi của người viết. Cái tôi ở đây không phải là sự biểu hiện mình một cách rõ ràng trong tác phẩm mà được thể hiện qua phong cách, lối diễn đạt của tác giả. Chính vì vậy, trong tác phẩm, tác giả rất hạn chế việc tự biểu hiện mình. Chúng ta vẫn biết rõ rằng sự việc ấy, con người ấy có liên quan đến tác giả hay tác giả được chứng kiến và có nhu cầu được biểu hiện. Tuy nhiên, những điều ấy lại được phát biểu qua lời nói của các nhân vật và chúng ta thấy rằng những chiêm nghiệm của các nhân vật cũng chính là những trái nghiệm của tác giả. Bên cạnh đó, các nhân vật trong tác phẩm cũng đưa ra những lời nhận xét rất riêng mà tác giả chỉ đóng vai trò như người ghi chép lại. Qua lời các nhân vật trong các tác phẩm của Hà Minh Đức, chúng ta có thể nhận thấy hình ảnh tác giả được khắc họa là một người hiền lành, chăm chỉ, biết cư xử đúng mực và có tầm hiểu biết rộng. Tác giả không phải là một người ngông và có cá tính mạnh như Nguyễn Tuân, tự lấy mình ra làm nhân vật chính, làm trung tâm của câu chuyện nhưng tác giả cũng đã thể hiện được những phẩm chất rất riêng của mình. Đó chính là sự khéo léo, tế nhị và khôn ngoan của người viết.
Như vậy, có thể nói đây là một đề tài không mới. Với đề tài này, những bài viết mang tính chất là những dòng hồi ức, hồi ký về những tháng ngày đã qua và về những con người đã gắn bó với tác giả. Hay nói một cách khác những tác phẩm thuộc đề tài này là dạng bút kí pha hồi kí
31
[38;1]. Những câu chuyện, những con người ở đây là một phần quá khứ của tác giả đã được tái hiện. Quá khứ đó đã được tái hiện không phải với mục đích xem xét, cân đo đong đếm lại mà với điểm nhìn hiện tại theo một cách mới thấu tình, đạt lý hơn. Như ông đã viết ở lời đề từ cho cuốn
Người của một thời rằng: “Người của một thời là tập bút kí viết về những
chuyện gần gũi trong đời sống thường nhật. Người viết tôn vinh các thầy cô giáo, các nhà khoa học, tri âm với bạn bè thân thiết và miêu tả đôi nét sinh hoạt của thủ đô Hà Nội đang đổi thay với cuộc sống an bình. Tập sách cũng ghi lại một số chuyện kể ở khu vực nhà trường, những chuyện vui buồn đã qua mà tác giả được lắng nghe, tham dự và chứng kiến. Tất cả mang lại dấu ấn một thời, có thể hôm nay đã dần xa lạ. Trang viết bày tỏ tình thương yêu với những kỷ niệm ngày qua khó nguôi quên”. Và, thực sự là tác giả đã làm được điều đó. Những con người, sự kiện tưởng như đã xa lắm rồi, đã thành chuyện quá khứ nhưng những giá trị của những câu chuyện tưởng như rất đơn giản, gần gũi ấy vẫn còn nguyên đối với chúng ta cho đến ngày hôm nay. Hồi tưởng lại ký ức của những ngày đã qua, mục đích của tác giả không phải là nhìn nhận, suy xét lại quá khứ. Đơn giản đó chỉ là nhu cầu tự thân của tâm hồn con người khi đến một thời điểm nào đấy, con người đã trải qua tất cả những thành công hay thất bại, trải qua tất cả những niềm vui hay nỗi buồn, con người trở nên chín chắn hơn và vượt ra khỏi những xô bồ của cuộc sống bên ngoài, con người có nhu cầu tự lắng lòng mình để chiêm nghiệm lại những gì đã qua hay đơn giản chỉ là sự hồi tưởng lại một thời kỳ đã trở thành quá khứ. Dù cho xuất phát từ mục đích hay góc độ nào của nhu cầu trong tâm hồn tác giả thì những bài viết ở đề tài này đã mang đến cho người đọc điều đầu tiên là một cách tiếp cận mới với những con người, sự kiện tưởng như đã quá quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Từ đó, chúng ta có thể có thêm tư liệu trong quá trình tìm hiểu về những nhân vật quan trọng, có đóng góp lớn
32
trong lĩnh vực khoa học xã hội. Sau đó, còn giúp người đọc có được những nhận thức mới, biết trân trọng hơn những người đã hy sinh cả cuộc đời cho khoa học, cho sự phát triển chung của đất nước. Và từ đó, chúng ta có những nhận thức mới về tác giả - một con người biết nâng niu, gìn giữ những giá trị đáng quý về mặt tinh thần.
2.3. Đề tài những miền quê đất nƣớc và nƣớc ngoài
Đây là một trong những đề tài chính của kí văn học Việt Nam thời kỳ hiện đại. Tuy nhiên, đây không phải là đề tài hoàn toàn mới trong các sáng tác kí bởi vì nhu cầu dịch chuyển không chỉ để thay đổi cảm giác cho các giác quan mà còn thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu và khám phá của con người. Ở loại đề tài này, dường như thể loại kí chiếm ưu thế hơn cả về khả năng biểu hiện bởi vì với kí, các tác giả có thể tái hiện một cách đầy đủ, cụ thể và chân thực cuộc hành trình của mình với những điều mắt thấy, tai nghe đồng thời vẫn gửi gắm được một cách đầy đủ và cụ thể những ghi nhận từ hiện thực cuộc sống ấy.
Trong sáng tác của Hà Minh Đức, đề tài này cũng đóng vai trò quan trọng. Ở loại đề tài này, ngoài những bài viết xuất hiện lẻ tẻ trong bốn
tập Vị giáo sư và ẩn sĩ đường, Tản mạn đầu ô, Đi một ngày đàng,
Người của một thời, tác giả còn dành riêng một cuốn sách viết về
những cảm nhận khi đến nước Mỹ trong ba thời kỳ khác nhau: Ba lần
đến nước Mỹ. Chính vì vậy, khi tiếp cận với đề tài này, chúng ta có thể
tiến hành tìm hiểu theo hai phần: Thứ nhất là loạt những bài viết về những miền quê đất nước và nước ngoài nói chung; Thứ hai là những cảm nhận riêng về nước Mỹ.
2.3.1. Các bài viết về những miền quê đất nước và nước ngoài nói chung
Chúng ta thấy rằng ở đề tài này, ngoài những địa phương trong nước, tác giả đã viết về rất nhiều quốc gia từ châu Á, châu Âu đến châu
33
Mỹ, từ những mảnh đất thân thuộc nơi tác giả từng sinh sống đến những nơi xa xôi của đất nước mà mới chỉ một lần ghé qua. Một điều dễ dàng nhận thấy là hầu hết các chuyến đi của ông đến những vùng đất khác nhau ấy đều là đi công tác, rất ít những chuyến đi dưới dạng đi du ngoạn hay khám phá những vùng đất mới. Điều này đã chi phối đến các bài viết của tác giả. Lẽ dĩ nhiên, một phần không thể thiếu là sự tái hiện một cách chân thực, sống động và cụ thể những hoạt động mà tác giả đã thực hiện trong các chuyến đi này. Bên cạnh những hoạt động đó, tác giả vẫn dành thời gian để tìm hiểu, khám phá về những con người và cuộc sống xung quanh, để gửi gắm những suy nghĩ, cảm nhận rất riêng của mình.
Với các vùng miền trong nước, ông đã viết về những nơi quen thuộc cho đến những nơi có dịp đi qua. Đó là vùng rừng núi Thái Nguyên của một thời sơ tán; một Lạng Sơn đang trên đà thay đổi; một Sapa đang hiện đại hóa từng ngày với nhịp sống nhộn nhịp; một Tam Đảo mát mẻ, xinh đẹp với kiểu thời tiết rất riêng; đó còn là vùng quê đã gắn bó với tác giả trong những năm thơ ấu; là một Sài Gòn tươi đẹp sau một thời gian dài gặp lại với không khí tươi mát sau mỗi cơn mưa, với sự sôi nổi, trào dâng của những đường phố lớn sang trọng, với sự lặng lẽ của những con đường rợp bóng cây xanh và lá vàng huyền ảo dưới ánh đèn. Đó còn là một thành phố Vinh với truyền thống hiếu học và những con người trung thực, quả cảm. Đó còn là một Hà Nội 36 phố phường gắn với kỷ niệm trong những ngày chưa xa với những người bạn cũ như: Giáo sư Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Văn Tước, Huyền Kiêu…trong những ngày ở 31 Hàng Ngang trên những căn gác cũ ọp ẹp…
Với khả năng quan sát tinh tế và những hiểu biết đa dạng, phong phú cả về lịch sử, văn hóa và phong tục của nhiều vùng miền khác nhau, tác giả đã miêu tả và phản ánh một cách chân thực và sinh động
34
những nét tiêu biểu của mỗi vùng miền ấy, đem lại cho người đọc những trải nghiệm thú vị. Có thể kể đến ở đây là vùng xứ Lạng, trải dài từ trong kí ức của tác giả là hình ảnh của một thị xã nhỏ, đẹp, thưa vắng người với những hàng rào dâm bụt tươi đỏ, món thịt vịt quay đặc sản, sòng bạc quay số, những toán lính Tây, lính Nhật, lính Cao Ly và con sông Kỳ Cùng chảy qua thành phố với hệ thống hang động không bị trùng lặp. Đến một Lạng Sơn của thời kỳ hiện đại khi mà hàng hóa Trung Quốc tràn ngập khắp nơi, những cô gái dân tộc mặc váy xò e sặc sỡ, ngồi xe ôm. Đặc biệt, hình ảnh những cô gái dân tộc thay vì đi nương lại nhanh nhẹn trong dòng người gánh những sọt bia, nước ngọt Trung Quốc, một đội quân xe ôm Min-xcơ màu đỏ tươi, đồng phục mũ cối, quần áo bộ đội xanh, áo bỏ ngoài quần, cô gái Tày áo chàm ôm bà cụ già ngồi ngơ ngác trên xe ôm là những quan sát tinh tế của tác giả, là những hình ảnh rất đỗi mộc mạc, giản dị nhưng mang lại hiệu quả biểu hiện cao. Nó biểu hiện cho một Lạng Sơn đang thay đổi nhưng là một sự chuyển mình còn nhiều chật vật, khó khăn trong một thời kỳ mới. Kéo theo đó là những bản sắc văn hóa đang dần bị mất đi.
Khi viết về Sapa hay Tam Đảo cũng vậy, tác giả luôn có sự so sánh, đối chiếu giữa quá khứ với hiện tại để thấy được sự chuyển mình của đất nước, con người nói chung đồng thời thể hiện sự nuối tiếc với những giá trị truyền thống đang dần bị mai một. Với Tam Đảo, vượt qua một thời kỳ chiến tranh ác liệt, đang đổi thay từng ngày với những khách sạn, nhà nghỉ đa dạng, nhiều chủng loại, với những món đặc sản như thịt lợn rừng, su su, cầy hương…Với Sapa là một thiên nhiên vẫn còn giữ vẻ hoang sơ, những phụ nữ Mông đầu chít khăn rộng bản như chiếc mũ, có hoa văn ở cổ và hai ống tay, váy ngắn đến đầu gối và chân đi xà cạp. Cùng với sự chuyển mình của đất nước, Sapa đang du nhập những lối sống của cuộc
35
sống hiện đại với những vũ trường, sàn nhảy, những cuộc đi chơi về khuya của những vị khách và phụ nữ, thanh niên địa phương nhưng nhìn chung, cuộc sống của những người dân bản địa vẫn còn nghèo khổ và vất vả, lam lũ. Có thể nói, Lạng Sơn, Sapa hay Tam Đảo đều là những nơi có nhiều nguồn lực và thế mạnh. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là phải biết khai thác và phát triển cho hợp lý. Từ đó, tác giả đã thể hiện một tâm hồn giàu suy tư, lo lắng với cuộc đời.
Trong chùm bài viết về những vùng miền đất nước, có thể nói, có hai tác phẩm đáng chú ý là Ngày ấy ở một miền quê sơ tán và Nỗi nhớ về
một dòng sông. Thực ra Ngày ấy ở một miền quê sơ tán có thể xếp vào