Hình bóng chân thực của con người và của một thời

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong ký của Hà Minh Đức (Trang 25)

5. Cấu trúc của luận văn

2.2.1.Hình bóng chân thực của con người và của một thời

Có thể nói, trong ba đề tài sáng tác của Hà Minh Đức, đây được xem là đề tài gần gũi nhất trong cuộc đời tác giả cũng như trog cuộc sống của mỗi chúng ta. Đối với bất kỳ một tác giả nào khi sáng tác ở thể loại này, có thể gọi là dạng hồi ức, hồi ký về những ngày đã qua và về những người thân thiết, gần gũi trong cuộc đời. Tuy nhiên, với tác giả Hà Minh Đức, đây là một đề tài đặc biệt. Nó đặc biệt ở chỗ ông vốn là một giáo sư, là một người có uy tín và thâm niên trong lĩnh vực nghiên cứu văn học. Chính vì vậy, những tác giả, những người thầy, người bạn xuất hiện trong hồi ức của ông cũng đều là những người đặc biệt quan trọng (Chúng ta có thể dùng từ ngữ là những người “nổi tiếng”). Bởi vậy, họ không hề xa lạ với độc giả, thậm chí, nếu chỉ cần đọc qua tác phẩm của Hà Minh Đức một lần, ta có thể kể lại một cách dễ dàng và trôi chảy tên tuổi của những nhân vật đã xuất hiện trong các trang viết của ông. Tên tuổi của những con người ấy, chúng ta có thể bắt gặp hàng ngày trên các mặt báo hay trong các bài nghiên cứu về văn học. Đặc biệt, với những người tham gia vào những công việc liên quan đến lĩnh vực văn học, những tư tưởng, quan điểm của những con người ấy chính là sự định hướng, dẫn đường cho chúng ta.

23

Chính vì những lý do trên mà đề tài này trong sáng tác của Hà Minh Đức vừa là đề tài quen thuộc bình thường, vừa là một đề tài mới lạ. Những sáng tác của tác giả không đơn thuần chỉ là sự nhớ lại, hồi tưởng hoặc làm sống lại một miền ký ức đã qua hay tái hiện trong tác phẩm hình ảnh những con người đã trở nên quen thuộc. Quan trọng hơn cả và cũng là điều mà người đọc chờ đợi hơn cả là tác giả đã xây dựng lại những nhân vật ấy như thế nào trong tác phẩm. Bởi vì như đã nói ở trên, bản thân họ đã là một kho kiến thức lớn, một thế giới đầy thú vị và lôi cuốn với người đọc. Chỉ cần nghĩ đến họ thôi, chúng ta cũng đã có một trường liên tưởng đến vai trò và ý nghĩa quan trọng, rõ ràng của họ đối với đời sống và khoa học. Viết về những người nổi tiếng tưởng như là dễ mà thực ra rất khó. Dễ ở điểm họ vốn là người của công chúng nên chúng ta rất dễ dàng trong việc khai thác, tìm hiểu các tư liệu về họ. Thậm chí, có đôi khi, không cần gặp gỡ, chuyện trò với họ, chúng ta vẫn có thể viết về họ với những thông tin mang tính chính xác cao. Tuy nhiên, đó cũng chính là điểm khó của dạng đề tài này. Để viết được thì rất dễ nhưng để viết hay thì vô cùng khó khăn bởi vì tâm lý của người đọc bao giờ cũng chờ đợi những cái nhìn, những khám phá mới mẻ về những điều tưởng như là đã quen thuộc. Người ta thường chỉ tò mò về hai điểm: Thứ nhất là tìm thấy những cái mới trong những cái cũ mà người ta tưởng đã thuộc như lòng bàn tay; Thứ hai là tiếp cận với những điều hoàn toàn mới mẻ mà người ta chưa hề trải qua hoặc chưa hề được biết đến. Đây cũng chính là nhiệm vụ đặt ra cho các tác giả viết về đề tài này và Hà Minh Đức đã giải quyết được những yêu cầu đó trong các sáng tác của ông.

Trong các sáng tác ở đề tài này, ta thấy xuất hiện với tần số dày đặc tên tuổi các vị giáo sư hay các nhà giáo nổi tiếng trong giới văn nghệ sĩ hay giới nghiên cứu như: Giáo sư Đặng Thai Mai, Giáo sư Bùi Văn Nguyên, Giáo sư Nguyễn Khánh Toàn, Giáo sư Bùi Xuân Nhị, Giáo sư

24

Trần Đức Thảo…và các bạn học một thời nay cũng đã trở thành những nhà khoa học có tên tuổi như: Giáo sư Lê Đình Kỵ, Thái Ninh, Nguyễn Hữu Khang, Đặng Thị Hạnh, Đặng Hồng Sâm hay những người bạn nước ngoài đặc biệt quan tâm đến đất nước và văn hóa Việt Nam như: Giáo sư Niculin, Tiến sĩ văn học Hasebe Heikichi, Tiến sĩ Việt Nam học Darya Mishukova…Bên cạnh những nhân vật đó, chúng ta còn bắt gặp hàng loạt các địa danh quen thuộc như: Trường Đại học Tổng Họp, Viện văn học…

Những con người, địa danh này vốn đã rất quen thuộc với mỗi người chúng ta. Tuy nhiên, khi đi vào các sáng tác của Hà Minh Đức đã được nhìn dưới một khía cạnh mới, độc đáo và đặc sắc. Sự phản ánh các nhân vật, địa danh này trong các sáng tác của Hà Minh Đức được chia làm hai loại: Thứ nhất là những bài viết riêng về các nhân vật; Thứ hai là dòng hồi ức chung về bạn bè, sự kiện, câu chuyện đã diễn ra trong những tháng ngày tuổi trẻ đã qua.

Ở phần viết riêng về những thầy cô hay bạn bè, ta thấy những nhân vật này đều là những người có tên tuổi, là những con người đặc biệt, đã để lại những ấn tượng sâu sắc, những bài học quý báu cho tác giả. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu và logic bởi vì trong cuộc sống với nhiều lo toan, bận rộn, với nhiều mối quan hệ phức tạp, những gì là tiêu biểu nhất, ấn tượng nhất sẽ được lưu giữ, tái hiện và trở đi trở lại trong tiềm thức của con người. Như trên đã nói, tác giả đã mang đến một cái nhìn mới với những con người và những vấn đề đã cũ. Ở đề tài này, chúng ta đã bắt gặp rất nhiều cách tiếp cận mới thú vị, bổ sung thêm những cách nhìn mới, những hiểu biết mới về các đối tượng mà tác giả đã phản ánh. Đó là hình ảnh Giáo sư Bùi Văn Nguyên với cách viết đầy chân thực nhưng cũng rất dí dỏm trong Vị Giáo sư và ẩn sĩ đườngNgười muôn năm cũ. Ngay từ cách đặt tiêu đề của tác giả, chúng ta cũng thấy được sự tinh tế trong cách sử dụng ngôn từ của ông. Bởi vì Giáo sư Bùi Văn Nguyên vốn là một nhà

25

khoa học nghiên cứu về Văn học trung đại. Không những thế, ông còn là người có lối sống giản dị, mộc mạc, thanh đạm, giản lược một cách tối đa những nhu cầu về vật chất, dốc hết thời gian và tâm sức cho việc nghiên cứu khoa học. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả gọi nơi ở của ông là ẩn sĩ đường. Tên gọi này gợi hình ảnh về một căn nhà ba tầng cũ kỹ, xây từ đầu thế kỉ, không có xi măng cốt sắt với lối lên gác tối tăm và sâu hun hút - nơi mà bạn bè, học trò của ông vẫn đùa là: “Vào nhà anh phải đem theo một bao diêm. Dùng hết cả bao thì mới ra được đến phố” hay “Đến nhà thầy không để lại cái răng thì cũng cái móng chân” [15; 9]. Không những thế, ông còn có lối sống rất thanh đạm, tách biệt khỏi sự xô bồ của cuộc sống bên ngoai: Buổi sáng, khi mọi người đang ngủ, ông đã trở dậy xách nước, làm vệ sinh cá nhân, đun nước uống trà. Khi ăn, ông chủ yếu ăn rau xanh, lối sống tự cung thanh đạm. Ông ít bệnh và khi bệnh cũng ít dùng thuốc, chỉ dùng muối, gừng, chanh để trị bệnh. Ông không hút thuốc, uống bia, không dùng đá, không ăn kem, thích quạt tay hơn quạt máy. Đồ dùng của ông cũng cũ kỹ và lâu đời giống như ông. Những gì gắn bó với ông đều như một thói quen không thể thay thế được. Cuộc sống đối với ông là cống hiến hết mình cho khoa học. Hà Minh Đức đã ví ông như một ẩn sĩ. Ông ở ẩn ngay giữa lòng Hà Nội, ở ẩn ngay giữa cuộc sống xô bồ, giữa những nhà cao tầng, những cửa hiệu hiện đại. Có thể nói, đây chính là nhân vật được tác giả dành cho một số lượng câu chữ khá nhiều, được trở đi trở lại trong các sáng tác của Hà Minh Đức trong hai thời kỳ khác nhau. Đây cũng chính là một trong những nhân vật tác giả viết hay nhất và tái hiện thành công nhất, sinh động nhất trong các sáng tác của mình. Nguyên nhân chính không chỉ do tác giả có một khoảng thời gian khá dài sống bên cạnh nhân vật mà chủ yếu có thể nói rằng tác giả đã nhìn, đã cảm nhận nhân vật bằng cái nhìn của tâm hồn, của những rung động tinh tế, xuất phát từ sự kính trọng và đồng cảm.

26

Qua việc tái hiện hình ảnh giáo sư Bùi Văn Nguyên, tác giả đã đem đến cho người đọc những cảm nhận mới về những con người đã cống hiến cả cuộc đời cho khoa học. Từ đó, tác giả cũng muốn gửi gắm những suy nghĩ, trăn trở về cuộc sống của những con người đã hy sinh bản thân mình cho sự nghiệp chung của đất nước. Cũng từ đó, người đọc biết quý trọng, biết ơn và khâm phục những con người như họ.

Đặc biệt là trong tập kí Người của một thời, tác giả đã tập hợp khá đầy đủ các bài viết về những con người và những câu chuyện đã gắn bó với ông trong một thời không thể nào quên. Đây không phải là một tập bút kí tập hợp những bài hoàn toàn mới mà một số bài viết được sửa chữa, đăng lại từ các tập sách đã xuất bản từ trước. Chính vì vậy, có thể nói, tập kí này hoàn toàn phù hợp với tên gọi Người của một thời. Ở đó, chúng ta cũng có thể bắt gặp chân dung những người thầy, người bạn với những nét tính cách đặc biệt. Đó là giáo sư Trần Quốc Vượng - một nhà nghiên cứu gạo cội của lịch sử Việt Nam với bản tính vui vẻ, chất phác, dễ gần, luôn là người khởi xướng trong các cuộc vui của bạn bè cũ và luôn là người có những ý kiến nhận xét thẳng thắn nhưng cũng đầy thú vị trong mỗi cuộc họp; Đó là nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo uyên bác, giàu nghị lực và đậm chất nghệ sĩ. Đặc biệt là trong hai bài viết Cõi học và người thầyVườn cổ tích của thầy, tác giả đã dựng nên một bức tranh khái quát về trường Đại học Tổng hợp và một thế hệ các giáo sư đáng kính. Điểm đặc biệt ở đây là tác giả đã rất khéo léo và tinh tế trong việc lựa chọn sự việc, chi tiết, hình ảnh để khắc sâu hình tượng nhân vật. Chính vì vậy, vẫn là miền kí ức nhưng ta không bắt gặp giọng điệu liệt kê, kể lể, đơn thuần là miêu tả mà nhân vật vẫn được tái hiện một cách chân thực, sinh động, đầy sức sống. Đó là thầy Trần Đức Thảo với vầng trán cao, cặp kính trắng, dáng vẻ thanh cao, bình dị và

27

thói quen phóng xe đạp lên tận cửa lớp học. Khi giảng bài, thầy không cần giáo án, sách vở, nói một hơi như không chú ý đến người nghe. Đó là thầy Đặng Thai Mai với dáng vẻ trang nghiêm, ánh mắt sắc, nụ cười kín đáo, nhân hậu. Thầy chính là người đã giúp đỡ, động viên tác giả trong những năm tháng đầu tiên bước vào nghề. Đó còn là thầy Hoàng Xuân Nhị dáng người cao to, tóc bạc phơ, thông thạo nhiều ngôn ngữ; thầy Cao Xuân Huy hiền từ, nhu đạo; là thầy Nguyễn Lương Ngọc uyên bác và là một tấm gương lớn về đạo đức.

Không chỉ tái hiện hình ảnh thầy cô, bạn bè, tác giả còn tái hiện những câu chuyện về cuộc sống thường ngày của một thời đã qua. Ở đó, chúng ta có thể bắt gặp những sinh hoạt mang đậm dấu ấn một thời của tác giả và những người thầy, người bạn xung quanh. Đó là cảm giác của một anh sinh viên những ngày đầu bước chân vào ngôi trường Tổng hợp, choáng ngợp về ngôi trường với những tòa nhà bề thế, hàng chục bậc thang đá trắng và một đội ngũ các thầy cô giáo uyên bác, nhiều kinh nghiệm và nhiều thành tích trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Đó còn là những ngày không thể nào quên của thời kỳ nhà trường sơ tán lên Thái Nguyên, thầy trò phải sống nhờ nhà dân và được nhân dân bao bọc, giúp đỡ. Những tháng ngày này, mặc dù phải sống trong ho àn cảnh khó khăn song thầy trò đều đã xác định được hoàn cảnh và nhiệm vụ của mình nên họ đã có một cuộc sống vui tươi và đầy ý nghĩa với tinh thần vượt qua mọi khó khăn để phấn đấu học tập và rèn luyện. Họ đã sống gắn bó với quần chúng nhân dân, trở thành những cụ giáo, bác giáo, anh giáo được nhân dân hết lòng bao bọc và che chở. Ngoài việc học hành và nghiên cứu, họ còn tham gia trồng rau, nuôi gà, cấy hái. Và chính trong hoàn cảnh sống gian khổ này, những tên tuổi các nhà

28

nghiên cứu lớn đã được khẳng định, vượt lên trên tất cả những khó khăn, gian khổ của cuộc sống thường ngày.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong ký của Hà Minh Đức (Trang 25)