Những cảm nhận về nước Mỹ

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong ký của Hà Minh Đức (Trang 42)

5. Cấu trúc của luận văn

2.3.2.Những cảm nhận về nước Mỹ

Những bài viết về nước Mỹtập hợp trong cuốn Ba lần đến nước Mỹ. Có thể nói, đây là đất nước duy nhất tác giả đi qua được dành riêng cho một cuốn sách. Nguyên nhân của sự ưu tiên này có lẽ mỗi chúng ta đều biết rõ. Đó là mối quan hệ rất đặc biệt của chúng ta với nước Mỹ và thứ hai nữa, Mỹ vốn là một vùng đất hứa với nhiều điều thú vị và luôn gây hứng thú cho con người. Và một quan điểm về nước Mỹ mà bất kỳ ai cũng phải công nhận là đúng: Mỹ là một nước lớn đến mức hầu như những gì nói về nó đều có thể đúng, và những gì nói ngược lại có thể đúng không kém. Và, còn một nguyên nhân khác nữa không kém phần quan trọng, Mỹ là quốc gia đã gây ra cuộc chiến tranh đẫm máu ở Việt Nam trong suốt hơn 30 năm. Cuộc chiến tranh này cũng gây ra những mất mát đau thương cho chính nhân dân Mỹ. Sau khi chiến tranh kết thúc, mối quan hệ Mỹ - Việt đã căng thẳng trong một thời gian dài và vẫn tồn tại những cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau về chiến tranh. Bởi thế, những chuyến đi của tác giả đến Mỹ không đơn thuần chỉ là những chuyến du

40

lịch hay tham gia các cuộc hội thảo mà quan trọng hơn, những chuyến đi này cũng một lần nữa mang lại cách nhìn nhận, đánh giá đúng đắn hơn về đất nước và con người Mỹ. Đồng thời cũng là sự khẳng định và thể hiện những phẩm chất, quan điểm, bản lĩnh không chỉ của cá nhân tác giả mà còn của cả dân tộc. Ở phần mở đầu của cuốn sách Ba lần đến nước Mỹ, tác giả đã viết lời giới thiệu cho bối cảnh của các chuyến đi và khẳng định: “In

lại Ba lần đến nước Mỹ, tôi muốn theo dòng thời gian trong 2, 3 thế kỷ để

thấy những đổi thay rõ rệt giữa hai quốc gia từ những hoạt động chính trị, văn hóa cho đến quan hệ giữa các tổ chức xã hội và cá nhân.” [9;7]. Như vậy, có thể khẳng định một điều rằng, chính mục đích này đã chi phối đến cách quan sát, nhìn nhận, đánh giá về các sự kiện, con người và hiện tượng của tác giả.

Nước Mỹ xa xôi là những cảm nhận đầu tiên của tác giả trong lần

đầu đến nước Mỹ cùng Giáo sư Phan Cự Đệ năm 1982 để tham gia cuộc hội thảo Văn học Việt Nam giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1914 - 1945. Thời kỳ này, quan hệ giữa hai nước còn khá căng thẳng nên chuyến đi gặp nhiều khó khăn. Trước khi đến Mỹ, tác giả đã được tiếp cận với nước Mỹ qua các câu chuyện kể của bạn bè, đồng nghiệp với thái độ lo lắng về những điều thực thực hư hư về việc người Mỹ giáo dục ý thức lao động phải có mục đích bằng việc bắt một người múc nước từ bể vào giếng rồi lại múc lại từ giếng vào bể hay lời cảnh cáo phải ăn mặc cẩn thận ngay cả khi ở trong buồng, hoặc trên đường phố thỉnh thoảng vẫn có tiếng súng nổ đì đoàng. Điều này càng nhấn mạnh tiêu đề Nước Mỹ xa xôi mà tác giả đã lựa chọn. Như vây, có thể nói, tác giả tiếp cận với nước Mỹ đầu tiên là qua những thông tin không chính thức, gây sự tò mò và cả sự hoang mang cho chính bản thân người viết.

41

Mở đầu cuộc hành trình là chuyến đi khá khó khăn, phức tạp, qua trạm trung chuyển Thái Lan. Khi đến sân bay Seatle của Mỹ lại gặp một số khó khăn về việc chất vấn lý lịch, nguồn gốc. Tuy nhiên, khi gặp những người đón tiếp, tác giả đã nhận được sự thoải mái, dễ chịu. Nhìn chung, cuộc hội thảo này diễn ra khá ôn hòa, Các vấn đề được bàn luận và lý giải chủ yếu là các vấn đề văn hóa. Bên cạnh việc kể lại những diễn biến của cuộc hội thảo, tác giả đã xen vào những nhận xét về nước Mỹ. Trước hết là trong lời nhận xét của nhà báo Bỉ: “Ở Boston, nếu không quen biết và có thể lực thì cũng khó tồn tại. Người Mỹ có tính cách mạnh, nhiều tham vọng và một số lạnh lùng đến ích kỷ ” [9;24]. Sau đó là chính những cảm nhận của tác giả về lối sống thoải mái, tự do của người Mỹ, về hai con người mà tác giả được trực tiếp tiếp xúc là hai ông bà giáo sư - hai người Mỹ tốt bụng và mến khách. Sau nữa là không khí nhộn nhịp với những đường phố rực rỡ, ồn ào trong ngày lễ Father’s day. Đó còn là chút nhói lòng của tác giả khi bắt gặp hình ảnh một cô gái Việt Nam nhỏ bé giữa chốn xa lạ xứ người.

Có thể nói phần Nước Mỹ xa xôi là những cảm nhận đầu tiên của tác giả về nước Mỹ. Những cảm nhận này được ghi lại trong lần đầu tiên tác giả đến với đất nước này và vào lúc tuổi đời còn rất trẻ. Vượt qua những bỡ ngỡ, tò mò buổi ban đầu, tác giả đã có những nhận định khá đúng đắn, tinh tế nhưng cũng đầy thận trọng và đúng mực về nước Mỹ.

Phần Gặp gỡ ở California viết về chuyến sang Mỹ dự hội thảo Di sản Việt Nam 20 năm sau vào năm 1995. Lúc này, mối quan hệ giữa hai nước đã trở nên tốt hơn nên chuyến đi của tác giả cũng trở nên thuận lợi hơn. Hơn nữa, đây không phải là lần đầu tiên tác giả được sang Mỹ nên cảm giác tò mò, chờ đợi, háo hức cũng không còn. Những nguyên nhân ấy đã khiến cho những cảm nhận đầu tiên của tác giả về nước Mỹ lần này

42

khác hẳn với lần trước. Mở đầu là những cảm nhận về những hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp ở California với hình ảnh bãi cỏ xanh mượt, cây cối xum xuê cành lá, rực rỡ hoa tươi. Tuy nhiên, trái ngược với sự thuận lợi trong chuyến đi, cuộc hội thảo lần này lại không chỉ bàn về khoa học mà còn liên quan đến chính trị , xã hội và quan hệ của hai nước nên không tránh khỏi sự căng thẳng, thận trọng và buộc bản thân tác giả và các đại biểu đoàn Việt Nam phải cẩn thận trong từng lời nói. Mở đầu cuộc hội thảo là cuộc triển lãm ảnh Việt Nam đương đại. Qua đó, tác giả đã có những nhận xét đầu tiên về cái nhìn của người phương Tây với Việt Nam: Hầu hết đã ghi lại được những cảnh tươi vui, đổi mới của nhân dân Việt Nam tuy nhiên vẫn không tránh khỏi cái nhìn tò mò, ưa cái lạ. Qua những cuộc thảo luận, các đại biểu đã thể hiện được bản lĩnh, tầm tri thức của con người Việt Nam trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, hình ảnh đọng lại không phải những gì diễn ra trong cuộc hội thảo mà là những điều xuất hiện bên ngoài cuộc họp. Đó là hình ảnh những người Việt Nam tụ tập bên ngoài giương khẩu hiệu hô đả đảo. Đây là hình ảnh không khỏi khiến chúng ta không khỏi đau lòng. Một bộ phận không nhỏ người Việt Nam ở Mỹ vẫn có những nhận thức sai lầm về chiến tranh và bản thân họ cũng đang phải gánh chịu những nỗi đau mà chiến tranh để lại. Mỹ là một quốc gia tự do, thực dụng và phát triển lớn mạnh. Tuy nhiên, ở đó, con người vẫn còn mang trong mình những nỗi đau riêng không dễ gì mất được. Nhưng vẫn có những điểm sáng tác giả đã bắt gặp ở nơi đây. Đó là hình ảnh về cuộc sống đang dần thay đổi của một phần không nhỏ những Việt kiều. Họ đang dẫn khẳng định bản thân mình trong một hoàn cảnh sống mới, nhiều khó khăn song cũng không ít cơ hội.

Như vậy, có thể nói lần thứ hai đến với nước Mỹ của tác giả đã mang những ý nghĩa khác. Không còn là sự háo hức của một tâm hồn non trẻ với sự hào hứng vì lần đầu tiên được khám phá một chân trời mới mà

43

là cái nhìn của một người đã từng trải với những cảm nhận và nhận định tinh tế không khỏi khiến ta phải suy nghĩ.

Lần thứ ba tác giả trở lại nước Mỹ theo lời mời của trung tâm trao đổi văn hóa giáo dục với Việt Nam của tổ chức CIEE. Lần này đi, tác giả đã chủ động hơn, không còn cảm giác háo hức cũng như lo lắng như hai lần trước nữa. Cuộc hành trình diễn ra một cách thoải mái và dễ chịu. Lần thứ ba sang Mỹ theo chương trình mời với mục đích đi tham quan, đến nhiều trường Đại học nổi tiếng của Mỹ, gặp gỡ với nhiều giáo sư, nhà nghiên cứu khoa học. Tác giả đã đi qua rất nhiều nơi trên đất Mỹ, đó là: San Francisco, Ithaca, Boston, Washington, New York. Qua mỗi nơi, tác giả đều có những cảm nhận và trải nghiệm riêng. Ở San Fracisco là ấn tượng về những sinh viên Việt Nam vốn là con các gia đình tản cư, đã sống nhiều năm trên đất Mỹ. Tác giả đã cảm nhận những nỗi trăn trở của họ trong cảnh sống tha hương và sự không hòa hợp giữa cá thể và cộng đồng. Đó còn là cuộc gặp gỡ với những nhà dự đoán kinh tế thế giới của Đại học Havard với những suy nghĩ về tình hình kinh tế Việt Nam trong tương lai. Đó còn là chuyến thăm tới Parker House với chiếc bàn làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác giả đã thể hiện sự xúc động, ngậm ngùi về những gì Người đã cống hiến cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Điểm đặc biệt của chuyến đi này là không phải đi để trình bày tham luận hay tham gia phân tích những vấn đề mang tính thời sự, chính trị như hai lần trước. Tuy nhiên, lần này, tác giả đã thể hiện một cách cụ thể, sâu sắc những cảm nhận, suy nghĩ và quan điểm của mình về cuộc chiến tranh Mỹ - Việt và những nỗi đau mà cả hai dân tộc đã phải gánh chịu do chiến tranh gây ra. Đó là cuộc viếng thăm nghĩa trang Arlingcon - một nghĩa trang nổi tiếng của Mỹ với bức tường đen gợi nhớ đến cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Chiến tranh Việt Nam cũng là bài học quý giá cho giới lãnh đạo Mỹ trong thời gian sau này. Ở nơi đất khách quê người, giữa một cuộc sống hiện đại nhưng tác giả vẫn hướng

44

tấm lòng về quê hương, đất nước. Tác giả đã rất tinh tế trong việc lựa chọn và phản ánh những chi tiết nhỏ nhưng có sức biểu cảm lớn trong tác phẩm. Đó là hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc nhà đại sứ quán Việt Nam ở New York, là hình ảnh chiếc trống đồng ở trụ sở Liên Hợp Quốc hay đơn giản chỉ là một món ăn đậm hương vị quê hương.

Như vậy, có thể nói Ba lần đến nước Mỹ là những cảm nhận mang màu sắc khác nhau của tác giả trong ba thời kỳ khác nhau. Từ lần đầu tiên với sự mong đợi, háo hức muốn tìm hiểu về một miền đất mới đến lần thứ hai với sự cân nhắc, thận trọng, đòi hỏi bản lĩnh vững vàng và sự khôn khéo. Lần thứ ba không còn háo hức, tò mò tìm hiểu về vùng đất mới, con người mới nữa mà thay vào đó là sự điềm tĩnh, từng trải của một người dường như đã hiểu khá rõ về bản chất và những đặc trưng của vùng đất, con người mà mình sắp tiếp cận. Có thể nói, điều này đã ảnh hưởng đến những cảm nhận rất riêng biệt, độc đáo của tác giả trong chuyến hành trình này. Không chỉ thể hiện một cách khá thoải mái về cuộc chiến tranh Mỹ - Việt mà tác giả còn thể hiện được tấm lòng yêu nước sâu sắc. Có thể nói, đây là một cuốn sách khá thành công khi viết về nước Mỹ, như tác giả Đỗ Quang Hạnh đã nhận xét: “Một lần quyết tâm đọc và chắc cũng như nhiều bạn đọc, với tôi Ba lần đến nước Mỹ là cuốn sách đáng đọc và đọc được” (Báo Lao động, 31/10/2000). Có thể nói, khi viết về nước Mỹ như thế đã là thành công của tác giả.

Như vậy, có thể nói ở đề tài những miền quê đất nước và nước ngoài, tác giả đã tái hiện cuộc hành trình đi đến khắp mọi miền đất nước và những vùng khác nhau trên thế giới giúp chúng ta không chỉ thấy được một cách đầy đủ cuộc hành trình của tác giả mà còn thấy được những đặc trưng riêng của từng vùng. Quan trọng hơn hết, ở đề tài này, tác giả đã thể hiện rõ những suy nghĩ, cảm nhận rất riêng về con người và cuộc sống ở những nơi đã đi qua. Từ đó, chúng ta cũng có thể hiểu được những quan

45

điểm riêng của tác giả về những vấn đề chung. Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy được những đặc điểm quan trọng trong tâm hồn của tác giả. Đó là một con người chín chắn, chừng mực, sáng suốt và có tình yêu quê hương đất nước tha thiết.

2.4. Đề tài chuyện đời thƣờng

Việc phân chia các sáng tác của tác giả theo ba đề tài thực ra chỉ là sự phân chia có tính tương đối bởi vì một số tác phẩm không hẳn thuộc về một đề tài nào cụ thể. Nhiều tác phẩm có thể bao hàm trong nó nhiều ý nghĩa, nhiều câu chuyện, khía cạnh khác nhau của cuộc sống đã được tác giả tiếp cận. Với đề tài chuyện đời thường, có thể nói là sự tập hợp của nhiều tác phẩm có nội dung và cốt truyện tương đối rõ nét. Lẽ dĩ nhiên, đây vẫn là các tác phẩm ký, song xét về mặt nội dung, có nhân vật, sự kiện, diễn biến câu chuyện tương đối rõ nét nên gây được ấn tượng và sự quan tâm của người đọc, người nghe.

Đề tài này là sự tổng hợp những tác phẩm, câu chuyện mà tác giả đã trải qua hoặc được nghe kể từ các nhân vật chính. Đây là những con người rất bình thường và những câu chuyện cũng rất đời thường mà bất kỳ ai cũng có thể trải qua hoặc dễ dàng chứng kiến. Mặc dù chiếm số lượng không lớn trong các tập sách:13/84 tác phẩm của năm tập ký song lại có ý nghĩa, vai trò lớn trong việc biểu hiện quan điểm, cái nhìn của tác giả về cuộc sống. Thậm chí, với đề tài này, sự biểu hiện của tác giả có phần dễ dàng và rõ ràng hơn bởi các tác phẩm ở đây có hơi hướng những câu chuyện kể, không bị gò bó bởi các sự kiện, con số và hơn nữa, nó gắn liền với cuộc sống hàng ngày của tác giả. Một nét rất đặc biệt của loại đề tài này là bên cạnh việc viết về những con người cụ thể, tác giả còn viết về những nhận vật rất đặc biệt như chiếc xe Volga đen của Viện Văn học, những món ăn mang đặc trưng của ẩm thực dân tộc hoặc được du nhập từ nước ngoài vào. Một điều có thể dễ dàng nhận thấy là các nhân vật trong

46

các tác phẩm này đều là những con người hết sức bình dị, quen thuộc trong đời sống. Trong đó, phần lớn là những người lao động với cuộc sống còn nhiều khó khăn, gian khổ. Đó là những người đạp xích lô trong Hà Nội

xích lô đối thoại ký, là những người chở xe ôm trong Xe ôm Hà Nội. Đó

còn là bức tranh cuộc sống đa sắc màu của những anh cắt tóc, những chị bán rau, những thầy cô giáo nghèo trong cảnh sống còn nhiều khó khăn, vất vả nơi đầu ô, trong những khu tập thể hay ở những con phố nghèo.

Như đã nói ở trên, mặc dù đây là những tác phẩm mang hơi hướng những truyện ngắn song những đặc trưng của ký vẫn được tác giả thể hiện rõ nét. Điều đầu tiên có thể dẫn ra là dù tiếp cận với những con người hay sự kiện nào, tác giả thường dành một số lượng câu chữ không nhỏ để tìm hiểu về lịch sử hoặc những đặc điểm của các nhân vật, sự kiện đó. Khi tìm hiểu về cuộc đời, tâm tư tình cảm của những con người làm nghề xe ôm hay đạp xích lô, tác giả không chỉ đi vào việc tìm hiểu về lịch sử phát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong ký của Hà Minh Đức (Trang 42)