3. Ngôn ngữ thơ
3.5. Kỹ thuật “nhân bản sao” (Hệ thống “module bội số multiple modula
modula method)
“Nhân bản sao” là từ một đơn vị gốc (một âm, một từ, một câu), tác giả “chụp” lại thành nhiều bản, tạo ra các biến thể mới bằng nhiều thủ thuật: đảo vị trí trật tự của các từ so với mẫu gốc, cắt rời các từ trong mẫu gốc ra thành những đơn vị độc lập rồi tạo ra những kết hợp mới đầy tai quái, hoặc cấp cho các biến thể một hình thái tồn tại thị giác mới. Kỹ thuật này đƣợc Trần Dần sử dụng rộng rãi trong các tác phẩm Mùa sạch, Jờ Joạcx… Đơn cử nhƣ:
Tôi nhất thích công tác ở quả đất mùa Khi nốt chân mùa dày dạy gió mùa Giọt đèn mùa lẩy bẩy đèn mùa
(…) Tôi nhất thích công tác ở quả đất mùa
Khi nụ cƣời mùa mát rƣợi phố mùa
Ngày nghỉ mùa chi chít gái trai mùa… (Mùa sạch)
Ở đây, những từ chủ đạo lúc đầu giữ nguyên nghĩa của từ loại (gió
mùa, ngày nghỉ mùa, nền sạch, áo sạch), nhƣng đa số đƣợc chuyển nghĩa, biến hóa thành từ định tính cho mọi khái niệm (phố mùa, nụ cƣời mùa, đùi
mùa, gái trai mùa, tay thu cấy thu…). Cách triển khai các từ chủ đạo lặp đi
lặp lại một kiểu kết hợp đầy ngẫu hứng, bất chấp mọi logic thông thƣờng đến độ nhƣ mất trí, nhƣ ma ám… này giúp chúng sinh sôi bất tận và đƣa ông trở thành giáo chủ thi ca trong việc tạo ra những tín đồ đến mức cuồng tín chữ trong sự lệch chuẩn tối đa so với tƣ duy ngôn ngữ xã hội. Dƣờng nhƣ điều đó đƣợc tạo ra với mục đích cấp cho thơ quyền năng nhằm chống lại sự áp đặt của tƣ duy ngôn ngữ xã hội, đƣa thơ trở thành thứ ngôn ngữ độc tôn trong sự
giao tiếp của tâm hồn nhà thơ. Có lẽ Trần Dần muốn khẳng định lại điều Bakhtin đã viết: “Ngôn ngữ thi ca trở thành ngôn ngữ quyền uy, giáo điều và bảo thủ, nó tự ngăn cách mình khỏi ảnh hƣởng của những phƣơng ngữ xã hội ngoài văn học. Chính vì thế, trên miếng đất thơ ca có thể xuất hiện tƣ tƣởng về một ngôn ngữ thơ ca đặc biệt, ngôn ngữ của thần linh, ngôn ngữ của giáo chủ thơ ca”.
Những tìm tòi này cho thấy Trần Dần không bị ràng buộc nhiều, không băn khoăn day dứt trƣớc áp lực của truyền thống tích đọng trong ngôn từ, không bị ngôn từ đè nén cách nhìn, cách nghĩ nên ông luôn tạo đƣợc cho mình một cái nhìn nhẹ nhõm của ngƣời luôn chơi đùa với ngôn từ.
Nỗ lực cách tân này của Trần Dần phù hợp với chủ trƣơng, xu hƣớng hành ngôn theo quan điểm “tạo sinh” (tức chú trọng khai thác tiềm năng phát nghĩa mới của ngôn từ) mà ông hằng theo đuổi. Nhƣng đến nay, sự mã hóa ngôn ngữ thơ ca trong quá trình sáng tạo và trên văn bản thơ của Trần Dần vẫn còn là sự bí ẩn đầy thách thức đối với nhiều ngƣời đọc.
3.6. Tạo nhạc điệu là mục đích tối thượng của thơ
Tính nhạc trong thơ luôn đƣợc coi trọng và có tác dụng chi phối đến cách hành xử với ngôn từ của Trần Dần. Bản Tuyên ngôn tượng trưng do Trần Dần chấp bút đã khẳng định: “Âm nhạc trong thơ không phải chỉ kết hợp hoàn toàn bởi những cú điệu số học, những luật lệ trắc bằng (…). Nói đến âm nhạc trong thơ phải nói đến sức khêu gợi của chữ” [5, 57]. Trong Sổ bụi 1981, ông cho rằng: Con chữ cổ truyền quan trọng á duy nhất nghĩa. Bây
giờ - một hồi quan trọng hình âm/ ngữ âm lớn hơn ngữ nghĩa. Ở điểm này,
Trần Dần vừa có điểm tƣơng đồng, vừa tách ra khỏi quỹ đạo của thơ truyền thống (bao gồm cả thơ tiền chiến) vốn coi trọng nhạc tính, nhƣng là thứ nhạc đƣợc toát lên từ cách phối hợp theo luật bằng trắc nhịp nhàng, êm đềm.
Bẩm sinh thơ phải có hình ảnh, âm thanh, nhạc điệu và những trƣờng liên tƣởng bất tận. Thơ Trần Dần có đủ những phẩm chất ấy. Ông không chuộng vần, mà chuộng nhạc, mang đậm thi pháp của chủ nghĩa tƣợng trƣng: phát huy tối đa tinh thần âm nhạc trong thơ. Và hơn thế, nhịp điệu nổi lên nhƣ một cảm hứng sáng tạo, một sự “cố tình của bút pháp” và trở thành một cơ chế tổ chức văn bản. Nhiều khi nhạc điệu gồ lên, hiển hiện ra mặt chữ, bứt ra khỏi chữ nhƣ:
Terr Cie i i i i i i ici i i i... i i .. JULIET HÔM QA Đi
i i i ici i i i Cie THI SĨ ĐÂU ĐỂ THIC NGi
nhƣ ri i i Cie i Terr i KHẨN CẤP KHÓC NHƢ Ri i i .. i i (Con I)
Trần Dần thƣờng tìm cách biến nhịp điệu thành nội dung của thơ, và ở khía cạnh nào đó, ông đã thành công. Mỗi tác phẩm của Trần Dần dƣờng nhƣ là một sự giễu cợt cảm quan thẩm mỹ đã cũ mòn về thơ với giọng điệu tƣng tửng, cà khịa nhằm mục đích cƣỡng lại thói quen vốn chỉ thích những gì du dƣơng, êm ái của phần đông ngƣời thƣởng thức. Ta thƣờng gặp trong thơ ông giọng điệu tƣng tửng, cà khịa, gây gổ với sự an nhiên cố hữu bấy lâu nơi ngƣời đọc.
Nhịp điệu thơ Trần Dần thƣờng trúc trắc, tiết tấu căng, dồn nén trong những câu thơ ngắn gọn đan xen tiết tấu chùng:
Hay là ngủ
nhƣ ngƣời lính trận, quật ngã tình riêng
nhƣ
Nhƣng
chính đôi-môi những-viên-đạn-dạn-dày
đêm trừ tịch càng kêu
càng đắng! (Đây Việt Bắc)
Nhạc điệu thơ đƣợc gợi ra không phải từ vần, mà từ chính thể thơ, sự dấp dính của ngôn ngữ, thanh điệu. Đó là cách diễn tả một cách thấm thía những mâu thuẫn bên trong nhân vật trữ tình: muốn vùng vẫy thoát khỏi hiện thực nhƣng bất lực. Có thể nhận thấy mỗi bài thơ trong suốt đời thơ của ông là một bản nhạc chất chứa tâm trạng. Những bản nhạc đó đƣợc tạo ra bằng nhiều cách nhƣ: Sử dụng thể thơ bậc thang với những nhịp ngắt tạo ra khoảng ngừng lặng lâu hơn câu thơ thông thƣờng, tạo ra sức gợi lớn. Nhƣng không ít trƣờng hợp câu thơ bị rời rạc, vụn vặt một cách không cần thiết (Điều này đã đƣợc nói kỹ hơn ở mục 1 phần I trên). Những bố cục âm thanh còn đƣợc tạo ra bằng cách làm nhòe âm gốc, coi trọng âm hơn nghĩa (Xin xem thêm trong mục 2 và 3 phần III). Ngoài ra, trong Mùa sạch, Jờ Joạcx, Trần Dần còn sử dụng một cách riết róng phép láy, phép điệp từ, điệp ngữ (điệp phụ âm đầu, điệp nguyên âm hoặc khuôn âm, lặp đi lặp lại một từ, một kiểu kết hợp đầy ngẫu hứng) để tạo nên bản giao hƣởng với nhiều bè phối hợp: Lúc mạnh mẽ, dồn dập, lúc đều đều, chầm chậm vang vọng nhƣ một giọng kể, đếm trong đồng dao; mật độ dày đặc các kiều câu có cùng cấu trúc, (liệt kê, sóng đôi, đối ngẫu, câu định nghĩa, giải thích, lặp thành phần…) rõ ràng nhằm trƣớc hết tạo nhịp điệu. Sự lặp lại ở cấp độ “câu” và “từ” làm nhịp điệu nổi hẳn lên bề mặt văn bản.
Thậm chí, để tạo ra nhạc điệu cho tác phẩm của mình, Trần Dần đã không ngần ngại thay đổi cả những nguyên tắc chính tả nhƣ: nhân phụ âm “i” (trong Con I) khiến chữ, từ có sự dấp dính, lan tỏa nhƣ những vòng sóng
nối tiếp nhau luân hồi. Sự lƣợc bớt phần vần, làm tiêu biến một phần của chữ (Vạn lịc, tôi ngía…) khiến âm thanh nhƣ nghẹn tắc, không thể phát ra tròn lời. Bằng cách thêm âm “x” vào hậu tố: jờ joạcx, đồ đạcx… Trần Dần đã làm cho âm thanh nhƣ tắc lại nhằm diễn tả trạng thái bức bối, ngột ngạt, tạo ra nhịp điệu thơ trúc trắc. Việc thêm các dấu kép ngăn cách âm đầu và âm chính cũng đƣợc ông sử dụng:
Phố líu nh˝íu lìu nh˝ìu ngƣời/Vivu đi ngò ngò thòi Ngoáng chim loi ch˝oi lòi ch˝òi
Thì thoi tôi ngày vọt v˝òi (Con OEE)
Những thủ pháp trên khiến âm thanh nhƣ bị dồn nén lại, giúp tác giả diễn tả trạng thái ngột ngạt, bức bối đến nỗi khó diễn tả thành lời hoàn chỉnh thông thƣờng. Nhìn rộng ra, đó có thể đƣợc xem nhƣ là những bản nhạc bằng thơ chất chứa tâm trạng.
Khác với thơ truyền thống và thơ Mới, cũng coi trọng nhạc tính, nhƣng là thứ nhạc tính đƣợc toát lên từ cách phối hợp theo luật bằng trắc nhịp nhàng, êm đềm, Trần Dần cùng bạn bè ông nổi loạn chống lại mọi sự sắp xếp. Trần Dần và nhiều ngƣời cùng chí hƣớng với ông muốn âm thanh phải là tiếng vang của nghĩa, bản thân nó làm nên nghĩa:
Con chữ cổ truyền quan trọng á duy nhất nghĩa. Bây giờ - một hồi coi trọng hình âm
âm ngữ lớn hơn ngữ nghĩa (Sổ bụi 1981)
Nhạc đƣợc đẩy lên thành chuẩn mực cao nhất của thơ. Với Trần Dần, mỗi bài thơ nhƣ thể là một cuộc kiếm tìm nhằm tìm ra một nền tảng nhạc tính mới, nhƣ âm nhạc đã liên tục biến thể.
Tiểu kết chƣơng
Trong thơ Trần Dần ta thƣờng thấy có mối ràng buộc lỏng lẻo giữa ngôn ngữ xã hội và sự lệch chuẩn ngôn ngữ của nhà thơ. Theo chúng tôi, sự lệch chuẩn của ngôn ngữ thi ca là một trong những biểu hiện đặc trƣng trong công việc sáng tạo của nhà thơ và dấu ấn của anh ta, dù là biểu hiện tích cực hay cực đoan. Và rõ ràng, “Sự cách tân ngôn ngữ thơ ca, tổ chức, cấu trúc thơ ca bản thân nó đã đƣợc đánh giá là một sự cách tân, một sự giải phóng, một cuộc cách mạng thì không thể nào không kèm theo sự đổi mới ít ra là cách nhìn, chứ chƣa nói đến tầm nhìn, là nội dung tƣ tƣởng có đổi mới đƣa đến sự giải phóng ngôn ngữ thơ ca” [9, 170].
Thơ ông nhƣng nhức những con chữ chuyên chở tâm huyết của một đời sống chết với thơ. Ông thổi sự sống vào những con chữ, khiến chúng thình lình cựa quậy trong tâm thức ngƣời đọc thơ, tạo ra những cảm nhận phong phú, phức tạp. Vì vậy, cũng với những con chữ trong tiếng Việt, vẫn những âm thanh ấy trong tiếng Việt mà dƣới bàn tay của Trần Dần, chúng có thể đƣa đến những cảm nhận hết sức bất ngờ, mới mẻ và đầy tinh thần gợi mở. Ở góc nhìn này, Trần Dần đã khẳng định ông là nhà thơ của sự thức nhận ngôn từ.
Nhƣng mặt khác, trong thơ ông, ngƣời đọc gặp không ít những câu nói phi thơ, bất chấp những thuộc tính của thi ca, toan lấy cách tân (chứ không phải lấy thi ca) làm mục đích. Do đó, nhiều khi ngƣời đọc chƣa kịp nhận ra chân giá trị của những cách tân về mặt ngôn ngữ thơ của ông họ đã vấp phải những câu nói phi thơ ấy và liền quay lƣng lại, khiến thơ ông ít đƣợc biết đến và nhìn nhận một cách thấu đáo hơn. Tuy vậy, chúng ta cần công bằng hơn để nhận thấy rằng Trần Dần đã làm đƣợc nhiều điều cho ngôn ngữ và nhiều mặt khác của thơ Việt Nam.
PHẦN KẾT LUẬN
1. Viết về Nhân văn - Giai phẩm là viết về một giai đoạn và một tinh thần văn học. Tác phẩm của nhiều nhà thơ tham dự phong trào này có khi chƣa hay nhƣng không ít trong số đó có ý nghĩa khơi mở, dự báo về một quan niệm, một mô hình, một bút pháp nghệ thuật mới. Nếu các nhà thơ trẻ nhƣ Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thƣ, Nguyễn Hữu Hồng Minh, nhóm Mở miệng hay Những con ngựa trời… còn đang trong giai đoạn tìm tòi, thể
nghiệm cách tân hình thức thơ ca thì các nhà thơ Trần Dần, Lê Đạt, Dƣơng Tƣờng… đã chủ động thực hiện và kêu gọi cách tân trong các sáng tác của mình từ những năm sáu mƣơi của thế kỷ XX, thậm chí còn sớm hơn nữa với
Bản tuyên ngôn tượng trưng của nhóm Dạ đài. Và dù ở mọi chặng đƣờng
sáng tác khác nhau, ý thức cách tân của họ đều rất rõ ràng, cƣơng quyết. Để làm đƣợc điều đó, hẳn Trần Dần và những ngƣời trong nhóm Dạ đài phải có tình yêu nghệ thuật sâu sắc trên nền tảng những tƣ tƣởng, nhận
thức hiện đại và giàu khát vọng của ngƣời nghệ sĩ. Mục đích của những tìm tòi, cách tân đó không nằm ngoài mong mỏi nhằm đóng góp một chút gì mới mẻ, hữu ích cho nền thơ dân tộc khi lịch sử đã sang trang. Dù phải vƣợt qua nhiều sóng gió trong cuộc đời và trong suốt hành trình thơ nhƣng Trần Dần vẫn không chùn bƣớc; ông vẫn bền bỉ theo đuổi con đƣờng của nghệ thuật mà ông cho là chân chính nhất. Chính vì tinh thần đó, có thể nói rằng ông đã hoàn thành sứ mệnh của ngƣời nghệ sĩ chân chính dẫu có đôi khi ông đi quá xa địa hạt văn chƣơng và những sáng tác đó không dễ đƣợc chấp nhận trong bối cảnh xã hội đƣơng thời. Nhìn rộng ra, điều đó có căn nguyên sâu xa từ sự không thống nhất trong việc nhìn nhận và giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, giữa con ngƣời nghệ sĩ với con ngƣời công dân, giữa văn chƣơng với những yêu cầu của cách mạng của Trần Dần và Dạ đài với yêu
cầu chung của thời đại và của giới lãnh đạo văn nghệ. Vì vậy, không ít ngƣời cho rằng nếu không có cuộc kháng chiến chống Pháp thì có lẽ, Trần Dần cùng các thành viên trong nhóm Dạ đài đã ghi nhận đƣợc một điều gì đó sau Thơ mới và Xuân Thu Nhã Tập.
2. Khi có độ lùi thời gian đủ để bình tâm hơn, chúng ta nhận thấy hành động, những phản ứng của Trần Dần nói riêng, và của nhóm Dạ đài nói
chung khi tìm cách khoác cho thơ những chiếc áo mới lạ nhƣ thế chính là một phản ứng có ý nghĩa xã hội. Những phản ứng đó của Nhân văn – Giai
phẩm nói chung, và của Trần Dần nói riêng chƣa giải quyết vấn đề một cách
trọn vẹn để đƣa ra đƣợc một ý niệm mỹ học cụ thể, hoàn toàn mới mẻ. Tuy vậy, chúng ta cần ghi nhận rằng hành động đó đã tạo tiền đề quan trọng và vững chắc để thai nghén và nuôi dƣỡng những ý niệm mỹ học mới cho thơ ca Việt Nam hiện đại. Những ý niệm mỹ học đó đƣợc thể hiện trƣớc hết ở quan niệm độc đáo, mới mẻ về thơ và nhà thơ của Trần Dần; đƣợc cụ thể hóa qua những tìm tòi, cách tân về mặt cảm xúc nghệ thuật và về thi pháp thơ.
Hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng: “Sự xuất hiện một tƣ duy nghệ thuật mới, có tính lịch sử, phụ thuộc vào yêu cầu của thời đại, của ngƣời đọc và của chính bản thân chủ thể sáng tác” [10, 121]. Nhận định này có điểm phù hợp với Trần Dần, nhƣng chỉ đúng ở yếu tố cuối cùng. Sáng tác thơ ca là một nhu cầu tự biểu hiện, một sự thôi thúc tự bên trong nhiều khi mãnh liệt, dồn dập do sự tác động của đời sống gây nên. Và hành trình sáng tác của Trần Dần chính là biểu hiện trọn vẹn nhất của sự thôi thúc mãnh liệt, ráo riết đó.
Với vai trò của những ngƣời tiên phong trong việc ráo riết đòi hỏi đổi mới thơ ca hiện đại, những ngƣời trong nhóm Dạ đài nói chung và Trần Dần nói riêng chắc chắn không tránh khỏi những biểu hiện cực đoan. Nhƣng, vƣợt qua những cực đoan đó, chúng ta cần khẳng định và ghi nhận những
đóng góp của họ trong việc mang đến những tìm tòi mới mẻ, táo bạo và có giá trị cho thơ trữ tình Việt Nam hiện đại.
3. Những tìm tòi và cách tân có tính chủ động và hệ thống của Trần Dần đƣợc thấy rõ nhất trong quan niệm về thơ và nhà thơ, xúc cảm mới mẻ. Về mặt thi pháp, thơ Trần Dần đã làm nên những cách tân mạnh mẽ và quyết liệt trong hình tƣợng, thể loại và thể thơ và ngôn ngữ thơ. Những tìm tòi đó của Trần Dần có chỗ mới mẻ và đạt hiệu quả thẩm mỹ cao, và dù có không ít khi ông đi quá xa địa hạt văn chƣơng, nhƣng đó là khát vọng thật sự chân thành cho một sự đổi mới. Có lẽ trong tâm thức của Trần Dần, sự tìm tòi ở đây xuất phát từ nghệ thuật và chỉ muốn dừng lại ở nghệ thuật, vì nghệ thuật thuần túy.
Sự thất bại hay thành công của thơ ông không phải là điều quá quan trọng, mà là một dấu mốc cho những thế hệ mai sau đỡ bị vấp ngã. Nhìn lại