Nghệ thuật biểu hiện cảm xúc trong thơ Trần Dần

Một phần của tài liệu Những cách tân trong thơ Trần Dần (Trang 63)

2. Cảm xúc nghệ thuật

2.2.Nghệ thuật biểu hiện cảm xúc trong thơ Trần Dần

Để thể hiện những xôn xao trong thế giới cảm xúc của mình, Trần Dần một mặt tiếp nhận những thủ pháp chuyển đổi cảm giác đã đƣợc sử dụng khá phổ biến trƣớc đó, nhƣng đẩy nó lên mức mới; mặt khác, ông khai thác triệt để từng con chữ, khiến nó bật ra những cảm xúc mới mẻ, đầy bất ngờ và gợi cảm.

Về mặt miêu tả, thủ pháp “chuyển đối cảm giác” từ thời Thơ mới đƣợc Trần Dần tiếp nhận và vận dụng khá tinh tế. Đến tay Trần Dần, thủ pháp này không chỉ là chuyển đổi sự thức nhận giữa các giác quan nhƣ các nhà Thơ mới vẫn làm và đạt đƣợc khá nhiều thành công nhƣ:

Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời,

Đàn ghê nhƣ nƣớc, lạnh, trời ơi…(Nguyệt cầm – Xuân Diệu)

Bâng khuâng chân tiếc giậm lên vàng,

Tôi sợ đƣờng trăng tiếng dậy vang (Trăng – Xuân Diệu)

Và Hoàng Cầm – một trong những nhà thơ cùng chí hƣớng với Trần Dần - cũng chƣa đi xa hơn thủ pháp quen thuộc đó của Thơ mới đƣợc là bao:

Đứng bên này sông sao nhớ tiếc Sao xót xa nhƣ rụng bàn tay

(…)Những cô hàng xén răng đen

Cƣời nhƣ mùa thu tỏa nắng (Bên kia sông Đuống)

Thơ Trần Dần không chỉ có vậy, mà còn là sự chuyển đổi của những ấn tƣợng: ấn tƣợng thị giác, ấn tƣợng thính giác, thậm chí là cả linh giác. Biến hoá ở một cấp độ khác là những hình ảnh biểu trƣng của cảm giác:

Có lẽ thu rồi em nhỉ

Em chớ khóc nhiều vàng ố ngã tƣ xƣa (Cổng tỉnh)

Vòm lá pha chim/ Xòe cành chi chít hót (Bài thơ phố)

Tôi cô đơn trời xanh cô đơn trời tím

Hãy cho tôi một ngày – một ngày thơ ấu hẳn

Hãy cho tôi một góc phố nào sƣơng xuống thật thơ ngây

(Cổng tỉnh) Sự biến hoá thú vị này nhờ vào sự vận động của dòng cảm xúc. Xuất phát từ những ấn tƣợng độc đáo, đƣợc đẩy lên thành cảm xúc, nhà thơ đã tạo ra những biểu tƣợng hình ảnh có tính tƣợng trƣng rất cao, khiến ngƣời đọc phải sử dụng đồng thời nhiều giác quan để cảm nhận. Điều này thống nhất với chủ trƣơng đề ra từ thời Tuyên ngôn tượng trưng và trong suốt đời thơ Trần Dần: thơ không chỉ còn là “truyền cảm”, mà tiến tới yêu cầu “gợi cảm”, ngƣời đọc tự khai mở tâm hồn mình để nắm bắt những rung động tế vi nhất.

Vắt kiệt mình trên từng con chữ, Trần Dần cũng đã khai mở đƣợc cánh cửa đầy bí ẩn của ngôn ngữ để bắt nó làm công cụ chuyên chở thế giới cảm xúc của mình. Ông phát hiện ra tiềm năng to lớn của kiểu nói thông báo đời thƣờng của ngôn ngữ thơ. Khẩu ngữ, lối diễn đạt theo điệu nói hằng ngày, ẩn dụ, ngoa dụ, kết hợp lối mạn họa biểu đạt đƣợc cái thần của đối tƣợng phản ánh, đi vào lòng ngƣời bởi sự dễ hiểu, gần gũi. Nhờ đó, nhà thơ thƣờng bộc lộ trực tiếp cảm xúc bằng những câu thơ gần với lời nói hằng ngày, nhƣ:

Mẹ hĩm! Bố cu! Kìa nhìn đại lộ/ Điện khạc ò ò... (Cổng tỉnh)

“Ối! Con ơi!” Sầm! Lửa lên từng cột

“Con ôi!” Tóc lấm xổ tăng-xê (Cổng tỉnh)

Khám phá này vừa giúp cho Trần Dần dễ dàng bộc lộ cảm xúc, vừa tạo cho thơ có một độ căng mới so với mặt bằng thơ đƣơng thời. Khánh Phƣơng đã rất tinh tế khi nhận ra: “Kiểu lời nói này tất yếu thúc đẩy ông phải hiện thực hoá cho đƣợc những cảm xúc trong dạng vẻ của những cảm giác vật chất (…). Sự bùng nổ cảm giác vật chất, sự kích hoạt những tín hiệu cảm xúc trên từng câu chữ, giúp bộc lộ một cách cực đoan, mãnh liệt con ngƣời thơ, con ngƣời với cảm thức không còn đƣờng thoái lui, mới mẻ và đầy sức công phá

(…). Tại sao phải xoá nhoà ranh giới giữa thơ và lời nói thƣờng? Một lần nữa, lại là nhu cầu tự thân của cảm xúc, ở dạng thông báo, hiển nhiên, trực tiếp, không bị tán xạ qua sự khuyếch trƣơng nhiêu khê của thơ truyền thống” [40, internet]. Hầu nhƣ toàn bộ lời thơ Trần Dần là lời nói hàng ngày, là lời phân trần, kể lể, kêu gọi, hỏi han với ngữ điệu tự nhiên của cảm xúc cá nhân. Điều đó làm cho thơ trở nên thực hơn, đối với ngƣời khác và đối với chính Trần Dần.

Điều đặc biệt là Trần Dần rất ít sử dụng những từ ngữ chỉ cảm giác, cảm xúc trong thơ; nhƣng vẫn gợi lên trong lòng ngƣời đọc bao điều âm ỉ, day dứt khôn nguôi. Hiệu ứng cảm xúc đó đƣợc tạo ra từ việc sử dụng nhiều ngôn ngữ có tính biểu tƣợng cao. Chúng đem lại hiệu quả tức thời, nhƣng vẫn có sức khái quát và cao hơn cảm giác:

Tình yêu/không phải là/ những chiếc toa đen con tàu cuộc sống/tùy chuyến đi/ mà cắt bỏ hoặc nối thêm/Mà tự nó là/ một ĐẦU TÀU HỎA có nghìn toa/ buổi – sáng/ buổi – không đèn Triệu mã lực/ con tàu điên/ tàu dại

nó đâm bừa/ gãy cẳng/ ngày đêm

nó hú chết/ thời gian/ khoảng cách (Tình yêu)

Các nhà cách tân thơ trong Dạ đài nói chung và Trần Dần nói riêng, trong hành trình cách tân bền bỉ của mình thƣờng phá bỏ khuôn khổ của thể loại và vần nhƣng vẫn luôn nƣơng vào cảm xúc, âm và chữ. Chính cảm xúc chân thật và mạnh mẽ đã làm tiền đề cho âm và chữ nƣơng vào để cất lên thành thơ. Trong hành trình khám phá thế giới cảm xúc của mình, Trần Dần không chỉ cá thể hoá lời nói, mà còn chủ thể hoá, cá thể hoá cảm xúc trong thơ bằng những giọng điệu khác nhau, lúc thủ thỉ nhẹ nhàng, lúc ân cần thân mật, lúc trầm ngâm, sắc lạnh, bình thản… Hơn nữa, lối liên tƣởng khoáng

đạt, táo bạo, không gây nhàm chán nơi ngƣời đọc, đƣợc soi rọi từ một tƣ duy sắc sảo, ƣa tìm tòi đã khiến hầu hết thế giới thơ Trần Dần đều đƣợc tắm mình trong cảm xúc chân thành, nồng nhiệt với hệ thống hình ảnh kỳ thú, mới lạ đầy sức hấp dẫn và thuyết phục.

Có giai đoạn dài thơ Trần Dần thƣờng đƣợc biểu hiện ở dạng độc thoại, kiểu nhƣ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tôi hát – tôi mát- tôi xạt/ tôi ngạt – tôi thạt – tôi đạt tôi phạt – tôi lạc tạc/ tôi vác – tôi xốc lốc

tôi thúc – tôi múc – tôi xúc/tôi đúc – tôi khục – tôi pục tôi đục – tôi đoác (Quả đạt)

Hay:

Tôi nhất thích công tác ở Việt Nam mùa Nơi bắc cầu mùa/ Nơi ngâm hạt mùa Nơi chăn tằm mùa/ Nơi bửa núi mùa Nơi vƣợt biển mùa/ Xào xạc gió mùa

Mùa Việt Nam trên quả đất mùa (Mùa sạch)

Những lời độc thoại đó tràn ra và tạo thành một thế giới phiếm định liên hoàn. Thế giới đó đƣợc tạo ra từ tính ngẫu hứng của xúc cảm trong mạch thơ. Nhà thơ có thể đƣa vào thơ một hình ảnh nào vừa vụt hiện bất kể nó có nằm trong trƣờng cảm xúc hay không; và hệ quả là nó làm cộng hƣởng vang dội lên một cảm giác vô nghĩa, rối bời của con ngƣời khao khát những giá trị thực tại nhƣng lại bị buộc chặt vào cái vô nghĩa. Thế giới ấy cũng giúp nhà thơ mở rộng biên độ cảm xúc trong thơ, khiến thơ ông có biên độ cảm xúc phóng khoáng, không bị gò bó bởi câu chữ, luật lệ. Bằng lối viết độc đáo của mình, ông đã thiết lập đƣợc không gian cảm xúc trong thơ. Không gian ấy là trƣờng lực vừa gây một áp lực đầy thách thức, vừa là một sự quyến rũ với ngƣời đọc.

Tiểu kết chƣơng

Xúc cảm nghệ thuật trong thơ Trần Dần mới ở cách cảm, cách nghĩ và đặc biệt ở cách thể hiện. Thơ Trần Dần là sự bung mở trong cảm xúc bị dồn nén, đó là sự dồn nén cảm xúc một cách có ý thức. Bởi vậy, thơ ông là sự hòa trộn giữa cảm, giữa tình, giữa lý, văn hóa và học vấn. Nhờ đó, những ý tƣởng lớn, hay những suy nghĩ day dứt dằn vặt về nhiều điều đều đƣợc chuyển tải đến ngƣời xem khá đầy đủ và tự nhiên. Cảm xúc trong thơ đƣợc mã hoá bằng nhịp điệu, bằng hệ thống hình tƣợng, lắng kết trong hệ thống ngôn ngữ. Câu thơ chỉ có thể cất cánh khi cảm xúc đã thực sự tràn đầy. Và Trần Dần đã viết đƣợc khá nhiều tác phẩm có sức bay bền bỉ, mạnh mẽ. Cũng không it khi cảm xúc thơ bị bẻ gãy bởi cách ngắt nhịp câu thơ một cách không cần thiết, hoặc một đôi chỗ cách tân không mấy sáng suốt khiến cảm xúc thơ bị gãy cánh, không thể cất lên đƣợc. (Điều này sẽ đƣợc nói kỹ hơn trong phần cách tân về ngôn ngữ thơ ở chƣơng 3).

Ở đây chúng ta cần nhắc lại nhận định của nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Bình, rằng “Đánh giá văn học hiện đại rõ ràng không nên chỉ dựa vào tiêu chí hay. Nó đúng nhƣng chƣa đủ để định giá chính xác cho từng tác phẩm. Rất cần một tiêu chí cho những tác phẩm chƣa hay nhƣng có ý nghĩa khơi mở, dự báo về một quan niệm, một mô hình, một bút pháp nghệ thuật mới” [13, 216]. Lời nhận định này tỏ ra khá xác đáng để xem xét những cách tân về mặt cảm xúc nói riêng và nhiều mặt của thơ Trần Dần nói chung. Sự mới lạ về mặt cảm xúc mà thơ Trần Dần mang lại, dẫu không phải luôn là những khoái thú cho ngƣời đọc, nhƣng cũng đã hé mở, làm tiền đề cho những cảm thức mới trong thơ, góp phần đƣa thơ Việt dần chuyển mình sang một dòng chảy giàu cá tính và sức sống mới của thời đại.

Ý tƣởng trong thơ ông đã vƣợt qua những bất cập nhức nhối thƣờng nhật để có cái nhìn bao trùm, khái quát. Đó là thế mạnh. Có điều, giá nhƣ ông bình tĩnh, biết điều tiết để thơ mình mềm hơn, dịu hơn thì hẳn những cách tân của ông sẽ còn đi đƣợc quãng đƣờng dài, rộng hơn rất nhiều.

Chương 3: NHỮNG TÌM TÒI SÁNG TẠO TRONG THI PHÁP THƠ TRẦN DẦN

Cách tân thơ ca không chỉ là đổi mới về hình thức hay nội dung, mà nó phải mang đến một tƣ duy khác, một mỹ học và một tƣ tƣởng khác. Mọi công cuộc đổi mới thơ ca đều đầy thử thách, đòi hỏi ngƣời nghệ sĩ phải dám dấn thân, có đủ bản lĩnh và nền tảng văn hóa để giải phóng tƣ tƣởng của mình và của nhiều ngƣời khỏi những điều cấm kỵ, những điều đã trở thành thiết chế kìm hãm ngƣời cầm bút. Theo những nghĩa đó, Trần Dần đã có những đóng góp không nhỏ trong việc đem đến những cách tân cho thơ Việt. Ở đây, chúng ta xem xét những cách tân về mặt thi pháp của Trần Dần trên các phƣơng diện nhƣ: Thể loại và thể thơ, hệ thống biểu tƣợng và ngôn ngữ thơ.

Một phần của tài liệu Những cách tân trong thơ Trần Dần (Trang 63)