Thay đổi các nguyên tắc chính tả

Một phần của tài liệu Những cách tân trong thơ Trần Dần (Trang 104)

3. Ngôn ngữ thơ

3.1. Thay đổi các nguyên tắc chính tả

Về mặt chữ viết, Trần Dần cố gắng lạ hóa chữ, không để cái nhìn của ngƣời đọc tự động trƣợt đi, mà buộc nó phải dừng lại, để khôi phục lại tự dạng nguyên thủy: gi viết thành j, d viết thành z, ph viết thành f, thêm vào cuối chữ phụ âm nhƣ x (đồ đạcx … là một sẹo jâu tƣơi…), bỏ chữ h ở phụ

âm ch cuối câu (thic, thằng quíc-ss), thay y dài bằng i ngắn nhƣ tôi iêu, iếu mục... Những biến đổi đó phần lớn dựa trên những điểm tƣơng đồng của các

phụ âm đƣợc hoán đổi về mặt ngữ âm. Cách viết này tạo nên âm hƣởng lạ, đôi chỗ có thể gợi cảm giác và có thể hiểu đƣợc. Với kiểu sáng tạo này, ngƣời đọc không thể dùng thói quen, kinh nghiệm chữ của mình để đọc; nhờ đó, ngôn ngữ có sức gợi hơn, dần mất đi độ trơ.

Cách viết này của Trần Dần có nhiều điểm tƣơng đồng nhƣ Đặng Đình Hƣng trong Bến lạ:

Tôi lại đi…/ jữa cái nong hình záng (…)

zính zính…/ những con 8 lộn zọc nhẵn thin nam châm gói trong hạt thóc jống của không biết

Ở đây, ta tƣởng nhƣ tìm thấy ở đó sự tận ngôn cùng thơ. Đó là một trong những hậu quả/ kết quả do sự mải miết truy tìm cái mới lạ cho thơ của các nhà thơ. Cách viết đó tạo ra sự ma sát của từ ngữ vào tâm thức ngƣời đọc, khiến con chữ không thể đi qua một cách ơ hờ. Chữ ở đây nhƣ hàm chứa một sự hỗn độn của một niềm khắc khoải nào đó khó định hình, chƣa thể gọi tên. Khiến ngƣời đọc va đập với ý thức tìm kiếm trong vô thức thơ của tác giả. Đó cũng đƣợc xem nhƣ biểu hiện của một nỗi bất lực của ngƣời nghệ sĩ trƣớc ngôn từ,

Về cú pháp, để tạo nghĩa mới cho từ, cho câu, Trần Dần sử dụng nhiều phép đảo từ, đảo chủ - vị, hoán đổi chức năng của từ loại nhƣ:

Tôi nhất thích công tác ở quả đất mùa (Mùa sạch)

Có nhiều khi những con chữ, những câu đƣợc trình bày bằng nhiều kiểu chữ khác nhau (in/thƣờng), đậm/nhạt khác nhau, chỗ đứng chỗ nghiêng:

“Jốt cuộc jễ hiểu mọi ngƣời đều đồng í đêm qua có jao-cấu-tứ-phía-thật --- mặt trời mọc lọc jữa h o a mƣa... Ja J ƣ - ớ - c. xxxxxxxxxxxxxxxx

tôi sƣớng hết đời không hết sƣớng”.

Những thay đổi các nguyên tắc chính tả trên khiến ngƣời đọc hình dung Trần Dần viết nhƣ để thỏa mãn nhu cầu tạo ra sự bất thƣờng, đi tìm sự tận ngôn trong cách tân thơ. Ở một khía cạnh nào đó có thể ông đã đạt đƣợc những kết quả nhất định; tuy nhiên, sự cách tân này không dễ gợi đƣợc sự đồng cảm ở phần đông ngƣời đọc.

Một phần của tài liệu Những cách tân trong thơ Trần Dần (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)