1/ Quan niệm về nhà thơ và về thơ của Trần Dần
1.2. Quan niệm về thơ
Ngay từ khi mới bƣớc chân vào làng thơ Việt Nam, Trần Dần cùng các bạn đồng chí hƣớng đã trình làng bản Tuyên ngôn tượng trưng, dõng dạc nói lên những vấn đề về thơ, trong đó quan niệm về thơ rất đƣợc chú trọng.
Không tìm thoát ly nhƣ Thơ mới, những ngƣời trong nhóm Dạ đài chủ
trƣơng “thi cảm phải gây trong thực tại”; “Không thể rung cảm chúng ta nữa cái văn chƣơng cổ tích chỉ có một chiều, chỉ nhắc gợi một cõi đất, một tâm tình. Thơ phải cấu tạo bằng tinh chất của vô biên. Sau cái thế giới hiện trên hàng chữ, phải ẩn giấu muôn nghìn thế giới, cả thế giới đƣơng thành và
đƣơng hủy” (Tuyên ngôn tượng trưng). Đó là niềm khao khát về những bài thơ đạt đến giá trị vĩnh hằng lớn lao. Đó cũng là khát vọng về việc thay đổi, làm mới thơ ca theo một lối tƣ duy khác, hƣớng đến những thang bậc giá trị thi ca mới mẻ, táo bạo hơn.
Quan niệm “Thơ không cần lý luận, và cũng không còn phải tự dinh dƣỡng bằng những thi đề rõ rệt” của Dạ đài gần nhƣ là một sự nối tiếp quan niệm về thơ của Xuân Thu nhã tập: Thơ là “một cái gì không giải thích đƣợc, mà không cần giải thích. Nó chiếm đoạt ta tất nhiên, hoàn toàn, tức khắc...” (Thơ) [29, internet]. Quan niệm này đƣợc khai triển khá rõ nét trong chặng cuối của con đƣờng nghệ thuật mà Trần Dần đã dày công gây dựng với Jờ Joạcx, Mùa sạch, Con trắng, Con OEE,… Vì vậy, ông đã từng viết: Thơ với tôi nhƣ tôn giáo không nhà thờ - không giáo chủ. Chẳng tăng sƣ? tôi vẫn chốt ở đền Bay-on chữ. Thơ là mạng sống, là lý lịch thật đời tôi. (Sổ bụi 1988)
Nhóm Dạ đài đƣa ra lý thuyết tiếp nhận thơ từ rất sớm trong bản Tuyên ngôn tượng trưng. Họ cho rằng muốn cảm nhận đƣợc những bài thơ siêu thực, chúng ta không đƣợc chỉ dùng một quan năng tách bạch nào, mà phải đem tất cả linh hồn để lĩnh hội cái hay, cái đẹp của thơ một cách tức khắc. Bởi lẽ, theo họ, thơ là không cần lý luận. Trần Dần tự nhận “thơ tôi là một cơn ác mộng”, “Đọc thơ Trần Dần, các kinh nghiệm cảm thơ cũ luôn có nguy cơ bị xóa sổ; và rất có thể, sẽ là “ác mộng” với độc giả muốn đi tìm nghĩa trƣớc khi tìm cảm giác… chữ không trói vào nghĩa, chữ không bôi vào chỗ trống của vô nghĩa, và cũng không cần phải tự dinh dƣỡng bằng những thi đề rõ rệt?” [33, internet]. Và ông đƣa ra lời khuyên đầy khiêu khích: Bạn
đọc? Nếu mày không trực hiểu? mày hãy chứi và mày không đọc nữa? mất quyền công dân đọc của mày. Quan niệm này của Trần Dần có nhiều điểm
trong Bóng chữ: “Bạn đọc trƣớc khi bƣớc vào bài thơ xin tạm để lại cách đọc tuyến tính thuần duy lý ở ngƣỡng cửa nhƣ ngƣời khách bỏ giày trƣớc khi vào một trà thất Nhật Bản… Bạn hãy thử để những hình ảnh, những con chữ trong câu thơ dắt dẫn trên con đƣờng tâm thức ra khỏi lối đi ngữ nghĩa tiêu dùng một chiều quen thuộc hàng ngày”.
Nhƣ vậy, theo quan niệm của nhóm Dạ đài và Trần Dần, thơ là sự cộng cảm của nhiều quan năng; do đó, họ đòi hỏi đề cao trực cảm, đề cao những rung động hồn nhiên, đề cao sự “buông thả” tự nhiên để cho trực giác lên tiếng. Đây là “hƣớng dẫn sử dụng” giúp ngƣời đọc có thể tiếp cận với thơ Trần Dần ở Jờ Joạcx, Mùa sạch, thơ biến tấu âm, biến tấu chữ… Đó là biểu hiện của sự tiếp biến lý luận thơ ca phƣơng Tây một cách chủ động. Nhƣng những nhà cách tân thơ đó đã vô tình không nhận ra một điều quan trọng: từ lý thuyết của phƣơng Tây đến thực tiễn ở Việt Nam bao giờ cũng tồn tại một khoảng cách mà mấy chục năm sau mới có thể khỏa lấp phần nào. Vì vậy, quan niệm thơ mà Xuân Diệu từng phát biểu, đại ý là: Thơ tự do là mình đặt kỷ luật cho mình, một kỷ luật linh động tùy theo từng trƣờng hợp nhƣng luôn có kỷ luật. Muốn ca, muốn hát mà chẳng theo tiết tấu nhịp nhàng thì sẽ không có ai nghe là một lời góp ý hữu ích, tuy có phần khô cứng và dễ đƣa nhà thơ vào vòng “kỷ luật” thiếu tinh tế trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật.
Tuyên ngôn tượng trưng đƣợc triển khai khá rộng rãi trong hành trình sáng tác của các nghệ sĩ Dạ đài, nhƣng tỏa ra theo những hƣớng không giống nhau. Nếu quan niệm về thơ đƣợc đặt ra trong bản tuyên ngôn hồi Dạ đài
mới xuất hiện mang đậm tính tƣợng trƣng, siêu thực nhƣ cái tên của nó thì đến Trần Dần, quan niệm về thơ của riêng ông có nhiều cành nhánh hƣớng về phía cuộc đời hiện thực, hiện thực ở mức cao đến độ “phải hƣ lên”. Có lẽ không nhiều nhà thơ tỏ ra trăn trở, khắc khoải với câu hỏi “Thơ là gì?” nhƣ Trần Dần trong dặm dài đời thơ và đời ngƣời của ông. Từ khi tạo đƣợc
những ấn tƣợng ban đầu đến những trang viết cuối cùng, ngƣời đọc sẽ thấy rải rác những chiêm nghiệm đặc sắc, thâm thúy và đầy tinh thần dấn thân của ông về thơ. Ít thấy nhà thơ nào đẩy thơ lên vị trí “bản gốc” của cuộc đời chung và là “lí lịch thật” mảnh đời riêng của mình nhƣ Trần Dần:
Tác phẩm là bản gốc? đời là bản sao Ối ôi luôn tam sao thất bản
Vì vậy, theo ông, chỉ có thơ là mạng sống, là lí lịch thật đời tôi? (Sổ bụi 1988). Cũng nhƣ nhiều hiện tƣợng văn học có giá trị khác, với Trần Dần, con ngƣời làm ra thơ, nhƣng thơ cũng góp phần làm nên diện mạo con ngƣời.
Cảm quan này đã đƣa ông đi khá xa so với quan niệm về thơ của Chế Lan Viên – một nhà thơ ƣa triết lý và cũng hay triết luận về thơ. Chế Lan Viên cho rằng “Đời lập phƣơng”, nhƣng thơ chỉ là “bình phƣơng” (Bài Thơ bình phương, đời lập phương), Thơ không phải chỉ đƣa ru mà còn thức tỉnh/ Thơ không phải chỉ ''ơi hời'' mà còn đập bàn quát tháo lo toan (Nghĩ về nghề, nghĩ về thơ, nghĩ…); tức thơ mới chỉ đƣợc xem xét trong tƣơng quan với những “lo toan” về cuộc đời nói chung mà chƣa đƣợc đặt trong mối quan hệ máu thịt với vận mệnh, với “lí lịch thật” của cuộc đời nhà thơ. Có lẽ trong lịch sử văn học Việt Nam nói chung và trong văn học Việt Nam hiện đại nói riêng ít có nhà thơ nào coi trọng thơ đến mức đó nhƣ Trần Dần.
Có lần Trần Dần tuyên bố: "Thơ vì thơ tuyệt đối. Hễ vì bất cứ gì khác, dù cao quí mấy, thơ sẽ chẳng còn là thơ. Không đùa đƣợc với thơ (... ). Những thơ tình, thơ chính trị, bất cứ tính từ nào, đều vô nghĩa với tôi" [5, 475]. Tuyên ngôn trên cho thấy Trần Dần rất mực coi trọng thơ trong cái nghĩa thuần túy nghệ thuật của nó. Điểm nhìn này của Trần Dần tỏ ra không ăn khớp với quan niệm về thơ của Tố Hữu: “Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí”, “Thơ ta đã lấy sự trong sáng, sự dễ lĩnh hội cho số đông ngƣời làm mục tiêu phấn đấu… Tính hiện thực, tính quần chúng (trong
thơ – ngƣời viết chú thích) gắn liền với tính Đảng” [12, 139]. Nhƣng quan niệm đậm màu sắc “nghệ thuật vị nghệ thuật” trên cũng không làm Trần Dần quên rằng: “Tôi rất đồng ý, quần chúng, thời đại là ngƣời giám sát tối cao quyết định nghệ thuật (…). Tổ quốc khó khăn hôm nay đang gọi tên chúng ta với những vần thơ vất vả, tìm tòi, mới mẻ hơn” [28, internet]. Vì vậy, dù thể nghiệm ở mức nào, Trần Dần cũng cố gắng đƣa ra đƣợc “những vần thơ vất vả, tìm tòi” bằng sự lao động cật lực trên từng con chữ của mình.
Đi vào từng khâu lao động của nhà thơ, ông cho rằng: “Tôi giản dị đồng nhất Thơ vào Chữ (…) Ƣu tiên tác nghĩa? Con chữ ƣu tiên. Bọn con Nghĩa phải sáu phía ruồi bu, à à vo ve quanh con Chữ. Chữ nhƣ ám sát sự vật, từ đó đẻ ra Nghĩa mới. Tôi viết – tức là tôi để con Chữ tự mình làm Nghĩa” (Sổ bụi 1988). Trong tay Trần Dần, mỗi con chữ nhƣ một sinh linh, có linh hồn, có quyền quyết định sự sống chết sinh sôi của mình trên trang giấy, cũng có quyền ban phát, “ám sát” hay “đẻ ra” những kẻ “à à vo ve” quanh mình. Ở đây, dƣờng nhƣ ông muốn nhờ thơ, qua thơ để chiêm nghiệm lại nhiều giá trị của cuộc sống. Thơ trong góc nhìn này đƣợc thấy nhƣ một xã hội thu nhỏ với phong phú những trạng thái tinh thần gần với xã hội con ngƣời.
Ở một điểm nhìn khác, thơ vừa là liều thuốc chữa căn bệnh kỳ lạ của nhà thơ:
Thơ là thuốc chữa cho ta, bệnh sống.
Chẳng bệnh gì đâu, chỉ mỗi bệnh sống. Không thơ, lấy jì chữa chạy júp dùm ta? (Sổ thơ 1975)
Thơ còn là nỗi day dứt, niềm trăn trở:
Tôi nhƣ có lời hứa chƣa xong. Có lời nguyền chƣa trọn. Có câu thề còn trăn trở nơi tim - thơ là trò rồ của những kẻ nhƣ tôi.
Chỉ khi nhà thơ sống với đời và sống với thơ đến kiệt cùng, kéo căng mọi chiều kích mới có thể sản sinh ra tâm trạng riết róng đó. Thơ trong cuộc đời Trần Dần vừa nhƣ là một cứu cánh, vừa là niềm tự hào, nhƣng cũng là thứ khiến ông bứt dứt, trằn trọc nhất. Cùng một lúc thơ đƣa nhà thơ lên đỉnh điểm của sự thăng hoa cũng là khi ông phải đối diện với một vực thẳm của những “trò rồ” bởi căn “bệnh sống” mà thơ là nguồn lây nhiễm.
Những nét trong quan niệm thơ của Trần Dần trên có nhiều điểm gần với với quan niệm về thơ của những tác giả cùng chí hƣớng trong Nhân văn – Giai phẩm: Lê Đạt, Dƣơng Tƣờng, Văn Cao, Hoàng Cầm... Đơn cử nhƣ Lê
Đạt; ông cho rằng thơ phải ca ngợi:
Những con ngƣời dám cả gan đánh bốc
Với những già nua cũ kỹ của cuộc đời (Đụng long mạch)
mà không sợ “đụng long mạch” đã đè nặng lên bao ngƣời. Đó phải là những ngƣời có tƣ tƣởng cấp tiến và “cả gan”. Hơn nữa, để có đƣợc những câu thơ, bài thơ hay, ngoài những đức tính nhƣ “siêng năng, có lòng thành” nhà thơ còn phải “biết chờ”:
Mọi câu thơ hay đều kỳ ngộ.
Hẳn phải siêng năng, có lòng thành và nhất là biết chờ
ngƣời đẹp vỏ chữ bƣớc ra
giờ các con phe đi ngủ (Chiều Bích Câu)
Từ góc nhìn này ta thấy giữa Lê Đạt và Trần Dần dù có những điểm tƣơng đồng trong yêu cầu về nền tảng tƣ tƣởng và tinh thần cách tân; nhƣng nhà thơ của Lê Đạt nhƣ vẫn bị động, có tƣ tƣởng nhƣng chƣa đủ tiềm lực và sự riết róng để có thể tung hê mọi ràng buộc cƣơng tỏa nhƣ nhà thơ trong con mắt sắc sảo, quyết liệt của Trần Dần.
Ngoài ra, thơ luôn đƣợc Trần Dần đặt trên hành trình của sự đổi mới, vận động không ngừng nghỉ: “Thơ phải luôn tự đổi mới… Quen dần trong nếp cũ sẽ không còn khả năng vạch ra cái mới, cái có ích, tức là mất khả năng khám phá, là chết dần với cái cũ lặp lại” [37, internet]. Phát ngôn này tỏ ra phù hợp với hệ thống quan niệm về thơ và nhà thơ của Trần Dần, nó bổ sung và làm rõ hơn tƣ tƣởng và con đƣờng thơ mà ông đã đi trọn đời mình.
Chúng ta có thể nhận thấy những quan niệm về thơ và nhà thơ đƣa ra trên có những cách tân mới mẻ, thú vị (dù vẫn tồn tại ít nhiều cực đoan) nhƣng đã tạo đƣợc nốt nhấn quan trọng của Trần Dần trên thi đàn Việt Nam. Những cách tân trong các tuyên ngôn kể trên trƣớc hết là một “phản ứng” thẩm mĩ cần thiết, nhằm thay đổi những cách nghĩ, cách viết đã kịp trở thành khuôn sáo, thành công thức của thơ ca lúc bấy giờ. Sự cực đoan hay thái quá đó cũng là nhằm mục đích tạo nên “cú sốc” để nhanh chóng thay đổi nhận thức ở ngƣời đọc, từ đó thúc đẩy sự tìm tòi sáng tạo ở ngƣời viết.
* Tiểu kết:
Thơ và nhà thơ luôn là nỗi trăn trở của Trần Dần. Suốt ba mƣơi năm làm thơ trong lặng lẽ, với ông, thơ là hơi thở để sống, là dòng máu nuôi dƣỡng trái tim lúc nào cũng khao khát sống hết mình vì nghệ thuật. Và điều đáng khâm phục là giữa quá nhiều bất trắc của cuộc đời, tiếng thơ ông vẫn không hề đổi giọng. Hành trình của thơ ông là hành trình của một con ngƣời kiên trì và kiên định đi tìm cái mới, cái đẹp của nghệ thuật. Nhờ có thơ và qua thơ, ông đã chiêm nghiệm lại đƣợc nhiều giá trị của cuộc sống.
Những quan niệm về thơ và nhà thơ của Trần Dần đƣợc đúc rút, đánh đổi bằng chính sự “mất máu” của ông trong cuộc khám phá và chinh phục “lô cốt thơ” trong suốt cuộc đời thơ của ông. Trong những phá cách đó có cả sự mới lạ so với quan niệm, kinh nghiệm thơ ca đƣơng thời, có cả sự cực đoan nhất quyết tìm một lối đi chƣa đƣợc định vị trên bản đồ mỹ học. Sự cực
đoan này trƣớc hết đem cho ngƣời đọc cảm giác lạ. Cái lạ chƣa phải là chuẩn mực cao nhất trong sáng tạo nghệ thuật, nó chƣa hẳn đồng nghĩa với cái mới, nhất là cái đặc sắc, độc đáo, nhƣng nó có tác dụng nhƣ “cú hích” có khả năng đánh bật quán tính trong cách cảm nhận, hình dung về thơ và nhà thơ của ngƣời đọc.
Giá trị của sự nghiệp thơ Trần Dần đang ngày càng đƣợc biết đến và khẳng định rõ ràng hơn. Nhƣ nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nhận xét: Trần Dần là hiện tƣợng thơ có “tính độc đáo và mới mẻ, tính cập thời và bền vững của các tác phẩm, tính tiên phong mở đƣờng trong đổi mới thơ, có ảnh hƣởng lớn đến nhiều thế hệ cách tân thơ đƣơng đại…(…) Nhà thơ đã hiện lên nhƣ một chân dung mới mẻ, tài hoa, suốt đời trăn trở tìm tòi đổi mới cho thơ, tạo đƣợc hiệu quả thẩm mỹ. Một tính cách thơ vạm vỡ, gây ấn tƣợng mạnh và nhiều sức thuyết phục trong quyết tâm cách tân”.