2. Cảm xúc nghệ thuật
2.1.2. Mối quan hệ giữa cảm xúc và lý trí trong thơ Trần Dần
Thơ là kết quả của sự sáng tạo trong nhận thức kết hợp với sự thành thực trong cảm xúc. Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, nhà thơ dùng vốn tri thức và văn hóa đã tích hợp đƣợc để miêu tả và nhìn nhận cuộc sống qua lăng kính cảm xúc của mình.Lý trí và xúc cảm đƣợc coi là chất liệu trực tiếp và quan trọng nhất để hình thành nên ý tƣởng sáng tạo của nhà thơ. Một thi phẩm có sức sống là một thi phẩm đạt đƣợc sự hài hòa giữa cảm xúc và lý trí cùng tài năng của nhà thơ. “Thực tế phát triển của thơ là một quá trình tác động qua lại giữa cảm xúc và suy nghĩ. Bài thơ hay là bài thơ bao hàm cả hai phẩm chất ấy. Thuần cảm xúc thơ dễ hời hợt, nông nhẹ, thiếu độ sâu khái quát, thiếu tầm cao tƣ tƣởng; ngƣợc lại, nặng về suy nghĩ, ít cảm xúc thơ sẽ khô khan hoặc rơi vào lý thuyết chung chung trừu tƣợng. Cảm xúc chân thực tạo ra rung động và cảm xúc mở rộng cho những suy nghĩ nối tiếp nảy sinh ra nhiều bài thơ hay (...). Thực tế phát triển của thơ là một quá trình tác động qua lại giữa cảm xúc và suy nghĩ. Bài thơ hay là bài thơ bao hàm cả hai phẩm chất ấy (…). Cảm xúc chân thực tạo ra rung động và cảm xúc mở rộng cho những suy nghĩ nối tiếp” [11, 325].
Nắm đƣợc quy luật sáng tạo này, Trần Dần có nhiều tác phẩm đƣợc tổ chức dựa theo “sự quái đản” của ngôn ngữ, tạo đƣợc hiệu quả thẩm mỹ bất ngờ, vì nó vừa đồng thời thỏa mãn phần nào nhu cầu nhận thức của bộ óc vốn nhiều tò mò của loài ngƣời, vừa khơi dậy ở ngƣời đọc sự đồng cảm sâu xa.
Đặt trong bối cảnh thơ ca kháng chiến Việt Nam, ta thấy Trần Dần đã tạo đƣợc không ít những điểm mới mẻ trong cách xử lý mối quan hệ giữa lý trí và cảm xúc trong thơ.
Sau những năm đầu với cảm xúc bồng bột thời kháng chiến chống Pháp, bƣớc sang thời chống Mỹ cứu nƣớc, thơ kháng chiến “đã nói lên nét mới: hƣớng về chính luận đƣa đến cho thơ cái gân guốc, chắc khỏe và quan trọng hơn là tạo nên cái dõng dạc, khí thế, tập trung tố cáo kẻ thù và ngợi ca,
khẳng định tinh thần chiến đấu, nghị lực cách mạng của nhân dân ta” [11, 306] nhƣ:
Vì Độc lập, Tự do, núi sông hùng vĩ Vì thiêng liêng giá trị Con Ngƣời Vì muôn đời hoa lá xanh tƣơi
Ta quyết thắng. Giành mùa xuân đẹp nhất
(Bài ca xuân 68 – Tố Hữu)
Có nhiều điểm tƣơng đồng với đặc điểm trên của thơ chống Mỹ, nhiều bài thơ trong sự nghiệp sáng tác của Trần Dần mang cảm xúc nghệ thuật hòa quyện chặt chẽ với những suy nghiệm sắc sảo, thâm trầm của lý trí đã tạo ra những vần thơ gân guốc, chắc khỏe và mang đậm thi hiệu Trần Dần. Lý trí của ông đủ nhạy bén và tinh tế để nhận ra hiện thực cuộc sống:
Tổ quốc hôm nay/ tuy gọi sống hòa bình Nhƣng mới chỉ là năm thứ nhất
Chúng ta còn muôn việc rối tinh (…) Tôi đã sống rã rời cân não
Quãng thời gian nhƣng nhức chuyện đi Nam
Ông cũng có đủ tình yêu đất nƣớc đến tha thiết và niềm tin sâu đậm vào tƣơng lai của đất nƣớc để gợi đƣợc tinh thần hào sảng:
Em ơi em!/ Cái này đỏ lắm, gọi là TIM
Anh dành cho cuộc đấu tranh giành THỐNG NHẤT
(Nhất định thắng)
Lý trí ở đây đƣợc thăng hoa từ cảm xúc và suy tƣ trên cái nền hiện thực cụ thể mà chủ thể trữ tình đã trải qua. Điều đó khiến thơ kết hợp hài hòa giữa lý trí và sự vang vọng của cảm xúc nội tâm, âm hƣởng thơ vừa dõng dạc mà vẫn đẫm chất trữ tình, tạo đƣợc sự lôi cuốn, hấp dẫn.
Ở trạng thái cân bằng, lý trí trong thơ Trần Dần đƣợc điều hòa, trở thành một giá trị của cảm xúc thơ. Ông đã khéo kết hợp đƣợc tình cảm và lý trí để xây dựng những hình ảnh, những tâm trạng điển hình, chân thật của cuộc sống bằng ngôn ngữ, giọng điệu có tính triết lý nhƣng yếu tố trữ tình, gợi cảm vẫn đằm sâu:
Đêm xuống ƣớt mui rồi/ Sông khuya tì tũm vỗ/Đi thôi! Kỷ niệm! Có lẽ xa kia là phố tôi sinh/ Có sƣơng sớm đọng trên đèn muộn Tù và thơ ơi! Dạ khúc khởi đầu (Cổng tỉnh)
Tôi còn trẻ! Cho tôi một ngõ gió
Cho tôi những ngõ hoa thiêm thiếp đèn chiều Hay bất cứ ngõ nào làm đôi lứa cho tim Cứ lấy! Muốn lấy gì ở tôi cho lấy hết
Tôi chỉ cần một chút tình thƣơng/ một chút mà thôi Hay na ná tình thƣơng cũng đƣợc (Cổng tỉnh)
Không ít khi lý trí thăng hoa thành cảm xúc, cảm xúc thăng hoa thành triết luận của lý trí, tạo ra nhiều tác phẩm có giá trị cao về nghệ thuật, có sức đồng vọng sâu sắc:
Tình yêu không phải/ chuyện bạ sao yêu/ cũng đƣợc nó lạ lùng/ nhƣ giữa trời sao/ triệu triệu ánh
Chỉ có anh / đã khản tiếng/ kêu gào
Mới gọi đƣợc/ vì – sao - em/ hay khóc (Tình yêu)
Cảm xúc và lý trí trong ông dƣờng nhƣ đủ để ông tự định nghĩa mình và xác lập vị thế trên thi đàn qua những vần thơ tài hoa. Nhƣng nếu cả tiến trình thơ của ông chỉ đi trên con đƣờng đó thì không hẳn Trần Dần đã là một Trần Dần trọn vẹn. Trong sáng tạo thi ca, con ngƣời thƣờng bị chi phối bởi cảm xúc nhiều hơn là bởi lý trí. Thơ Trần Dần cũng vậy. Sự khát khao vƣơn
tới một cách tân triệt để đã khiến lý trí phải chông chênh trên sợi dây mong manh, khó nắm bắt của cảm xúc:
Tôi nhất thích công tác ở quả đất mùa
Miền miền sầm uất thị thành mùa/Bộ hành nhƣ giáo mác tủa mùa Tàu mùa tấp nập còi mùa/ Trong mát mặt trời mùa
Ngực mùa len lụa phố mùi mùa (Trên quả đất mùa)
Ông còn tìm cách di cƣ tiếng Việt sang một dạng thức khác đầy lạ lẫm với ngôn ngữ mẹ đẻ:
Đi nuit lòng ngã – sáu/ mồm ngồm chinh phục máu
tây đêm mềm điện quyến./ Nủy/ nùy/ -nuit (Hậu con OEE)
Khi thạt ngƣời lạt xà lạt xạt/ Khi xột ngày xần xật Thoang đùi chƣa bẹn lột/ Thƣờng chiều mắt sạt Tôi nhìn xồn xột…/ Đƣờng thạc (Quả đất)
Lúc này, cảm xúc bất cần những khuôn thƣớc của lý trí, cảm xúc vƣợt xa khả năng thích ứng của lý trí. Có lẽ lối cảm thức này đƣợc ƣơm mầm từ thời tuyên ngôn tƣợng trƣng khi Dạ đài mới trình làng: “Cảm thâu những bài thơ siêu thực, chúng ta không đƣợc dùng lý trí, không đƣợc dùng cảm tình, nghĩa là không đƣợc chỉ dùng một quan năng tách bạch của chúng ta – dù là quan năng nào đi nữa. Hãy đem tất cả linh hồn, hãy mở tất cả cửa ngách của tâm tƣ mà lý hội” [5, 57]. Điều đó giải thích khá rõ cho sự ra đời của những bài thơ bất khả giải, thơ “hũ nút”, thứ thơ thiếu hồn vía (nếu có thì cũng khó có thể hiểu đƣợc), đƣợc nặn ra bằng ý chí hừng hực của khát vọng cách tân nhiều hơn là thơ tự tuôn trào bằng cảm xúc. Cách viết này thể hiện cảm thức về sự chông chênh của thời đại ông sống. Đó là cách tạo ra sự quyết liệt từ chính những hoài nghi, cảm thức mà ông thâu nhận từ cuộc đời. Khƣớc từ những tình cảm lệ thuộc, ông tự biến mình trở thành ngƣời Việt viết thơ bằng tiếng Việt với niềm kiêu hãnh đầy thách thức.