Chân trời, chân mây

Một phần của tài liệu Những cách tân trong thơ Trần Dần (Trang 94)

2. Hệ thống biểu tƣợng

2.2.Chân trời, chân mây

Biểu tƣợng chân trời, chân mây xuất hiện trở đi trở lại trong thơ Trần Dần, nhất là trong những tác phẩm về giai đoạn cuối đời của ông. Đó là biểu tƣợng có ý nghĩa hai mặt: Là biểu tƣợng của khoảng không vô hạn, cái vĩnh hằng của thiên nhiên, tạo hóa, đồng thời là giới hạn, rào chắn buộc con ngƣời phải vƣợt qua. Đó là thế giới của những đối cực: Thế giới trong trạng thái bất an, tròng trành với những nguy cơ luôn rình rập - Thế giới của khát vọng và hi vọng.

Biểu tƣợng này là một thi liệu quen thuộc trong thơ truyền thống phƣơng Đông với nhiều câu thơ bất hủ: Mây trắng ngàn năm bay chơi vơi – Thôi Hiệu, Mặt đất mây đùn cửa ải xa – Đỗ Phủ, Chân mây mặt đất một màu

xanh xanh – Nguyễn Du; Và trong thơ hiện đại nhƣ Lớp lớp mây cao đùn núi bạc – Chim nghiêng cánh nhỏ, bóng chiều sa – Huy Cận, Trời xanh đây là của chúng ta (…) Trời đầy chim và đất đầy hoa – Nguyễn Đình Thi…

Từ những chân trời, chân mây đó đến chân trời, chân mây của Trần Dần có một khoảng cách rất xa và đƣợc cấp thêm đời sống mới:

Kẻ viết? đạp đổ chân trời? xổng xích chân mây(Sổ bụi 1985)

Mỗi ngƣời bóp chết một chân mây Mỗi ngày thay áo một chân mây

Ở đây, chân trời và chân mây không chỉ còn là biểu tƣợng của khoảng không vô hạn, của cái vĩnh hằng của thiên nhiên, tạo hóa, mà trở thành giới hạn, rào chắn buộc con ngƣời phải vƣợt qua để thiết lập giá trị của mình. Đó cũng là khát vọng tự do sáng tạo trong nghệ thuật nói riêng và trong đời sống nói chung khiến nhà thơ không chấp nhận cách sống của những kẻ Tới chốt

ở chân mây, những kẻ không những chẳng mở chân mây của mình, mà còn chôn sống những chân mây, bóp chết bộn chân mây của kẻ khác. Vƣợt qua

những chân mây ấy chính là vƣợt qua những giới hạn của bản thân mình để đến với những chân trời sáng tạo, rộng mở hơn. Đó là một không gian xa xăm (nhƣng không xa lạ), vừa gợi những lo sợ về những bất trắc tiềm ẩn vừa là một vùng ánh sáng kì diệu, mời gọi con ngƣời đi tới. Đó cũng là biểu tƣợng cho khát vọng kiếm tìm cuộc sống, khát vọng vƣợt thoát ra khỏi cái đời thƣờng nhàm tẻ, cũ mòn. Sự khao khát một chân trời, một chân mây mới mẻ đó thực chất là khao khát sự thay đổi, khao khát dấn thân vào đời sống đầy bí ẩn để kiếm tìm cái tuyệt đích của ngƣời nghệ sĩ Trần Dần. Hành trình đi tới những

chân trời, chân mây đó cũng là hành trình tìm kiếm ý nghĩa của đời sống và nó

bắt đầu từ sự nhổ toẹt vào trật tự của đời sống tẻ nhàm.

Cũng có khi chân trời, chân mây chuyển nghĩa thành khoảng không

gian cho khả năng sáng tạo của con ngƣời. Dùng phép ẩn dụ với cảm quan mới, Trần Dần đã đem lại cho những biểu tƣợng cũ sức biểu đạt mới mẻ, rộng mở hơn và gợi chứa nhiều năng lƣợng ý nghĩa:

tôi thắp sáng những chân trời nhấm nhẳn?

không những ngƣời-bay/ không cả những mây-bay? thậm đau hơn?/ không cả chân trời

hãy mở trời?/ hãy sáng thế các chân mây? (Sổ bụi 1987)

bàng hoàng chân mây?

những ngƣời mất trắng chân mây? (Sổ bụi 1987)

tôi khóc/ những ngƣời bay không - tới nổi chân trời càng khóc/ những ngƣời

đã - tới chốt ở chân mây? (Sổ bụi 1988)

Ở đây, cũng nhƣ nhiều điểm khác, ý nghĩa của biểu tƣợng chân trời, chân mây trong thơ Trần Dần đƣợc nảy sinh từ việc kết hợp những cái vốn

không kết hợp đƣợc với nhau hoặc bằng cách tạo sự phi logic hóa, tạo nghịch lý… để tạo ra một logic nghĩa mới mẻ và sâu sắc khác. Nhờ đó, chúng đƣợc cấp thêm nhiều nghĩa mới, hứa hẹn nhiều hƣớng tìm hiểu, khám phá cho thế giới thơ và con ngƣời thơ Trần Dần.

Một phần của tài liệu Những cách tân trong thơ Trần Dần (Trang 94)