Phá vỡ cấu trúc từ

Một phần của tài liệu Những cách tân trong thơ Trần Dần (Trang 105)

3. Ngôn ngữ thơ

3.2. Phá vỡ cấu trúc từ

Theo quy luật ngôn ngữ thông thƣờng, các âm thanh ngôn ngữ diễn ra lần lƣợt kế tiếp nhau theo thời gian. Nhƣng quy luật ngôn ngữ đó đã bị Trần

Dần phá bỏ một cách không thƣơng tiếc. Ông để cho các chữ cái trong một số câu thơ không nằm trong trật tự mang tính hình tuyến của ngôn ngữ, mà đƣợc tách ra khỏi từ, phân bố trong không gian đa chiều, bất chấp trật tự thời gian, không gian, buộc ngƣời đọc không chỉ đọc, mà phải nhìn ngắm, ngẫm nghĩ về diện mạo tác phẩm:

Mật mã trời sao chỉ là Á – Y N – Á – Y N – Á – Y – biết là áy náy hộ vì ai? (Sổ thơ 1975)

Tôi viết

những gì tôi chƣa biết những gì quốc nhuốc b u c ta im (Sổ bụi, 1985)

ĐÔNG ĐịA ĐầU/ ĐÔNG Bộ HÀNH/ T-Ơ-M-Ơ-Đ-ị-A-Đầ-U T-Ơ-M-Ơ-B-ộ-H-À-N-H (Con trắng)

Kiểu viết này của Trần Dần khiến ngƣời đọc liên tƣởng đên thơ Dƣơng Tƣờng với những: Mƣ ƣ ƣa mùi v- ắ- n- g trắng Rì rào

mái đầu thƣơng ngày r

n

g (Mea Culpa)

Những câu thơ kiểu này có thể đƣợc hiểu theo đúng nghĩa đen về thơ của Phan Ngọc: “Thơ là cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt ngƣời tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và phải suy nghĩ do chính hình thức tổ chức ngôn ngữ này” [18, 116].

Đó là thái độ quả quyết bỏ qua ngữ pháp thơ thông thƣờng, chủ trƣơng tạo những ấn tƣợng về thế giới của những cái phi logic, vƣợt lên cả sự khác lạ. Đó cũng là cách nhà thơ “gây hấn” với truyền thống ngôn ngữ thơ, đƣa vào thơ những cấu trúc nhiều phần mảnh, mạch thơ thƣờng trôi một cách bất định tạo cảm giác phi logic.

3.3. Tạo từ mới chưa xác định được nghĩa

Thơ Trần Dần không ít những từ ngữ tự do liên kết, chuyển dịch, đi vào phần mờ nhòe của tƣ duy, gợi trƣờng liên tƣởng, mở ra một thực tại khác phía sau bảng từ ngữ lạnh lùng tƣởng nhƣ đến vô cảm:

Nòe xòe xòe/ Thil thil thin lá

Nghịt ngìn nghịt ngạ/ Thọe thòe ròe (Con OEE) Ông còn viết nhiều câu thơ, bài thơ lạ, mang âm hƣởng đồng dao, không có tác dụng tạo nghĩa, nhƣng tạo đƣợc âm thanh nhƣ Con OEE, Hậu Con OEE. Trong Jờ joạcx, Trần Dần đã để những chữ có nghĩa gốc (truồng,

thịt, nữ, ngửa, sẹo, đồ đạcx…) và những chữ không có nghĩa gốc (jờ joạcx,…) liên hoàn lặp đi lặp lại, kéo theo những nghĩa không tƣờng minh

Jập mùng đùi sẹo nữ, quần lót thịt tí nịt, thịt của ký ức ngực mùa nực, sinh lý thịt mọi ngƣời,... nhƣ một sự chủ định thiết lập nên những kết hợp gần nhƣ

tạo ra những “điểm chết của ngữ nghĩa” [40, internet]. Cách tƣ duy thơ lúc này không chỉ là miêu tả một cách đơn giản những cái nhìn thấy, mà còn là dụng công trong việc lựa chọn ngôn từ để tạo hiệu quả sức gợi lớn nhất. Câu thơ bị triệt tiêu, chỉ còn dòng thơ mà trên đó những con chữ tồn tại cạnh nhau không theo mối quan hệ tạo nghĩa thông thƣờng. Ở những câu thơ, bài thơ nhƣ thế, ngƣời đọc không thể tìm thấy nghĩa đen, mà nghĩa bóng cũng chỉ đƣợc cảm thấy một cách mơ hồ. Vƣợt qua sự mơ hồ của cái vô nghĩa đó, ta có thể cảm nhận thấy dự bộc lộ một cách ngang nhiên cái trống rỗng, cái vô nghĩa mà tác giả cho là thơ đó là một sự ngầm phủ định với quyền uy của hệ thống ngôn từ cũ. Nó phản ánh thái độ bất tín nhiệm đối với nhiều điều đƣợc coi là có ý nghĩa, có nghĩa lý. Ở đây, dƣờng nhƣ tác giả cố tìm một hệ quy chiếu khác để nhìn nhận thơ ca; từ đó tạo ra và kêu gọi sự thay đổi nhận thức về sự sáng tạo.

Với kiểu sáng tạo này, Trần Dần tạo ra không ít thi phẩm làm nản lòng tham vọng muốn diễn giải nó của ngƣời đọc. Hơn nữa, nó khiến ngƣời đọc hoang mang khi không thể đƣa ngay ra câu trả lời thỏa mãn cho câu hỏi “Rốt cục tác giả/ tác phẩm đã nói đƣợc cái gì?” thƣờng đƣợc đặt ra nhƣ một quán tính với phần đông ngƣời đọc.

Phải chăng Trần Dần muốn ngƣời đọc tạm thời gạt đi mối bận tâm về nghĩa và ý nghĩa của tác phẩm để chú ý vào bề mặt văn bản để khám phá những cảm giác bất ngờ từ trò chơi ngôn từ đấy tinh quái của ông? Những thí nghiệm tân kỳ về ngôn ngữ thơ ấy nhƣ một cơn mê sảng của trò chơi ngôn từ, một cơn bão của sự thất vọng trƣớc hiện thực, gây cảm giác hỗn độn không chỉ giữa chữ và nghĩa, mà còn phản ánh sự tan rã của ý thức khi thế giới chỉ còn là một mớ bòng bong. Trong cảm thức này, mọi thứ đều hiện lên rời rạc, đứt đoạn và nhòe mờ trong cảm giác, nhƣ chính những con chữ rải rác trên trang đƣợc gọi là thơ đó.

Những câu thơ nhòe mờ về mặt ngữ nghĩa nhƣ:

Tôi ốm ở toàn

Tôi phố cây đƣờng đèn lúc mƣa lá lẩm hoa sao trời và những tín hiệu lạ

Tất cả trăng sao bên kia đều

Công dụng hàng ngày đời mặt đất (Ốm) rất thƣờng thấy trong thơ Trần Dần ở giai đoạn sáng tác về sau. Đó nhƣ một lối “viết tự động”, bất cứ sự ràng buộc nào của lý trí đều bị xóa bỏ để cái vô thức toàn quyền điều khiển hành động viết. Qua đó, nhà thơ giải phóng ngôn từ khỏi cấu trúc duy lý có nguy cơ trở nên khô cứng, sáo mòn của tiếng Việt, xóa bỏ ngữ nghĩa, bất biết sự liên kết từ trong ngôn ngữ tiếng Việt. Lúc này, thơ đòi hỏi cả ngƣời sáng tạo lẫn ngƣời tiếp nhận cần gạt bỏ lý trí để đi vào cuộc phiêu lƣu trong cõi vô thức.

Thơ Trần Dần còn khám phá ra những góc nhìn khác thƣờng, những ý tƣởng mới lạ theo một hệ quy chiếu mới để “làm thay đổi sự phát sáng của những con chữ ở các góc độ tƣợng thanh, tƣợng hình khác nhau. Ông huy động tối đa nội lực của từng con chữ để tự nó vận động dƣới một hình thái mới của thơ nhằm mang đến một ý nghĩa mới, một khái niệm mới, một suy tƣ mới cho mỗi đơn vị câu” [2, 34].

Cũng chính do lối nói đó, nhiều khi do không lý giải đƣợc thấu đáo về cơ chế mã hóa ngôn từ mà ngƣời ta giơ roi lên, quất vào sự mà họ cho là “lệch chuẩn ngôn từ” và vào thân phận của nhà thơ. Đó là kết quả của ba mƣơi năm lao động không nghỉ ngơi của Trần Dần để ứa ra những con chữ mà ông suốt đời theo đuổi.

Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ khó và đƣợc làm cho khó hơn, bị kìm hãm trong trạng thái sẵn sàng bung nở. Sự lạ hóa thơ là cách đặt những từ ngữ trong những vị trí mới tạo nên phản ứng mới, hình thành cụm từ mới trong một tập hợp mới hàm chứa nhiều năng lƣợng bùng phát có khả năng làm bung nở những đóa hoa thơ có thể gây ngạc nhiên, vƣợt khỏi kinh nghiệm quen thuộc. Bản thân ngôn ngữ thơ là mục đích của sự sáng tạo nhằm khơi dậy sự sống động của cảm xúc và trí tƣởng tƣợng từ những con chữ tƣởng nhƣ vô tri vô giác theo một cấu trúc ngôn ngữ thơ mới mẻ. Nhờ đó, nhà thơ tạo nên sự bất thƣờng, mới lạ, xóa đi các trật tự quen thuộc dễ gây nhàm chán. Theo Nguyễn Phan Cảnh, “nghĩa tuy đƣợc xây dựng trên nghĩa ngữ pháp, nhƣng không phải là nó nên tuy đƣợc hiểu trên cơ sở logic nhƣng lại không phải chỉ nhƣ thế. Tóm lại, ngôn ngữ ở đó đã trở nên duy nhất, tự chiếu sáng – một ngôn ngữ kim cƣơng” [1, 72].

Trần Dần làm lạ hóa ngôn ngữ trong thơ với cách bố trí các từ và tính chất cấu tạo nghĩa của từ đƣợc cố ý tạo ra để tránh khỏi tính tự động của cảm thụ. Điều đó khiến sự cảm thụ của ngƣời đọc dừng lại ở đó nhằm tạo hiệu quả nghệ thuật cao hơn. “Do đi chênh khỏi sự đoán trƣớc bình thƣờng, nó đã làm cho ngƣời đọc vỡ ra rằng mối liên hệ giữa hai vế không còn là quan hệ logic thông thƣờng nữa (…). Một cách tổ chức ngôn ngữ nhƣ thế đƣợc gọi là tổ chức kép các lƣợng ngữ nghĩa; trƣớc mắt chúng ta chỉ là những câu chữ bình dị đến đơn sơ, và toàn bộ vấn đề là chiều dày của chất liệu” [1, 87]

Cách tổ chức ngôn ngữ nhƣ thế đã mang lại cho ngƣời đọc những câu thơ thú vị nhƣ:

Cây bàng thổ huyết một chậu lá đỏ Phố bàng ho sù sụ heo may (Cổng tỉnh)

Phố khỏa thân mƣa/ In hình võng mạc nƣớc Lập lờ khe lá dọc/ Tóe cánh xanh nét móc

Thẹm nhà đôi ngã xoạc/ Khỏa thân mƣa. (Sổ thơ 1976)

Vòm lá pha chim/ Xòe cành chi chít hót (Bài thơ phố) Thơ ông còn có rất nhiều những kết hợp từ ngữ không theo thói quen sử dụng của mọi ngƣời, đi vào khai phá chiều sâu của chữ, tạo cảm giác bất ngờ cho ngƣời tiếp nhận nhƣ: Sao nhu nhú mọc, Ồi ồi gió thổi, Ngụm đèn xanh, Sông khuya tì tũm vỗ, Oa oa mây hở một đàn cò (Cổng tỉnh). Với khát khao thoát khỏi “những giọng hát tầm thƣờng” trong thơ, Trần Dần đã lắp ghép những từ có nét nghĩa không đồng nhất để tạo nên những tập hợp từ có nét nghĩa mới lạ. Các từ ngữ đƣợc đặt cạnh nhau một cách ngỡ ngàng, gợi những cảm giác đầy bất ngờ, thú vị. Mạch nguồn liên kết ngôn ngữ là mạch siêu logic. Ngữ nghĩa của từ đƣợc tạo bởi sự chồng xếp nhiều tầng nghĩa trên cùng một bề mặt chữ. Nhờ đó, Trần Dần đã tạo đƣợc một sự giãn nở với biên độ rộng của ngôn ngữ thơ. Rõ ràng, cách sử dụng phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, nhân hóa, so sánh… của Trần Dần đều không mới; mà mới ở các hình ảnh ẩn dụ, so sánh táo bạo đƣợc tạo ra bởi trí tƣởng tƣợng phong phú và cách liên tƣởng độc đáo. Hình ảnh thơ đƣợc nảy sinh từ việc kết hợp những cái vốn không kết hợp đƣợc, phi logic hóa, tạo nghịch lý…

Thơ ông không có những hình ảnh lộng lẫy với những mỹ từ hào nhoáng, mà đẹp ở sự bình dị và chiều sâu của chất liệu ngôn ngữ. Sự bình dị đó ẩn chứa trong nó triết lý sâu xa về lẽ sống, về cuộc đời:

Nếu quả thực anh không lƣờng đảo hãy trữ đủ đau thƣơng

cho mãn hạn làm ngƣời

hay:

Tôi cô đơn trời xanh cô đơn trời tím

Cách lạ hóa về ngôn ngữ thơ này ta cũng hay gặp trong thơ Lê Đạt với những kết hợp nhƣ: má đèn, mắt lá tre đằng ngâm mộng ba giăng, mắt vạn

niên thanh… trong thơ Dƣơng Tƣờng với: bùng bão tóc, một trái mọng những thở dài, áp thấp nhiệt đới tâm linh… Mỗi nhà thơ có một kiểu lạ hóa

khác nhau, nhƣng cùng nhằm vƣơn tới một đích cụ thể đƣợc nhắm tới từ thời

Dạ đài mới ra đời: đổi mới thơ ca Việt. Các nhà thơ, bằng cách vƣợt lên

những sự bằng phẳng, sáo mòn của cách nói thông thƣờng để có những tìm tòi sáng tạo mới mẻ với những ẩn dụ, hoán dụ so sánh mới giàu khả năng tạo hình và biểu cảm, chuyển ngƣời đọc từ sự cảm thụ thông thƣờng vào lĩnh vực cảm thụ mới, tạo cảm giác sự vật nhƣ đƣợc gọi tới lần đầu tiên. Không vƣớng bận bởi quan niệm thông thƣờng về chất thơ, hay nói cách khác, nhà thơ luôn tìm cách phá vỡ định kiến về chất thơ, tìm chất thơ ngay trong những sự vật, biểu hiện bình thƣờng của đời sống… Và chất thơ đƣợc khám phá từ đó đƣợc xem là sự bù đắp cho những độc giả sẵn sàng vứt bỏ những hình dung quen thuộc của mình về nhà thơ và có hứng thú tham gia vào trò chơi ngôn từ cùng tác giả.

Sử dụng hệ thống ngôn ngữ đa dạng, phong phú với nhiều kiểu loại từ ngữ ít gặp trong thơ, nhà thơ đã có sáng tạo mới, gây những đột biến táo bạo nhằm tìm đến một cách tân thực sự triệt để. Những đột biến về ngôn ngữ đó đã tạo ra những con chữ nhƣ cựa quậy trong ý thức ngƣời đọc, đƣa đến cảm nhận bất ngờ, mới mẻ, sảng khoái; và không ít khi là cả sự rối bời, hoang mang trƣớc những câu kiểu nhƣ:

Đi nuit lòng ngã – sáu/ mồm ngồm chinh phục máu

tây đêm mềm điện quyến/ Nủy/ nùy/ - nuit (Hậu con OEE) Về cú pháp, để tạo nghĩa mới cho từ, cho câu, Trần Dần sử dụng nhiều phép đảo từ, đảo chủ - vị, hoán đổi chức năng của từ loại. Đặc biệt, những

con chữ, những câu đƣợc trình bày bằng nhiều kiểu chữ khác nhau (in/thƣờng), đậm/nhạt khác nhau, chỗ đứng chỗ nghiêng:

“Jốt cuộc jễ hiểu mọi ngƣời đều đồng í đêm qua có jao-cấu-tứ-phía-thật --- mặt trời mọc lọc jữa h o a mƣa... Ja J ƣ - ớ - c. xxxxxxxxxxxxxxxx

tôi sƣớng hết đời không hết sƣớng” (Jờ Joạcx)

ĐÔNG ĐịA ĐầU/ ĐÔNG Bộ HÀNH/ T-Ơ-M-Ơ-Đ-ị-A-Đ-ầ-U T-Ơ-M-Ơ-B-ộ-H-À-N-H (Con trắng)

Những kiểu cách tân này của Trần Dần đã làm xáo trộn sự an nhiên của ngƣời đọc truyền thống. “Ngƣời ta nói rằng Trần Dần đã thổi hồn vào từng sự vật, thổi sự sống vào từng con chữ. Nhƣng cái làm cho ngƣời đọc luôn bất ngờ là cái cách tƣ duy ngôn ngữ táo bạo, độc đáo và mới lạ của ông đã tạo nên những ấn tƣợng mạnh, thậm chí thoạt đầu gây sốc. Gây sốc bởi vì nó mới quá, nó lạ quá, nó không giống “thơ cũ”. Gây sốc bởi ông chủ trƣơng “làm chữ”, làm những chữ mới và làm mới những chữ cũ. Đấy chính là Trần Dần một cá thể thơ” [42, internet]. Phải chăng Trần Dần cho rằng sự lệch

chuẩn của ngôn ngữ thi ca là biểu hiện đặc trƣng công việc sáng tạo của nhà thơ và dấu ấn của anh ta?

3.5. Kỹ thuật “nhân bản sao” (Hệ thống “module bội số - multiple modula method) modula method)

“Nhân bản sao” là từ một đơn vị gốc (một âm, một từ, một câu), tác giả “chụp” lại thành nhiều bản, tạo ra các biến thể mới bằng nhiều thủ thuật: đảo vị trí trật tự của các từ so với mẫu gốc, cắt rời các từ trong mẫu gốc ra thành những đơn vị độc lập rồi tạo ra những kết hợp mới đầy tai quái, hoặc cấp cho các biến thể một hình thái tồn tại thị giác mới. Kỹ thuật này đƣợc Trần Dần sử dụng rộng rãi trong các tác phẩm Mùa sạch, Jờ Joạcx… Đơn cử nhƣ:

Tôi nhất thích công tác ở quả đất mùa Khi nốt chân mùa dày dạy gió mùa Giọt đèn mùa lẩy bẩy đèn mùa

(…) Tôi nhất thích công tác ở quả đất mùa

Khi nụ cƣời mùa mát rƣợi phố mùa

Ngày nghỉ mùa chi chít gái trai mùa… (Mùa sạch)

Ở đây, những từ chủ đạo lúc đầu giữ nguyên nghĩa của từ loại (gió

mùa, ngày nghỉ mùa, nền sạch, áo sạch), nhƣng đa số đƣợc chuyển nghĩa, biến hóa thành từ định tính cho mọi khái niệm (phố mùa, nụ cƣời mùa, đùi

mùa, gái trai mùa, tay thu cấy thu…). Cách triển khai các từ chủ đạo lặp đi

lặp lại một kiểu kết hợp đầy ngẫu hứng, bất chấp mọi logic thông thƣờng đến độ nhƣ mất trí, nhƣ ma ám… này giúp chúng sinh sôi bất tận và đƣa ông trở thành giáo chủ thi ca trong việc tạo ra những tín đồ đến mức cuồng tín chữ trong sự lệch chuẩn tối đa so với tƣ duy ngôn ngữ xã hội. Dƣờng nhƣ điều đó đƣợc tạo ra với mục đích cấp cho thơ quyền năng nhằm chống lại sự áp đặt của tƣ duy ngôn ngữ xã hội, đƣa thơ trở thành thứ ngôn ngữ độc tôn trong sự

giao tiếp của tâm hồn nhà thơ. Có lẽ Trần Dần muốn khẳng định lại điều Bakhtin đã viết: “Ngôn ngữ thi ca trở thành ngôn ngữ quyền uy, giáo điều và

Một phần của tài liệu Những cách tân trong thơ Trần Dần (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)