- Nguyên nhân khách quan:
DỤNG CHỨNG TỪ TẠI MSB THANH XUÂN
3.2.2. Đẩy mạnh hiệu quả công tác Marketing, quảng cáo, PR theo chiến lược chung và phù hợp với sự phát triển riêng của Chi nhánh.
chiến lược chung và phù hợp với sự phát triển riêng của Chi nhánh.
Để tăng cường hiệu quả công tác Marketing, MSB cần phân đoạn chính xác thị trường, xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, từ đó đưa ra biện pháp chủ động tiếp cận khách hàng để giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của mình, sử dụng các biện pháp truyền thông để thông báo đến khách hàng sự tiện ích của L/C như báo chí, internet, truyền hình…và áp dụng Marketing Mix (4P: Product, Price, Place, Promrotion). Trên cơ sở đó, đi sâu vào khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh của hoạt động thanh toán quốc tế, giữ vững và thu hút thêm lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ, kích thích khách hàng sử dụng các sản phẩm mới của Chi nhánh, nhằm nâng cao doanh thu từ hoạt động này.
Ngoài ra Chi nhánh cần có kế hoạch xây dựng chiến lược thu hút khách hàng, bởi khách hàng là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Chi nhánh, và hoạt động TTQT tại MSB Thanh Xuân cũng luôn đặt khách hàng là yếu tố quan trọng hàng đầu, với phương trâm “Tạo lập
giá trị bền vững” cho khách hàng, Chi nhánh cần xây dựng được các chính sách ưu đãi hấp dẫn, đa dạng hoá các đối tượng khách hàng thuộc mọi thành phần, lĩnh vực kinh tế:
- Đối với khách hàng lớn, thường xuyên có hoạt động xuất nhập khẩu, MSB cần có chính sách ưu đãi như miễn giảm một số loại phí, giảm lãi suất cho vay, ưu đãi tỷ lệ ký quỹ khi mở L/C…
- Đối với khách hàng cá nhân, ít có hoạt động TTQT, MSB có thể tư vấn cho họ về việc lựa chọn phương thức thanh toán (nhờ thu, chuyển tiền, L/C), tạo lòng tin, giảm thiểu rủi ro cho khách hàng.