- Nguyên nhân khách quan:
DỤNG CHỨNG TỪ TẠI MSB THANH XUÂN
3.1.2. Định hướng đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của MSB Thanh Xuân.
tín dụng chứng từ của MSB Thanh Xuân.
Ngày nay, hoạt động TTQT ngày càng trở nên quan trọng với các NHTM nói chung, tại MSB Thanh Xuân, phương thức tín dụng chứng từ trong hoạt động này luôn bó mật thiết với các hoạt động kinh doanh khác của Chi nhánh. Định hướng đẩy mạnh hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ phải dựa trên cơ sở định hướng phát triển hoạt động kinh doanh đối ngoại của Chi nhánh. Để đạt được những mục tiêu đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đối ngoại, các cán bộ, nhân viên của MSB Thanh Xuân luôn làm việc với phương châm “Tạo lập giá trị bền vững” cho khách hàng, đồng thời có những bước chuẩn bị tích cực cho quá trình mở rộng kinh doanh theo những chiều hướng đa dạng hoá để có đủ điều kiện để phát triển trong bối cảnh quốc tế hoá nền kinh tế và cạnh cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng.
Định hướng cơ bản của Chi nhánh về đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ:
- Đẩy mạnh hết thế mạnh dịch vụ thanh toán quốc tế.
- Đặc biệt phấn đấu nâng cao thị phần trong hoạt động thanh toán L/C xuất nhập khẩu, trong đó chủ yếu là L/C xuất khẩu.
- Tăng cường các sản phẩm thanh toán quốc tế mới đa dạng chất lượng, mở rộng thanh toán L/C bởi các sản phẩm liên kết.
- Đẩy mạnh cả chất và lượng dịch vụ thanh toán quốc tế thông qua thu hút khách hàng mở và thanh toán L/C.
- Kế hoạch xây dựng một chính sách quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ.
Để đạt được những định hướng này, MSB Thanh Xuân cần thực hiện tốt các nhiệm vụ cơ bản và chủ yếu như sau:
- Thứ nhất: Nâng cao chất lượng công tác thanh toán L/C xuất nhập khẩu, đảm bảo cạnh tranh được với các Ngân hàng lớn trong nước. Trên cơ sở lợi thế là có mạng lưới khách hàng rộng rãi, có mối quan hệ chặt chẽ với đông đảo khách hàng truyền thống và khách hàng mục tiêu, để từ đó phấn đấu nâng cao thị phần TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ của Chi nhánh trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước, đồng thời tăng cường tư vấn khách hàng hiểu biết hơn về thanh toán L/C qua Chi nhánh dựa trên những quy trình nghiệp vụ mà MSB Thanh Xuân đã thực hiện.
- Thứ hai: Chi nhánh tiến hành xây dựng chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh đối ngoại, góp phần nâng cao hoạt động TTQT một cách toàn diện nhằm tối ưu hoá khả năng cạnh tranh với các NHTM trong nước, hơn nữa đầu tư thích đáng trong hoạt động thanh toán L/C xuất nhập khẩu, củng cố vững chắc hoạt động này.
- Thứ ba: MSB Thanh Xuân tổ chức đào tạo và bổ sung đội ngũ cán bộ có năng lực kỹ thuật làm nghiệp vụ TTQT. Đây là nhiệm vụ phải được quan tâm hàng đầu đối với cả các Ngân hàng và MSB Thanh Xuân, đặc biệt là năng lực nghiệp vụ tài trợ thương mại xuất nhập khẩu và TTQT của cán bộ tín dụng chuyên trách quan hệ với khách hàng, kỹ năng giao tiếp của cán bộ nghiệp vụ và tiếp thị cũng là nội dung cần đào tạo một cách có hệ thống. L/C yêu cầu cán bộ Ngân hàng phải thành thạo các quy trình nghiệp vụ và các công việc cần làm, đặc biệt là dịch thảo bộ chứng từ hàng xuất, các dữ liệu mang tính chất quốc tế.
- Thứ tư: Đầu tư đúng mực để công nghệ thông tin thực sự trở thành mũi nhọn, tạo nên sự đột phá cho việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ, tăng năng lực
cạnh tranh trong hoạt động TTQT. Con người và công nghệ được xem là hai yếu tố đặc biệt quan trọng đem lại sự thành công trong cạnh tranh và hội nhập cùng cả một hệ thống Ngân hàng trên toàn quốc, và cũng góp mặt quan trọng với MSB Thanh Xuân nói riêng, MSB nói chung trong những năm tới.
- Thứ năm: Tạo nên nguồn thông tin về biến động tỷ giá để phục vụ cho khách hàng lựa chọn những công cụ thanh toán: Nhờ thu, chuyển tiền, đặc biệt tiếp tục nâng cao mở rộng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, đồng thời chú trọng đầu tư và nghiên cứu hoạt động kinh doanh ngoại tệ vốn là hoạt động đòi hỏi trình độ nghiệp vụ cao, nhằm gia tăng nguồn cung ngoại tệ cung cấp cho hoạt động thanh toán quốc tế, hơn nữa có thể
-Thứ sáu: Tổ chức và triển khai tốt các hoạt động tiếp thị đáp ứng nhu cầu khách hàng, phù hợp với đặc điểm và địa bàn của Chi nhánh, đề ngày càng nhiều khách hàng biết đến dịch vụ thanh toán L/C qua Chi nhánh, đồng thời nâng cao tính cạnh tranh với bên ngoài đồng thời đảm bảo tính thống nhất và sự phối hợp chặt chẽ trong toàn hệ thống MSB.