TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI CHI NHÁNH THANH XUÂN
2.3.2. Những mặt hạn chế trong hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại MSB Thanh Xuân.
dụng chứng từ tại MSB Thanh Xuân.
Từ những phân tích số liệu trên cho thấy kinh doanh TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại MSB Thanh Xuân còn chưa đẩy mạnh diện phục vụ, số lượng khách hàng đến thanh toán tại Chi nhánh chưa nhiều. Cụ thể:
- Số lượng khách hàng thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ qua Chi nhánh còn ít: Số lượng khách hàng mở L/C xuất khẩu còn nhiều hạn chế, khách hàng còn thiếu tin tưởng đến hệ thống thanh toán của Chi nhánh, tuy mức chênh lệch giữa hai phương thức thanh toán ngày càng được rút ngắn (năm 2007 là 189%, năm 2009 chỉ còn 58%) nhưng tỷ lệ chênh lệch còn khá cao, hạn chế này ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống thanh toán của Chi nhánh.
- Quy mô hoạt động TTQT nói chung và theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng còn nhỏ hẹp: MSB được biết đến là một ngân hàng có thế mạnh
trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, với bề dày kinh nghiệm từ những năm đầu thành lập. Nhưng riêng với MSB Thanh Xuân, tính cho đến thời điểm này doanh số thanh toán hàng L/C xuất khẩu vẫn chỉ là con số khiêm tốn và hạn chế, qua các số liệu và phân tích ở trên cho thấy doanh số thanh toán tài trợ xuất nhập khẩu của Chi nhánh đều tăng dần qua các năm, nhưng so với tổng giá trị tài trợ trong hệ thống ngân hàng thì doanh số còn quá nhỏ bé và cần được xem xét.
Ngoài ra, ở các ngân hàng hiện đại thì doanh thu từ các hoạt động trung gian thanh toán chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng đầu tư, trong khi đó ở Chi nhánh doanh thu từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn, doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế cũng như tổng phí thu từ thanh toán L/C chưa phát triển hết tiềm năng sẵn có cả về nhân lực, năng lực, kinh nghiệm, về thị trường hiện tại và cả về địa bàn Chi nhánh đặt và hoạt động.
+ Quy trình thanh toán bằng L/C của MSB Thanh Xuân mặc dù đã được hoàn thiện và đẩy mạnh qua từng năm nhưng vẫn chưa đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu của khách hàng. Thủ tục cũng như thời gian thanh toán cũng chưa thực sự nhanh gọn, L/C nhập khẩu tuy chiếm tỷ trọng cao nhưng còn hạn chế do khách hàng chưa tin tưởng ở Chi nhánh.
+ Quy mô vốn của Chi nhánh còn hạn chế trong chính sách mở cửa của nhà nước đang thu hút nhiều ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam. Các ngân hàng nước ngoài này có đựoc tiềm lực vốn mạnh và sẽ là áp lực lớn cho ngân hàng.
- Phương thức đơn điệu: Các loại L/C (L/C giáp lưng, L/C tuần hoàn, L/C chuyển nhượng, L/C dự phòng) còn ít được mở và thực hiện qua chi nhánh. Có nhiều loại hình L/C mới như L/C dự phòng, L/C chuyển nhượng đã đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng và đem lại hiệu quả thanh toán cao hơn, tuy
nhiên do nghiệp vụ này phức tạp nên chưa được áp dụng rộng rãi. Các sản phẩm mới, hiện đại chưa được triển khai như thẻ tín dụng quốc tế đa năng.... - Thanh toán L/C xuất khẩu ít được quan tâm: Chất lượng thanh toán L/C xuất nhập khẩu không đồng đều, doanh số thanh toán L/C xuất khẩu chỉ bằng 40% doanh số thanh toán L/C nhập khẩu. Đây là một khó khăn lớn của Chi nhánh trong việc thu hút nguồn ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu thanh toán hàng nhập khẩu. Hàng năm, Chi nhánh phải tìm nhiều biện pháp với chi phí cao để bù đắp phần thiếu hụt nguồn ngoại tệ trong thanh toán, đặc biệt điều này trở thành một khó khăn lớn trong hoạt động TTQT hiện nay, vì ngoại tệ trên thị trường ngày càng khan hiếm gây rủi ro, bất ổn tỷ giá trong hoạt động thanh toán.
- Tỷ trọng tăng trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ ngày càng có xu hướng giảm sút. Năm 2007, tỷ trọng tăng so với năm 2006 là 23%, năm 2008 so với năm 2007 là 42.2%, nhưng bước sang năm 2009 tỷ trọng tăng chỉ có 28.9%.
Chính vì vậy, Chi nhánh Ngân hàng cần có biện pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ, một mặt góp đáp ứng đầy đủ hơn nữa nhu cầu khách hàng, mặt khác góp phần tăng doanh thu của Chi nhánh lên một mức cao nhất có thể và nâng cao chất lượng TTQT trong hệ thống NHTM.