Định hướng phát triển của MSB Thanh Xuân.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Thanh Xuân (Trang 55)

- Nguyên nhân khách quan:

3.1.1.Định hướng phát triển của MSB Thanh Xuân.

DỤNG CHỨNG TỪ TẠI MSB THANH XUÂN

3.1.1.Định hướng phát triển của MSB Thanh Xuân.

Trước những tình hình biến động của nền kinh tế hiện nay, không chỉ riêng nền kinh tế trong nước mà cả quốc tế quốc tế đều ảnh hưởng đến phát triển hoạt động của bất cứ một Ngân hàng nào, không loại trừ Maritime Bank Thanh Xuân, tuy vậy Chi nhánh đã có những bước phát triển rất đáng kể. Tính đến cuối năm 2009: Tổng tài sản đạt 158,6%, lợi nhuận trước thuế đạt 104,8% so với kế hoạch đề ra, huy động vốn tại thị trường đạt 160,7%, kết quả này đã chứng tỏ sự nỗ lực hết mình của Ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên MSB Thanh Xuân nhằm thực hiện đúng cam kết luôn song hành cùng sự phát triển của Chi nhánh đó là “Tạo lập giá trị bền vững” và đảm bảo quyền hạn và lợi ích của các khách hàng, đây là động lực cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của Maritime Bank nói chung, và MSB Thanh Xuân nói riêng.

Theo định hướng phát triển từng năm, trong năm 2011, MSB đưa ra các mục tiêu tài chính chủ yếu:

- Tổng tài sản đạt 1550 tỷ đồng; - Vốn huy động đạt 1020 tỷ đồng ; - Lợi nhuận trước thuế đạt 30 tỷ đồng ; - Tỷ lệ nợ xấu < 1,5%

- Doanh số mở L/C nhập khẩu đạt 500 tỷ đồng, mở L/C xuất khẩu 300 tỷ đồng.

- Doanh số thanh toán L/C nhập khẩu đạt 300 tỷ đồng, thanh toán L/C xuất khẩu đạt 150 tỷ đồng.

( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động cuối năm 2009, định hướng phát triển giai đoạn 2010-1013 của MSB Thanh Xuân)

Về định hướng phát triển hoạt động.

Trong thời gian tới, gần nhất là năm 2011, MSB Thanh Xuân tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển mạng lưới khách hàng trên tất cả các phương diện, mở rộng mạng lưới khách hàng thanh toán L/C qua Chi nhánh, đồng thời không ngừng đa dạng hóa sản phẩm và gia tăng giá trị tiện ích cho khách hàng. Bên cạnh những áp lực cạnh tranh về cung cấp dịch vụ ngân hàng, đáp ứng nhu cầu khách hàng và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, nối tiếp năm 2010 thì năm 2011 được đánh giá là năm “bùng nổ” về dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tăng cường tiếp cận với nhóm khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước và quốc tế.

- Hoàn thiện hơn nữa các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng trong thanh toán hàng hoá XNK bằng L/C

- Hiện đại hoá công nghệ thanh toán ngân hàng theo hướng hội nhập với cộng đồng thế giới, tiếp tục đao tạo trình độ nghiệp vụ của cá bộ làm công tác thanh toán quốc tế, nâng cao khả năng giao dịch với khách hàng, đặc biệt là khách hàng đòi mở và thanh toán L/C.

- Một mặt củng cố và đẩy mạnh nghiệp vụ TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ, mặt khác phát triển đồng bộ các phương thức thanh toán khác nhau như nhờ thu, chuyển tiền, thanh toán mậu biên…đáp ứng nhanh chóng chính xác nhu cầu giao dịch thanh toán của khách hàng, về thực chất L/C luôn là mảng kinh doanh chiếm tỷ lệ cao của Chi nhánh, đẩy mạnh thanh toán L/C góp phần tăng doanh thu của toàn bộ Chi nhánh.

Về định hướng kinh doanh đối ngoại, để phục vụ tốt cho hoạt động TTQT, Chi nhánh sẽ hướng tới hỗ trợ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vừa và nhỏ hoạt động thương mại quốc tế, phát triển và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ tư vấn, các dịch vụ ngân hàng khác như: bao thanh toán - Factoring,

quyền chọn tiền tệ - option, hoán đổi lãi suất,...thanh toán xuất nhập khẩu, phát triển đa dạng sản phẩm theo hướng sản phẩm chéo, sản phẩm liên kết nhằm thu hút nhiều đối tượng khách hàng; chú trọng hơn cân bằng giữa cơ cấu tài trợ xuất nhập khẩu - một mặt nhằm đảm bảo nguồn cung ngoại tệ cho Chi nhánh, mặt khác hỗ trợ giảm bớt sự mất cân đối giữa thanh toán L/C nhập khẩu và L/C xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Thanh Xuân (Trang 55)