Nghiệp vụ L/C xuất khẩu

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Thanh Xuân (Trang 36)

TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI CHI NHÁNH THANH XUÂN

2.2.1.2.Nghiệp vụ L/C xuất khẩu

Nhận L/C hoặc sửa đổi L/C.

- Kiểm tra tính chân thật: Chi nhánh tiếp nhận, xác thực, thông báo L/C và sửa đổi L/C cho khách hàng qua SWIFT, TELEX, hay qua đường thư.

- Kiểm tra tính thống nhất: Kiểm tra tính thống nhất thể hiện trên bề mặt của L/C và các sửa đổi, nếu phát hiện ra điểm không rõ ràng, hay không thống nhất, Chi nhánh cần phải lập điện yêu cầu Ngân hàng nước ngoài hoặc công văn yêu cầu Ngân hàng chuyển tiếp đóng trụ sở ở Việt Nam xác nhận lại.

Thông báo L/C hoặc sửa đổi L/C

- Sau khi đã xác định được tính chân thật và kiểm tra tính thống nhất của L/C, sửa đổi L/C, Chi nhánh tiến hành thông báo cho khách hàng hoặc Ngân hàng thông báo.

- Hạn mức xác nhận L/C cho các Ngân hàng đại lý của Maritime Bank do Phòng Khách hàng Doanh nghiệp của Trụ sở chính thẩm định trình Tổng Giám đốc hoặc Hội đồng tín dụng quyết định.

- Điều kiện xác nhận L/C: Với những L/C mà Ngân hàng phát hành ký quỹ đủ 100% thì sẽ được đơn vị kinh doanh làm thủ tục xác nhận L/C. Với những L/C mà Ngân hàng phát hành ký quỹ dưới 100% trị giá L/C, việc xác nhận chỉ được thực hiện khi có một trong số các điều kiện cụ thể theo quy định của MSB.

- Xác nhận L/C hết hiệu lực trong các trường hợp: Hết thời hạn hiệu lực của L/C, thanh toán hết toàn bộ giá trị cam kết trong L/C, tất cả các bên liên quan đồng ý hủy L/C.

Tiếp nhận và kiểm tra chứng từ

- Bước 1: Tiếp nhận chứng từ.

+ Bộ phận cấp dịch vụ tiếp nhận chứng từ ghi rõ loại chứng từ, số lượng và ngày nhận chứng từ L/C.

+ Việc giao nhận chứng từ phải ký nhận, ghi rõ loại chứng từ, ngày, giờ giao nhận và theo dõi trong sổ sách.

- Bước 2: Kiểm tra chứng từ .

+ Sau khi tiếp nhận chứng từ, Chi nhánh kiểm tra sự phù hợp của các chứng từ với L/C các sửa đổi giữa các chứng từ với nhau, phù hợp với UCP và các thông lệ tập quán khác mà L/C có dẫn chiếu (việc kiểm tra chứng từ phải được thực hiện chính xác với thời gian không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận chứng từ, do Thanh toán viên và Kiểm soát viên thực hiện độc lập với nhau)

Theo dõi và tra soát việc thanh toán chứng từ hàng xuất

- Khi đã gửi bộ chứng từ đòi tiền và điện thanh toán, bộ phận cấp dịch vụ cần phải theo dõi chặt chẽ việc thực hiện thanh toán của Ngân hàng nước ngoài.

Căn cứ thông báo của dịch vụ bưu chính về ngày giao chứng từ, cán bộ nghiệp vụ có thể tính toán một cách tương đối về thời gian luân chuyển, kiểm tra chứng từ để làm cơ sở tra soát và phạt chậm trả đối với ngân hàng nước ngoài

Thanh toán, chấp nhận thanh toán L/C xuất khẩu

- Thanh toán L/C xuất khẩu:

+ Sau khi nhận được báo có từ Phòng Dịch vụ khách hàng chuyển sang, tùy từng trường hợp chiết khấu bộ chứng từ, thanh toán viên chọn sản phẩm thích hợp để báo có cho khách hàng, thu phí dịch vụ, gửi chứng từ hoặc thu nợ, thu lãi chiết khấu.

+ Kiểm soát viên kiểm soát nội dung của các chứng từ hạch toán, nếu khớp đúng thì phê duyệt trên chứng từ giấy và chứng từ điện tử.

- Nhận điện chấp nhận thanh toán

Đóng Hồ sơ và lưu trữ bộ chứng từ L/C xuất khẩu

- Khi đóng Hồ sơ L/C xuất khẩu, Thanh toán viên ghi rõ một trong các lý do để đóng Hồ sơ như sau: Bộ chứng từ đã được thanh toán hoặc bị từ chối thanh toán hay chuyển sang hình thức thanh toán khác; Trả lại bộ chứng từ.

- Lưu trữ chứng từ L/C xuất khẩu: Tương tự như lưu trữ chứng từ L/C NK

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Thanh Xuân (Trang 36)