Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Thanh Xuân (Trang 25)

1.3.2.1. Các chính sách vĩ mô của Nhà nước

- Chính sách quản lý ngoại hối: Nhà nước thực hiện chính sách quản lý ngoại hối thông qua nhiều con đường hay cách thức khác nhau, như dựa trên việc đề ra các chính sách nhằm kiểm soát luồng vận động vào ra của ngoại hối và các quy định về ngoại tệ của các tổ chức tín dụng. Dựa vào những biến động trên thị trường hay hoạt động tại các Ngân hàng mà Nhà nước áp dụng các chính sách quản lý ngoại hối tự do hay thắt chặt nhằm hướng sự vận động của hoạt động ngoại hối đi vào ổn định theo chủ trương. Hoạt động TTQT liên quan đến sự vận động luồng tiền tệ ra vào của một quốc gia, do đó chịu sự quản lý ngoại hối của quốc gia.

Ví dụ: Một thực tế là các quan hệ giao dịch bằng ngoại tệ luôn sôi động, riêng tại MSB Thanh Xuân, yếu tố này được thể hiện trong các hoạt động ngân hàng, tài chính, xuất nhập khẩu, mua bán tài sản giữa các cá nhân...cụ thể năm tại MSB Thanh Xuân:

+ Năm 2007, số ngoại hối gửi về qua hệ thống Chi nhánh là 1.3 tỷ đồng, tương đương với 12.2% kim ngạch xuất khẩu.

+ Năm 2008, số ngoại hối vào Chi nhánh là 2.2 tỷ đồng, tăng lên 69% so với cùng kỳ năm 2007.

+ Năm 2009, lượng ngoại hối vượt quá 2.7 tỷ đồng.

Mặt khác, theo quy định của pháp luật về chính sách ngoại hối, nếu khách hàng làm thủ tục thanh toán, mua bán tại các TCTD thường gặp phải nhiều rắc rối, khó được thanh toán. Ngược lại việc mua bán ngoại tệ diễn ra ở thị trường tự do quá lại quá dễ dàng, nhanh chóng, và thuận lợi. Trong khi đó các tổ chức kinh tế hay doanh nghiệp xuất nhập khẩu lại rất khó tiếp cận được với nguồn cung ngoại tệ từ phía các NHTM, đặc biệt là trong thời kỳ khan hiếm ngoại tệ vừa qua (2009), họ phải tìm đến nguồn cung từ chợ đen với tỷ giá cao hơn nhiều so với biên độ cho phép của NHTW gây ra sự cản trở quá trình sản xuất kinh doanh, hạn chế trong thanh toán hàng hóa và đặc biệt là lợi nhuận kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

- Chính sách thuế: Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá. Thông qua việc áp dụng mức thuế cao hay thấp đối với mặt hàng xuất nhập khẩu nào đó sẽ hạn chế hay khuyến khích sản xuất hay nhập khẩu mặt hàng đó. Điều này gây hạn chế cho việc thanh toán cho khách hàng nước ngoài của MSB Thanh Xuân, Chi nhánh luôn thực hiện giao dịch với sự tham gia của yếu tố nước ngoài, khách hàng thực hiện thanh toán quốc tế qua Chi nhánh là khách hàng quốc tế chiếm tỷ lệ khá lớn trong toàn bộ số khách hàng.

- Chính sách kinh tế đối ngoại: Hoạch định các định hướng mang tính chiến lược như tự do hoá mậu dịch hay bảo hộ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các tổ chức hay doanh nghiệp, từ đó dẫn đến sự phát triển theo hướng tích cực và tiêu cực của hoạt động TTQT. Việc lựa chọn chính sách đối ngoại của quốc gia nếu theo xu hướng tự do hoá mậu dịch sẽ tạo điều kiện cho ngoại

thương phát triển, qua đó thúc đẩy hoạt động TTQT phát triển, còn ngược lại thì hạn chế hoạt động TTQT.

1.3.2.2. Sự thay đổi chế độ kinh tế - chính trị của các nước

Hoạt động TTQT nói chung của ngân hàng thương mại chịu ảnh hưởng lớn bởi môi trường chính trị, môi trường kinh tế - xã hội của các nước. Mỗi sự biến động này sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và sự sẵn sàng đáp ứng các cam kết đã thoả thuận giữa các bên hợp tác kinh doanh. Suy thoái kinh tế là một biến động chính trị ảnh hưởng bất lợi đến quá trình tự do hoá thương mại, hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh, từ đó ảnh hưởng đến quá trình thanh toán.

Những thay đổi về cơ chế, chính sách của một quốc gia như thay đổi quy định về dự trữ ngoại hối, thuế, phí xuất nhập khẩu...hoặc môi trường pháp lý, nền kinh tế của một quốc gia chưa hoàn toàn ổn định và thường xuyên thay đổi khiến cho các bên đối tác không dự đoán trước được phần nào tình hình, từ đó ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, vì vậy gây thiệt hại cho các bên tham gia, trong đó ố MSB Thanh Xuân, bởi Chi nhánh là một bộ phận của NHTM.

1.3.2.3. Các yếu tố về phía khách hàng.

Trong nền kinh tế thị trường, đối với các Ngân hàng thì khách hàng luôn là yếu tố quyết định đến sự sống còn của ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng, khách hàng càn lớn thì càng đẩy mạnh hoạt động TTQT phát triển. Đồng thời, hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, trình độ nghiệp vụ ngoại thương, hành vi đạo đức của khách hàng cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động TTQT của NHTM.

Quá trình mở cửa hội nhập, mở rộng quan hệ kinh tế với các quốc gia trên thế giới cũng đồng nghĩa với nguy cơ rủi ro, lừa đảo thương mại quốc tế sẽ lớn hơn, nghiêm trọng hơn trong cả thương mại hàng hóa, dịch vụ, nhất là khi nền

kinh tế thế giới đang trong thời khủng hoảng, các hành vi lừa đảo từ phía nước ngoài có chiều hướng tăng...

Ví dụ một số đối tác nước ngoài đánh vào tham vọng của nhiều DN Việt Nam, họ lợi dụng sự thiếu thông tin về thị trường, giá cả thông qua việc chào bán hàng giá rẻ. Vào cuối năm 2008 khi giá phân bón nhập khẩu từ Ukraina đang ở mức 235 USD/tấn, nhưng không ít DN Việt Nam vẫn ký hợp đồng với công ty ở Mỹ giá 110 USD/tấn với điều kiện bắt buộc trả tiền trước, nhận hàng sau nhưng kết quả là tiền mất mà hàng không thấy đâu. Hay việc khách hàng ở Ấn Độ chào bán tôm đông lạnh, khi container cập cảng Việt Nam thì 100% là khay đựng nước đá. Không ít đối tác nước ngoài chào bán hàng của nước sản xuất có uy tín song lợi dụng sơ hở trong hợp đồng để giao hàng của các nước thứ ba sản xuất chất lượng kém. Tất cả những bài học này do sự thiếu hiểu biết, thiếu thận trọng của doanh nghiệp Việt Nam, sự yếu kém trong khâu thẩm định kiểm soát của chính NH khi thực hiện quy trình thanh toán, tạo điều kiện cho khách hàng lợi dụng gây ra thất thoát tài sản, và ảnh hưởng đến uy tín của chính ngân hàng. Tại MSB Thanh Xuân hiện nay thì chưa xảy ra trường hợp nào ảnh hưởng đến uy tín của Chi nhánh nhưng vẫn luôn được quan tâm và hạn chế.

1.3.2.4. Yêu cầu về khả năng cạnh tranh và hợp tác

Cạnh tranh tạo ra sức ép các cho các NHTM nói chung, với MSB Thanh Xuân nói riêng, cần phải đẩy mạnh chất lượng sản phẩm dịch vụ thanh toán đồng thời không ngừng gia tăng các tiện ích khác cho khách hàng. Rõ ràng, ngân hàng nào có ưu đãi hấp dẫn hơn, có tốc độ thực hiện giao dịch nhanh hơn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thái độ làm việc của nhân viên tốt hơn sẽ giữ được khách hàng cũ và mở rộng uy tín với nhiều khách hàng mới hơn.

Sức ép cạnh tranh đối với ngân hàng trong nước ngày càng lớn khi các ngân hàng 100% vốn nước ngoài đang đến gần, theo thống kê từ một cuộc điều

tra của Chương trình Phát triển LHQ cho biết 45% khách hàng sẽ chuyển sang vay vốn của NH nước ngoài; 50% chọn dịch vụ ngân hàng nước ngoài thay thế và 50% còn lại chọn ngân hàng nước ngoài để gửi tiền.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Thanh Xuân (Trang 25)