Quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho thành viên trong gia đình của viên chức ngoại giao: thành viên gia đình của viên chức ngoại giao được hiểu là vợ hoặc chồng, con của viên chức ngoại giao.
Về cơ bản, thành viên trong gia đình của viên chức ngoại giao cũng được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ tương tự như viên chức ngoại giao với điều kiện họ sống chung một hộ với viên chức ngoại giao và họ khơng phải là cơng dân nước sở tại. (Khoản 1 Điều 37)
Quyền ưu đãi và miễn từ dành cho nhân viên hành chính kỹ thuật: nhân viên hành chính kỹ thuật và thành viên trong gia đình sống chung một hộ với họ cũng được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ gần tương đương như viên chức ngoại giao với điều kiện họ khơng phải là cơng dân của nước sở tại hoặc khơng cư trú thường xuyên ở nước sở tại. Tuy nhiên, phạm vi quyền miễn trừ của họ hẹp hơn viên chức ngoại giao, cụ thể: họ chỉ được hưởng quyền miễn trừ xét xử dân sự và xử phạt hành chính trong khi thi hành cơng vụ mà thơi. Đồng thời, đối với quyền miễn trừ về thuế, hải quan đối với những vật dụng nhập khẩu chỉ được áp dụng đối với lần đầu nhập khẩu để bố trí chỗ ở (Khoản 2 Điều 37).
Quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho nhân viên phục vụ: Nhân viên phục vị khơng phải là cơng dân nước sở tại hoặc khơng cư trú thường xuyên tại nước sở tại thì được hưởng quyền miễn trừ đối với: Các hành vi thực hiện trong khi thi hành cơng vụ của mình; các thứ thuế đánh vào tiền cơng thu được từ cơng việc của mình; các điều khoản về bảo hiểm xã hội hiện hành ở nước nhận tại diện tại điều 33 (Khoản 3 Điều 37).
Đối với những người phục vụ riêng của các thành viên cơ quan đại diện ngoại giao mà khơng thuộc nước nhận đại diện hoặc khơng cư trú thường xuyên ở nước nhận đại diện thì họ được miễn các khoả thuế đánh vào số tiền cơng mà họ được lĩnh từ cơng việc của họ, cịn về tất cả các mặt khác họ chỉ được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ trong chừng mực được nước nhận đại diện cho phép. (Khoản 4, Điều 37).