Tạo việc làm trong ngành Nông –Lâm –Ngư nghiệp

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho người lao động tại xã Nga Bạch - huyện Nga Sơn – tỉnh Thanh Hóa. (Trang 32)

III. Tình hình tạo việc làm tại xã Nga Bạch:

3.1 Tạo việc làm trong ngành Nông –Lâm –Ngư nghiệp

Kể từ khi chuyển sang cơ chế mới, cơ cấu kinh tế của xã Nga Bạch đó có sự chuyển dịch nhất định. Tuy nhiên hiện nay nông nghiệp vẫn là mặt trận hàng đầu của huyện bởi nó là ngành kinh tế tạo ra nhiều giá trị sản xuất nhất (63% GDP) và thu hút nhiều lao động nhất (trên 80%).

Bảng 4 - Số lượng và tỷ lệ lao động nông nghiệp Nga Bạch. (Đơn vị : người ) Năm Lực lượng lao động 2009 2010 - Tổng số lao động . 4357 4677 - Lao động có việc làm . 3989 4312

- Lao động nông nghiệp . 3659 3464

- Tỷ lệ lao động nông nghiệp ( %) . 84% 80,34%

Là một xã nông nghiệp thì đa số lao động là lao động nông nghiệp là một điều hiển nhiên nhưng sự tiếp tục gia tăng về tỷ trọng lao động trong nông nghiệp để đạt tới 80,34 % là quá cao và như vậy thì sự dư thừa tương đối lao động trong lao động nông nghiệp là điều không tránh khỏi. Đây là điều bất hợp lý cần được giải quyết khi mà nước ta dang trên con đường CNH-HĐH nền kinh tế .

Lao động tăng nhanh trong khi đó đất nông nghiệp lại có xu hướng giảm dần làm cho sự cân đối giữa đất đai và lao động trở nên gay gắt hơn. Để từng bước giải quyết khó khăn này thì Nga Bạch đó có chủ trương, biện pháp tích cực để phân bố lại dân cư, lao động cho phù hợp với điều kiện mới. Như là quy hoạch chặt chẽ đất canh tác và đất thổ cư, khuyến kích dân trong xã đi xuất khẩu lao động … mặt khác tận dụng các vùng đất còn hoang hoá, chưa cải tạo, ven sông, chưa được khai thác triệt để và phát triển mạnh mẽ các ngành nghề nông nghiệp ở nông thôn, thực hiện đa dạng hoá nông nghiệp. Trước đây trong "khoán 10" hộ nông dân được giao ruộng đất lâu dài, họ chủ động điều hành công việc đồng áng, cân đối đất với người và từ đó điều chỉnh lực lượng lao động, dùng lực lượng thoả đáng để phát triển các ngành nghề và dịch vụ vào đời sống. Nhờ đó mà năng xuất và sản lượng lúa tăng nhanh trong những năm qua mà một nguyên nhân quan trọng là nông dân đó tăng cường đầu tư lao động và áp

dụng kỹ thuật tiên tiến. Kết quả điều tra khoán sản phẩm cho thấy : Mức đầu tư lao động tính trên 1ha lúa hiện nay gấp 2 lần so với thời kỳ sản xuất tập thể, cá biệt có hộ tăng lên gấp 3 lần .

Tuy vậy lao động nông thôn vẫn dư thừa rất nhiều nhất là vào các dịp nông nhàn. Vì vậy trong những năm qua cùng với thâm canh lúa, phong trào tăng vụ nhất là cây vụ đông , mở rộng chăn nuôi gia đình : lợn, gà, cỏ ...và trồng cỏc loại cây ăn quả, cây công nghiệp thực tiễn theo mô hình VAC phát triển mạnh .

Quá trình phân công lại lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp đang hình thành theo hướng giảm trồng trọt nhất là trồng lúa, tăng chăn nuôi kể cả gia súc, gia cầm và thuỷ sản. Sự điều chỉnh này chưa đều giữa các xã trong huyện , đó là mới đáng được quan tâm. Xu hướng độc canh cây lúa nặng nề trong nhiều năm qua đang được từng bước điều chỉnh, mọi người dân đều biết rằng trồng lúa giỏi lắm là đủ ăn, còn muốn làm giầu trên ruộng đất của mình thì cần phải trồng cây công nghiệp, chăn nuôi và phát triển ngành nghề .

Trong cơ chế quản lý cũ, lao động nông nghiệp xã cũng như lao động nông nghiệp ở nhiều địa phương khác trong cả nước được chuyên môn hoá một cách máy móc theo hình thức các đội chuyên môn nên kỹ năng tổng hợp bị hạn chế. Cơ chế mới đó mở đường giải phóng sức lao động và tạo điều kiện cho người lao động phát huy khả năng sẵn có khai thác triệt để mọi tiềm năng để phát triển. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý Nhà nước từ huyện đến xã đều được bố trí lại, các chuyên gia kinh tế nông nghiệp được bồi dưỡng, đào tạo cán bộ cấp xã, thôn được đặc biệt quan tâm bởi chính họ là đội ngũ trực tiếp quản lý, điều hành lực lượng lao động trực tiếp. Với người lao động nông nghiệp thì việc phổ biến và áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật nông nghiệp thường thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hoạt động văn hoá, khoa học nông nghiệp ở địa phương

...truyền tải kiến thức đến người lao động một cách cập nhật và có hiệu quả. Cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp tiếp tục được tăng cường, mở rộng không ngừng nâng cao chất lượng theo hướng thiết thực, hiệu quả không phô trương hình thức. Tư liệu sản xuất nông nghiệp phần lớn chuyển từ sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể sang sở hữu tư nhân, hộ gia đình với tư cách là chủ sở hữu và chủ thể sản xuất ở nông thôn, các hộ gia đình tự mua sắm thêm nông cụ và cả máy móc phục vụ sản xuất.Theo số liệu điều tra nông thôn nông nghiệp mới đây tại huyện Nga sơn thì cứ 100 ha gieo trồng cú 0,49 máy kéo, 0,78 máy động lực, 87 máy bơm nước, 0,71 trạm bơm điện .

Trong khi đó thì ruộng đất bình quân đầu người ở Nga Bạch vốn đó thấp lại giảm dần theo thời gian do dân số tiếp tục tăng thêm nhưng đất đai thì không thêm được mấy .

Bảng 5 - Bình quân đất nông nghiệp ở Nga Bạch.

Đất nông nghiệp bình quân 2008 2009 2010

- Một hộ nông nghiệp ( ha) 0,253 0,223 0,220

- Một khẩu nông nghiệp (m2) 511 490,5 490

- Một lao động nông nghiệp (m2) 1580 1456 1450

Nguồn: Phòng thống kê huyện Nga Sơn.

Với bình quân ruộng đất thấp như vậy, xu hướng lại giảm dần nên mâu thuẫn giữa dân số, lao động và việc làm ngày càng trở nên mâu thuẫn gay gắt . Hiện nay trung bình một năm 1 lao động nông nghiệp mới chỉ làm được 0,13 ha diện tích gieo trồng, điều này quá thấp so với khu vực và trên thế giới, người lao động không làm việc hết năng lực của mình. Nếu người lao động làm việc thực sự thì lượng lao động còn dư thừa là rất lớn, theo tính toán thì thời gian lao động thực tế của lao động trong điều kiện hiện nay của Nga Bạch chỉ sử dụng hết hơn 50% thời gian, thời gian còn lại là nhàn rỗi. Như vậy thực tế lao động còn dư thừa trong nông nghiệp chiếm khoảng 1629 người. Với số lao động dư thừa và tăng

lên hàng năm thì dù thâm canh tăng vụ đến mức nào đi nữa thì quan hệ cung cầu lao động cũng rất căng thẳng. Sức ép dân số dẫn đến lao động thất nghiệp ngày một tăng, khó khăn về việc làm ở nông thôn ngày càng lớn. Đó là một thực tế đón và đang hạn chế những kết quả và tiến bộ của quá trình xây dựng và phát triển ở Nga Bạch .

Thực hiện chủ trương giao quyền sở hữu đất lâu dài cho hộ nông dân, tuy đó có kết quả song ở nhiều vùng đó có những việc làm không đúng như tổ chức cưới chạy ruộng, tranh chấp đất đai ... thêm vào đó tình hình sử dụng diện tích dành cho xây dựng cơ bản, thổ cư cũng tăng nhanh làm mất đi sự cân đối giữa đất và người ở nông thôn, vấn đề đó nghiêm trọng càng trở nên nghiêm trọng .

Trong nông nghiệp thì tỷ trọng của ngành chăn nuôi chiếm 24,5 % giá trị sản lượng nông nghiệp nhưng lao động làm trong ngành này rất ít ( 10,5% lao động nông nghiệp ) còn chủ yếu là sử dụng lao động phụ, tranh thủ thời gian rỗi. Tâm lý của người dân chưa coi chăn nuôi là ngành kinh tế chính, mà coi như tăng gia sản xuất.

Nói chung thì trong trồng trọt và chăn nuôi, không những không tạo thêm được việc làm mới mà ngược lại hàng năm lao động từ nông- lân- ngư nghiệp không có việc làm, hay bỏ việc lại tăng nhanh.

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho người lao động tại xã Nga Bạch - huyện Nga Sơn – tỉnh Thanh Hóa. (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w