Dân số từ 15 tuổi trở lên tham hoạt động kinh tế thường xuyên

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho người lao động tại xã Nga Bạch - huyện Nga Sơn – tỉnh Thanh Hóa. (Trang 27)

I. Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của xã Nga Bạch

1.3.2 Dân số từ 15 tuổi trở lên tham hoạt động kinh tế thường xuyên

* Cơ cấu lực lượng lao động thường xuyên chia theo nhóm tuổi:

Tính đến ngày 1/10/2010, lực lượng lao động của toàn xã là 4677 và lao động ở nhóm tuổi 15-35 có 1817 người chiếm 38,85 % lực lượng lao động nói chung; lực lượng lao động ở nhóm tuổi 35-54 có 1610 người, chiếm 38,82% ; lực lượng lao động ở nhóm tuổi 54-59 có 1044 người, chiếm 22,33 %. Nếu xếp nhóm lao động có tuổi từ 15-35 là lao động trẻ thì tính bình quân hàng năm giai đoạn 2008-2010 lực lượng lao động trẻ của cả xã giảm 1,7 % với mức giảm tuyệt đối là gần 30 người/năm; lực lượng lao động cao tuổi (nhóm tuổi từ 54-59) giảm 5,5 % với mức giảm tuyệt đối là 48 người/năm người và lực lượng lao động trung niên tăng 6,31% với mức tăng tuyệt đối là 67/năm người .Kết quả điều tra lao động - việc làm thời gian gần đây cho thấy sự biến động về cơ cấu lực lượng lao động cả nước nói chung và xã nói riêng chia theo các nhóm tuổi đó diễn ra theo một xu hướng rừ rệt là: nhóm lực lượng lao động trung niên ngày một gia tăng nhanh cả về tương đối và tuyệt đối, nhóm lực lượng lao động trẻ và lao động cao tuổi ngày một giảm ; trong đó nhóm cao tuổi giảm nhanh hơn cả về quy mô và tốc độ.

*Chất lượng lao động của xã Nga bạch: -Về trình độ văn hóa;

Nhìn chung thì trình độ học vấn của lực lượng lao động thường xuyên ngày càng tăng nhanh. Nhưng hiện tại khi thống kê vào năm 2010 thì số lao động có trình độ chiếm tỷ lệ rất thấp.

Đơn vị thôn

Trình độ văn hóa của lao động

Trình độ chuyên môn cuả lao động Cấp I Cấp II Cấp III cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học 1 285 162 38 35 10 5 12 2 232 146 68 34 21 5 7 3 229 113 47 47 7 6 7 4 291 146 78 23 17 8 9 5 101 75 35 27 19 6 12 6 89 67 14 18 21 6 9 7 250 134 56 32 24 7 21 8 117 96 45 23 24 4 7 9 132 73 21 23 13 6 12 Tổng 1857 1012 402 262 161 53 96

Điều đáng mừng là tỷ lệ số người chưa biết chữ và số chưa tốt nghiệp cấp I không ngừng giảm. Ở xã Nga Bạch năm 2008 tỷ lệ này là 11,32 %, năm 2009 là 8,01% và năm 2010 là 5,69%. Bình quân hàng năm giảm 3,52%. Theo thống kê năm 2010 Nga Bạch có 12 người trong 4677 người từ đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên là chưa biết chữ, chiếm 0,25% so với tổng số; số người chưa tốt nghiệp cấp I là 280 người, chiếm 6%, số người đó tốt nghiệp cấp II là 1485, chiếm 31,76 %; số người đó tốt nghiệp cấp III là 4775 người, chiếm 10,21 % so với tổng số. Số người trình độ từ sơ cấp tới trung cấp là 310 người chiếm 6,51%. Số người có trình độ cao đẳng và đại học là 149 chiếm 3,18%. Bình quân hàng năm số người tốt nghiệp cấp III trong tổng số người đủ 15 tuổi tham gia lao động thương xuyên tăng 6,7 %. Nhìn chung thì trình độ học vấn của lao động tại xã đang được cải thiện nhanh chóng nhưng hiện tại qua thống kê thì có thể thấy trình độ học vấn của lao động quá thấp. Do vậy, nếu không có những chính sách và giải pháp hỗ trợ tích cực, đồng bộ và có hiệu quả để tăng nhanh số lượng và tỷ lệ lao động có trình độ học vấn tốt nghiệp cấp II/cấp III; kết hợp vừa đào tạo nghề vừa nâng cao trình độ học vấn cho lao động tại địa phương thì khó có thể thực hiện được các mục tiêu gia tăng về

số lượng và chất lượng lao động có trình độ chuyên môn để đáp ứng kịp nhu cầu về đội ngũ nhân lực phục vụ sự nghiệp tiếp tục đổi mới và phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá .

-Về trình độ chuyên môn:

Xã Nga Bạch tính đến 1/10/2010 có 679 người thuộc lực lượng lao động thường xuyên có trình độ chuyên môn kỹ thuật ( bao gồm công nhân, sơ cấp, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và đại học trở lên ) chiếm 13,1 % so với tổng. Trong tổng số 4677 người thuộc lực lượng lao động thường xuyên có đến 3898 người không có chuyên môn kỹ thuật, chiếm tới 83,34 % tổng số; số lao động kỹ thuật đào tạo từ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên là 441 người, chiếm 9,5 %. Trong đó tăng mạnh nhất cả về quy mô và tốc độ là lao động có trình độ từ trung học chuyên nghiệp trở lên, bình quân hàng năm tăng thêm gần 12 %, tiếp đến là công nhân kỹ thuật bao gồm cả có bằng và không có bằng tăng 7,5 %. Nhìn chung thì trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động thường xuyên có tỷ lệ rất thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu, nếu không có biện pháp hỗ trợ đào tạo hay chính sách đào tạo sẻ là lực cản lớn trong quá trình tạo việc làm của xã.

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho người lao động tại xã Nga Bạch - huyện Nga Sơn – tỉnh Thanh Hóa. (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w