Thành tích của tạo việc làm:

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho người lao động tại xã Nga Bạch - huyện Nga Sơn – tỉnh Thanh Hóa. (Trang 39)

IV: Đánh giá về tạo việc làm cho người lao động tại xã Nga Bạch

4.1 Thành tích của tạo việc làm:

Trong ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp: Năm 2009 tỷ lệ lao động trong ngành là 84 % tổng số lao động thì đến năm 2010 thì tỷ lệ này là 80,34 % giảm 3,66%. Có thể thấy việc giảm số lao động trong ngành này là phù hợp với xu thế chung và chủ trương chính sách về tạo việc làm đó là rút dần lao động trong ngành sang các ngàng khác và tạo việc làm cho lao động thời vụ, lao động có việc làm không thường xuyên trong ngành trở thành lao động có việc làm thường xuyên và tăng thu nhập cho lao động trong ngành. Nên vì thế tuy phải đối mặt với việc diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp và muôn vàn khó khăn khác nhưng năm 2010 vẫn có trên 90 % lao động ngành có việc làm thường xuyên thu nhập bình quân một lao động năm 2009 là 13 triệu đồng/năm nên 15 triệu đồng/năm 2010.

Trong ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tuy trình độ thấp và quy mô nhỏ, nhưng vẫn là ngành thu hút nhiều lao động trong xã. Hàng năm tạo

thêm trên 40 việc làm mới và thu nhập bình quân là 19 triệu/ năm/lao động , cao hơn nhiều so với thu nhập từ ngành Nông – Lâm – Ngư ngiệp. Trong ngành dịch vụ, qua theo dõi từ năm giai đoạn 2008 – 2010 bình quân hàng năm tạo thêm được trên 47 việc làm mới thu nhập của lao động trong ngành là cao nhất bình quân đạt 20,45 triệu đồng/năm. Ngành dịch vụ nhìn chung là phát triển nhanh cả về chất và lượng.

Tóm lại công tác tạo việc làm cho người lao động của xã đã thực hiện khá thành công và thu được các kết quả rất khả quan có thể thấy rõ trong các ngành, nhờ thế đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong xã được cải thiện rất nhanh nhưng bên cạch đó còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho người lao động tại xã Nga Bạch - huyện Nga Sơn – tỉnh Thanh Hóa. (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w