Tạo việc làm trong ngành dịch vụ

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho người lao động tại xã Nga Bạch - huyện Nga Sơn – tỉnh Thanh Hóa. (Trang 38)

III. Tình hình tạo việc làm tại xã Nga Bạch:

3.3Tạo việc làm trong ngành dịch vụ

Về cơ cấu lao động và nhóm ngành trong dịch vụ trước hết phải kể đến ngành giao thông vận tải, vì đây là ngành kinh tế quan trọng của bất kỳ địa phương nào nhất là một nơi có điều kiện khá thuận lợi như xã Nga Bạch do có đường giao thông thuận lợi, và có vận tải biển do ngần cửa biển. Theo thống kê thì số lao động trong nghành năm 2009 là 55, năm 2008 là 85 và năm 2010 là 230 lao động.

Trong cơ chế mới hoạt động dịch vụ trong ngành giao thông vận tải những năm gần đây có xu hướng tăng số lao động tham gia dịch vụ vận tải. Hạn chế vì các phương tiện giao thông quá cũ kỹ, kém chất lượng ( ở Nga Bạch phổ biến nhiều các phương tiện vận tải như công nông " đầu ngang " và " đầu dọc " ...) nên hiệu quả hoạt động trong khu vực này còn kém , chưa thu hút được nhiều lao động .

Trong lĩnh vực thương mại, những năm gần đây do cơ chế mới nên đã có sự phát triển, số hộ và lao động làm việc trong lĩnh vực này tăng lên hàng năm nhưng chủ yếu tư thương. Năm 2010 số lao động tư thương hoạt động trong lĩnh vực này là 675 người so với năm 2009 là 569, tăng 106 người chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp và kinh doanh ăn uống tập trung chủ yếu ở trung tâm dọc đường tỉnh lộ qua xã và các chợ.

Cơ cấu ngành nghề ở xã Nga Bạch chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp chiếm 80,34 % tổng số lao động, kết quả của khu vực này chiếm 63,3 % tổng giá trị sản xuất trong khi đó dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất thấp. Theo tính toán 2010 ở Nga Bạch cho thấy tỷ trọng các ngành sản xuất phi nông nghiệp chiếm 23,6 nguồn thu nhập của

nông dân trong đó dịch vụ tiểu thủ công nghiệp chiếm 19,9 %, dịch vụ nông nghiệp chiếm 3,71 %. Trong những năm gần đây các ngành nghề truyền thống được phục hồi, theo đó các hoạt động dịch vụ cũng được mở rộng góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên địa bàn giải quyết được nhiều việc làm, tận dụng được thời gian nông nhàn của nông dân; chợ nông thôn cũng như chợ thành thị phát triển mạnh ở khắp các vùng trong huyện góp phần thúc đẩy giao lưu hàng hoá công nghiệp, nông sản, vật tư ...tăng cường các hoạt động nội ngoại thị khai thác các tiềm năng. Đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy người sản xuất điều chỉnh các hoạt động sản xuất của mình, tích cực thay đổi mặt hàng, mẫu mã sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng và xuất khẩu

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho người lao động tại xã Nga Bạch - huyện Nga Sơn – tỉnh Thanh Hóa. (Trang 38)