Trong ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho người lao động tại xã Nga Bạch - huyện Nga Sơn – tỉnh Thanh Hóa. (Trang 36)

III. Tình hình tạo việc làm tại xã Nga Bạch:

3.2 Trong ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Xu hướng lao động nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng mạnh trong xã, điều này hợp với xu hướng chung và chủ chương của địa phương. Xã Nga Bạch vốn là nơi có nhiều cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp: Mà nghề chính là dệt chiếu và làm các sản phẩm từ cây cói, sau đó là sản xuất vật liệu xây dựng ( gạch, ngói, vôi ...), chế biến ... cũng đã thu hút một lực lượng lao động đáng kể vào các hoạt động này. Nếu so với năm 2004 thì số lao động công nghiệp của xã tăng mức

đáng kể ( năm 2009 còn gần người 1933 lao động thì đến năm 2010 có hơn 2484 lao động ).

Nhìn chung, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã hình thành và phát triển nhưng mới ở trình độ thấp và quy mô nhỏ, tuy vậy nó vẫn là một ngành sản xuất vật chất rất quan trọng, thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm, sáng tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ đắc lực cho tiêu dùng hàng ngày và trao đổi trong và ngoài nước .

Những năm gần đây, các sơ sở sản xuất gặp nhiều lúng túng trong sản xuất kinh doanh, gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận cơ chế mới, bộc lộ nhiều yếu kém; sản xuất kinh doanh giảm sút, trì trệ, sản xuất chắp vá dẫn đến tình trạng sản phẩm sản xuất thấp, chất lượng không cao, không đủ sức cạnh tranh trên thị trường, tiêu thụ sản phẩm khó khăn, thiếu thốn, trình độ quản lý điều hành sản xuất kinh doanh suy giảm rõ rệt. Sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp giảm tỷ trọng xuống thấp, năm 2010 là năm là năm sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã gặp nhiều khó khăn lớn, do chi phí sản xuất tăng cao và đầu ra cho sản phẩm.Nên đời sống nhân dân sản xuất tiểu thủ công nghiệp rất khó khăn. Trước kia xã có hai hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm từ cây cói nhưng nay chỉ còn một hợp tác xã hoạt động.

Tuy số HTX tiểu thủ công nghiệp giảm nhưng các thành phần kinh tế cá thể, kinh tế hộ gia đình tăng mạnh trên địa bàn xã đã giải quyết được rất nhiều khó khăn về vốn đâù tư, công nghệ sản xuất ... và đặc biệt là giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động. Trong xã đã hình thành và phát triển các " làng nghề ", toàn xã có 3 “ làng nghề ”. Các làng nghề được xây dựng trên các điều kiện thuận lợi như có truyền thống về sản phẩm làm ra từ trước, có nhiều thợ giỏi, có ngần nơi cung cung cấp nguyên liêu và thuận lợi vận chuyển tiêu thụ. Sự phát triển các làng nghề - kinh tế tập thể và tư nhân đã sản xuất ra các sản phẩm độc đáo, đa dạng và cơ bản là đã thu hút

được lực lượng lao động lớn ở xã tận dụng thời gian rỗi lúc nông nhàn góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tốt. Khi thống kê thì hàng năm số việc làm mới cho lao động trong xã tăng bình quân ngần 100 chỗ làm mới.

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho người lao động tại xã Nga Bạch - huyện Nga Sơn – tỉnh Thanh Hóa. (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w