IV: Đánh giá về tạo việc làm cho người lao động tại xã Nga Bạch
2. Giải pháp về kinh tế
Giải pháp về kinh tế là một trong những giải pháp quan trọng nhất, cấp bách nhất nó bao ngồm rất nhiều các mục tiêu và công việc phải làm của từng ngành kinh tế của xã Nga Bạch.
2.1 Trong ngành nông –lâm- ngư nghiệp.
Trong thời gian tới, ở xã Nga Bạch phải tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp toàn diện, và gắn với tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động trong ngành. Về mục tiêu không chủ trương tăng số việc làm và lao động trong ngành nông nghiệp mà chỉ tạo thêm việc làm cho lao động thời vụ trong nông nghiệp sang lao động có việc làm thường xuyên và tăng thu nhập cho lao động trong ngành từ 13 triệu đồng/ năm/ lao động nên 16 triệu/năm/lao động năm 2012. Muốn đạt được như vậy chúng ta phải có một kế hoạnh cụ thể về phát triển kinh tế trong ngành nông- lâm – ngư nghiệp. Năm 2012 phải đảm bảo diện tích trồng lúa cả năm 43 ha với năng suất 12,3 tấn/ha. Trong đó diện tích trồng lúa có giá trị hàng hoá cao đạt 70% tổng số diện tích lúa; diện tích trồng cây vụ đông 55 ha; phát triển nhiều mô hình trang trại đạt tiêu chí mới, giá trị trên một ha canh tác đạt 50 triệu đồng; giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 13,2 tỷ đồng tăng 13% so với năm 2010 trong đó giá trị trồng trọt đạt trên 7 tỷ, giá trị chăn nuôi –
thủy sản đạt trên 6,2 tỷ đồng. Ngoài ra phải tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình sản xuất giống lúa.
Đẩy mạnh chăn nuôi trong các hộ nông dân, phấn đấu tăng đàn lợn, tận dụng triệt để mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản đặc biệt là thủy sản có giá trị hàng hoá cao.
Vì ngành nông nghiệp của xã hiện nay gặp nhiều khó khăn như diện tích đất canh tác giảm, nhưng người lao động làm việc trong ngành này lại nhiều, đây là áp lực rất lớn trong công tác tạo việc làm cho người lao động ở xã nhất là lao động trong nông nghiệp. Do đó trong thời gian tới chúng ta phải có các biện pháp như: khai thác chiều sâu của đất, thâm canh, tăng vụ, tạo ra nhiều giống mới…để tạo ra nhiều việc làm cho lao động ở nông thôn, tạo thu nhập cho người nông dân.
Ngành nông nghiệp xã còn lạc hậu nên trong thời gian tới phải đầu tư vốn để phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở trong nông thôn. Đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ trong nông nghiệp, từng bước cơ giới hoá từng khâu sản xuất, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi theo hướng năng suất cao, tăng vụ, tăng diện tích cây vụ đông, tăng cường công tác khuyến nông bảo vệ thực vật, thực hiện bê tông hoá kênh mương. Chúng ta cần có kế hoạch sử dụng quỹ đất, mặt nước cho hợp lý, không để người lao động ngồi chơi mà đất đai mặt nước bỏ không sử dụng. Ngoài ra cần phải chú trọng đến việc thị trường hóa nông nghiệp, phải có phương hướng trồng trọt, chăn nuôi không những đáp ứng đủ nhu cầu của người dân trong huyện mà còn có thể đem bán ở những địa phương khác. Có thực hiện các biện pháp trên thì người lao động trong nông nghiệp làm việc nhàn hạ hơn, có nhiều việc làm hơn, giảm bớt lượng lao động thiếu việc làm trong nông nghiệp, xoá đói giảm nghèo trong nông thôn. Xã Nga Bạch làm nông nghiệp là chủ yếu nên chúng ta cần phải khai thác triệt để thuận lợi trong nông nghiệp để tạo việc làm cho người nông dân
Riêng về nuôi trồng và đánh bắt chế biến thủy hải sản, trong những năm ngần đây gặp nhiều khó khăn do bão lụt và thiên nhiên khắc nghiệt, chi phí xăng dầu tăng cao nên đánh vì thế phải có biện pháp giúp đỡ ngư dân như dãn nợ cho ngư dân, tạo điều kiện cho ngư dân vay vốn đóng tàu và mua trang thiết bị để tăng năng xuất đáng bắt, có thể đi xa và dài ngày trên biển Chế biến thủy hải sản thì chính quyền phải hỗ trợ để tìm đầu ra cho sản phẩm và quảng bá thương hiệu các sản phẩm ngư nước mắm, cá khô… Hướng dẫn nhân dân cách chế biến tăng giá trị sản phẩm.
2.2 Trong công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Hiện nay số lao động làm việc trong ngành công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp ở huyện xã Nga Bạch ngày càng tăng, điều này chứng tỏ việc phát triển ngành này sẽ hứa hẹn rất nhiều trong việc tạo việc làm cho người lao động. Nhất là khi ngành nông nghiệp tuy có phát triển nhưng còn bị hạn chế bởi diện tích canh tác có hạn thì việc phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong những năm tới là mục tiêu hàng đầu trong việc phát triển kinh tế xã Nga Bạch đồng thời tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động trong xã. Phấn đấu hằng năm tạo thêm được trên 40 việc làm mới, thu nhập của lao động trong ngành từ 18 triệu/ lao đông/năm nên 21 triệu/ lao động/ năm.
Trong năm 2012 xã đặt ra mục tiêu phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng 28%; giá trị sản xuất đạt 25 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu trên thì trong những năm tới chúng ta phải ưu tiên phát triển công nghiệp, đầu tư kết cấu cơ sở hạ tầng. Phải có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế vào đầu tư vào phát triển như việc giảm thuế... Tạo môi trường đầu tư thông thoáng như thủ tục cấp giấy phép, cấp đất, công tác đền bù, giải toả, bàn giao đất cần phải làm nhanh, gọn, rút ngắn thời gian chờ đợi đầu tư của doanh nghiệp để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Để hỗ trợ ngành nông nghiệp đang rất khó khăn thì trong thời gian tới chúng ta cần phải ưu tiên cho những dự án hàng chế biến nông
sản thực phẩm. Nhưng việc tiếp nhận dự án đầu tư không nên vội vàng mà phải xem xét tới vấn đề đảm bảo vệ sinh môi trường để không ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân. Hiện nay việc phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Nga Sơn và xã Nga Bạch nói riêng đang là phương hướng hàng đầu trong việc giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động ở huyện Nga sơn, thể hiện ở số lao động làm việc tại các công ty cổ phần và công ty TNHH ngày càng tăng. Nhưng việc giải quyết việc làm cho những lao động nhàn dỗi trong khu vực nông nghiệp thì không thể thiếu đến các cơ sở tiểu thủ công nghiệp ở cơ sở. Vì thế trong thời gian tới chúng ta phải tập trung đầu tư các chương trình phát triển kinh tế, chú trọng phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ở cơ sở; khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống như gỗ, làm thảm chiếu cói, mây tre đan xuất khẩu, đa dạng hoá các sản phẩm, trợ giúp, tìm đầu ra cho sản phẩm, trợ giúp vốn, đào tạo nghề cho người lao động. Việc khôi phục những làng nghề truyền thống vừa giúp tạo việc làm cho lao động nhàn dỗi ở nông thôn, tăng thêm thu nhập vừa mang tính bản sắc dân tộc sâu sắc. Do đó dù có phát triển kinh tế đến mức nào thì chúng ta cũng không thể bỏ qua những nghề truyền thống của quê hương.
Về lĩnh vực xây dựng cơ bản, trong thời gian tới phải đẩy mạnh tiến độ thi công đường xá, đường trong thôn theo hướng nhà nước và nhân dân cùng làm, nâng cấp lại mạng lưới điện trong xã, và hoàn thành việc đưa điện ra cánh đồng dự án 50 triệu/ ha của xã nâng cấp cải tạo lai kênh mương, bê tông hóa kênh mương, xây dựng thêm trạm bơm.
2.3 Trong ngành dịch vụ, thương mại:
Vấn đề dịch vụ thương mại ở xã trong thời gian qua chưa được chú trọng mạnh, vì vậy trong thời gian tới cần phải mở rộng mạng lưới thương mại – dịch vụ từ thôn đến xã, huyện. Hiện nay quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá không thể không nói đến việc phát triển của dịch vụ thương mại, ngoài ra lĩnh vực này đang thu hút rất nhiều lao động vì vậy việc phát
triển dịch vụ thương mại sẽ tạo rất nhiều việc làm cho người lao động. Vì vậy trong thời gian tới huyện Nga Sơn chung và xã Nga Bạch nói riêng phải quy hoạch và xây dựng các chợ cụm dân cư; thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động thương mại dịch vụ. Ngoài ra cần phải nâng cao chất lượng hoạt động của các dịch vụ bưu chính viễn thông, chú trọng đến chất lượng hoạt động của hệ thống bưu điện văn hoá xã. Việc phát triển của dịch vụ thương mại không những làm cho việc sinh hoạt của người dân trong khu vực được dễ dàng hơn mà còn thu hút một lượng lớn lao động làm việc trong lĩnh vực này. Để hoạt động dịch vụ thương mại hoạt động tốt thì trong thời gian tới phải khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động thương mại. Chất lượng dịch vụ thương mại tại địa bàn xã còn nhiều yếu kém, bất cập, nhất là công tác văn minh thương nghiệp, chất lượng phục vụ cần phải có những bước chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa.
Ngoài ra để giúp đỡ tích cực cho vấn đề phát triển nền kinh tế của xã thì hoạt động tài chính tín dụng phải phát triển mạnh để tạo nguồn vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh.Vốn là điều kiện tiên quyết đến vấn đề phát triển kinh tế. Nhưng người lao động lại thiếu vốn trầm trọng để phát triển kinh tế, để tạo việc làm cho bản thân và gia đình. Vì thế trong thời gian tới thì hoạt động về tài chính tín dụng đóng một vai trò rất quan trọng. Để tạo điều kiện cho người lao động có thể phát triển kinh tế thì trong thời gian tới các ngân hàng, tổ chức tính dụng phải tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân và doanh nhân vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, kịp thời với cơ hội đầu tư, thời vụ. Phải chú trọng quỹ tín dụng nhân dân tại trong xã, để nắm bắt được nhu cầu vay vốn, mục đích đầu tư, hiệu quả đầu tư được xác thực. Tránh việc cho người lao động vay nặng lãi.
Như vậy để tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động ở huyện xã Nga Bạch thì trong thời gian tới chúng ta phải chú trọng đến vấn đề phát triển thương mại dịch vụ hơn.