Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến phát triển thương mại sản phẩm thạch trên thị trường Hà Nộ

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại sản phẩm thạch trên thị trường Hà Nội của công ty cổ phần thực phẩm Việt Nam (Trang 26)

thạch trên thị trường Hà Nội

Theo phần 1.2.3 đã nêu, có rất nhiều yếu tố ảnhh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm thạch. Trong phần này luận văn sẽ tập trung nghiên cứu một số nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến phát triển thương mại sản phẩm thạch trên thị trường Hà Nội:

Nhu cầu sử dụng sản phẩm thạch trên thị trường Hà Nội: Kết thúc năm 2009,

GDP Hà Nội đạt tốc độ tăng trưởng 6,67%, cao hơn mức chung của cả nước và cao hơn so với nhiều địa phương khác. Hầu hết lĩnh vực sản xuất, kinh doanh giữ được mức duy trì hoặc tăng trưởng khá, trong đó ngành kinh doanh các sản phẩm thạch cũng tăng trưởng mạnh mẽ. Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thạch của người dân Hà Nội tăng lên. Khi nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tăng cao thì yêu cầu phải có các biện pháp phát triển thương mại thích hợp để đáp ứng đầy đủ nhu cầu ấy của người dân. Vì vậy, bên cạnh khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất tăng cường sản xuất, các ngành chức năng cần có biện pháp kiểm soát chất lượng thực phẩm này, nhất là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Mặt khác, từ năm 2007 đến 2011 dân số Hà Nội ngày càng tăng nhanh, đặc biệt là từ 1/1/2008 khi mà Hà Nội sáp nhập thêm một số vùng lân cận thì dân số Hà Nội tăng đột biến. Cùng với việc dân số tăng nhanh cũng như người dân biết nhiều hơn về tác dụng của sản phẩm thạch thì thu nhập của người dân Hà Nội cũng đang dần tăng cao. Dân số đông, nhận thức cao cùng với việc thu nhập của người dân tăng cao sẽ làm gia tăng nhu cầu sử dụng sản phẩm thạch trên thị trường Hà Nội. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp kinh doanh thạch mở rộng quy mô khách hàng của mình, thu hút thêm ngày càng nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm của mình. Dân số và thu nhập bình quân đầu người của người dân Hà Nội giai đoạn 2007-2011 được thể hiện thông qua bảng sau:

Năm Dân số ( nghìn người) Thu nhập bình quân (triệu đồng ) 2007 3216.7 31.8 2008 6116.2 28 2009 6472.2 32 2010 6632.3 37.5 2011 6763,1 39.9

(Nguồn: Tổng hợp từ cục thống kê Hà Nội)

Nhìn vào bảng có thể thấy tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2008- 2010 có thể đạt mức 3.4%/ năm, thu thập bình quân tăng 11.3 %/ năm. Mặt khác, theo quan niệm của người dân Việt Nam thì 2012 được đánh giá là năm “đẹp”, cho nên dân số sẽ tăng trưởng tương đối lớn. Như vậy, trong thời gian tới nhu cầu sử dụng sản phẩm thạch cũng sẽ tăng nhanh. Các doanh nghiệp nên có kế hoạch để có thể khai thác tối đa các tập khách hàng tiềm năng này.

Hệ thống các văn bản pháp luật quản lý kinh doanh thực phẩm: Thạch là một

dạng thực phẩm được chiết xuất từ rong biển và nhiều loại nguyên liệu khác, nên nó cũng chịu nhiều tác động của quy định, pháp luật cũng như các chính sách liên quan đến thực phẩm. Hiện tại cho tới thời điểm này thì có 3 văn bản quy phạm pháp luật đáng chú ý mà các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất thạch cần chú ý:

- Một là: Quyết định số 11/2006/QĐ-BYT về việc ban hành Quy chế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.[12]

- Hai là: Quyết định số 06/2011/2204/QĐ-BY quy định tạm thời về mức giới hạn về DEHP trong thực phẩm của Bộ Y tế.[13]

- Ba là: Quyết định số 3339/2001/QĐ-BYT, ngày 30/7/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế, quy định về vệ sinh an toàn đối với một số loại bao bì sản phẩm bằng chất dẻo dùng để bao gói, chứa đựng thực phẩm.[11]

Ba văn bản quy phạm pháp luật trên đã ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất thạch. Đặc biệt là từ vụ việc thạch Taro của Newchoice nhiễm độc tố và bị thu hồi đã ảnh hưởng lớn đến thị trường thạch. Và cũng từ vụ việc này thì Bộ Y Tế đã ban hành quy định số 06/2011/2204/QĐ-BY để quy định về DEHP trong thực

phẩm. Các quy định của nhà nước thường tác động đến cả tâm lý người tiêu dùng lẫn động thái kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là khi có vụ việc gì đó xảy ra mà người thiệt hại là người tiêu dùng.

Quy định số 06/2011/2204/QĐ-BY đã giúp cho Vietfoods phải chú trọng hơn trong việc chế biến sản phẩm thạch của mình cũng như quản lý chặt hơn quy trình sản xuất thạch. Hiện tại, các sản phẩm thạch của Vietfoods đều đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, không có DEHP,…. Nhờ những văn bản trên, người tiêu dùng tin tưởng các công ty thạch hơn, sản phẩm thạch của Vietfoods hiện tại được người tiêu dùng tin tưởng và đang ngày tiêu dùng nhiều hơn.

Chính sách hỗ trợ vốn, công nghệ và nghiên cứu

Chính sách vĩ mô của Nhà nước ảnh hưởng rất nhiều đến phát triển thương mại sản phẩm thạch. Khi Nhà nước muốn khuyến khích một nghành nào đó thì sẽ đưa ra những chính sách thông thoáng và thuận tiện cho ngành đó phát triển và ngược lại khi muốn hạn chế thì nhà nước sẽ đưa ra những chính sách gây khó khăn, cản trở cho ngành đó. Thạch nói riêng và thực phẩm nói chung là một ngành hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đời sống của người tiêu dùng nên được nhà nước rất quan tâm. Ngành này phát triển dựa trên thực lực của chính bản thân mình mà chưa có nhiều sự trợ giúp từ phía Nhà nước, chính phủ. Trong tương lai không xa, khi thu nhập của người dân ngày càng cao, họ nhận thức được lợi ích của sản phẩm thạch cũng như các nhà sản xuất nắm bắt và phát triển hơn nữa nhu cầu của người tiêu dùng thì ngành này sẽ càng phát triển. Nhà nước chú trọng phát triển thương mại ngành thực phẩm nhiều hơn thì sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ cho phát triển thương mại mặt hàng này đặc biệt là chính sách hỗ trợ vốn, chính sách hỗ trợ công nghệ và nghiên cứu và chính sách thương mại thông thoáng.

- Chính sách hỗ trợ vốn: Thạch không phải là một sản phẩm có giá thành quá cao nhưng với bối cảnh kinh tế khủng hoảng như hiện nay thì việc hỗ trợ các doanh nghiệp phần nào đó về vốn sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững cũng như phát triển hơn nữa. Trong thời gian qua chính phủ đã có các chính sách hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp như các gói kích thích kinh tế 2008-2009 - gói kích cầu 1, 2009-2010 - gói kích cầu 2, [15]…và sắp tới chính phủ đang dự định cho ra gói kích thích kinh tế tiếp theo. Nhờ các gói kích cầu đó mà các doanh nghiệp có thể có vốn để tiếp tục kinh doanh. Vốn có thể đựoc hỗ trợ với nhiều hình thức như cho vay với lãi suất ưu đãi hoặc kéo dài thời hạn thanh toán… Với nguồn vốn có được doanh nghiệp có thể duy trì tiếp hoạt động kinh doanh phát triển

thương mại sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh góp phần phát triển toàn ngành và phát triển kinh tế quốc dân

- Chính sách hỗ trợ công nghệ và nghiên cứu: Hàng năm Nhà nước vẫn chi một phần lớn ngân sách vào cho nghiên cứu khoa học và mua côngnghệ tiên tiến ứng dụng vào thực tế. Đối với nền kinh tế nói chung và đối với ngành kinh doanh sản phẩm thạch nói riêng thì chính sách này rất có ý nghĩa. Nó giúp cho ngành nâng cao năng suất sản xuất và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về các sản phẩm thạch. Hiện nay ngành kinh doanh thạch đang cần phải nghiên cứu nhiều để có thêm ngày càng nhiều sản phẩm thạch , không chỉ phục vụ cho việc tiêu dùng, giải trí mà còn có thể phục vụ cho nhiều mục đích khác nữa như làm đẹp, chữa bệnh,…

Năng lực của các cơ sở cung ứng thạch

Năng lực của ngành sản xuất chính là các yếu tố nội hàm của mỗi DN, là các tiêu chí về công nghệ, cơ sở hạ tầng, cơ cấu tổ chức nhân sự, chất lượng, trình độ, quan điểm, kỹ năng của khối nhân sự, khả năng tài chính, hình ảnh uy tín, hệ thống thông tin của các DN. Năng lực của ngành sản xuất quyết định tới khả năng cung ứng sản phẩm cho thị trường . Vì vậy năng lực sản xuất lớn sẽ thúc đẩy hiệu quả phát triển thương mại sản phẩm.

Hiện nay năng lực sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất thạch còn hạn chế. Số lượng các nhà cung ứng còn ít, quy mô nhỏ, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng hết nhu cầu thị trường, hiện tại chỉ có 3 doanh nghiệp lớn cung cấp thạch trên thị trường ngoài ra thì còn gần 40 doanh nghiệp nữa nhưng chủ yếu nhỏ lẻ, thủ công, không có uy tín cũng như vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm chưa tốt. Các sản phẩm thạch mặc dù đa dạng về mẫu mã nhưng thực chất thì vẫn chỉ có thạch làm từ rau câu và thạch thêm sữa chua để trở thành thạch sữa chua, hoặc chỉ là thêm một số hương vị khác chứ chưa có những sản phẩm đột phá khác. Song các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất thạch đang mở rộng quy mô cũng như nâng cao trình độ sản xuất, đào tạo nguồn lực,… để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của người tiêu dùng. Vietfoods hiện nay có 2 nhà máy và cũng đang đầu tư cho dây truyền sản xuất thạch trở nên hiện đại và đạt tiêu chuẩn ISO hơn. Cũng như vậy thì Long Hải cũng đang mở rộng cơ sở sản xuất cũng như mua sắm máy móc công nghệ để chế biến thạch đạt tiêu chuẩn chất lượng để ra.

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại sản phẩm thạch trên thị trường Hà Nội của công ty cổ phần thực phẩm Việt Nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w