Phân tích dựa trên số liệu sơ cấp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền tại công ty TNHH WinMark Việt Nam (Trang 30)

2.2.1.1 Kết quả điều tra trắc nghiệm

Để thu thập thông tin về cơ cấu tổ chức và phân quyền ở Công ty, em đã gửi đi 5 phiếu dành cho nhà quản trị và 5 phiếu dành cho nhân viên, và đã thu về 10 phiếu, tổng hợp và cho kết quả như sau:

Bảng 2.2: Kết quả đánh giá về cơ cấu tổ chức ở Công ty.

STT Các tiêu chí Các phương án lựa chọn Số phiếu Tỷ lệ(%)

1 Cơ cấu tổ chức hiện nay ở Công ty Hợp lý 2/10 20

Chưa hợp lý 8/10 80

2 Số lượng phòng ban Thiếu 5/5 100

3 Xây dựng thêm phòng ban mới Có 5/5 100

4

Tổ chức nơi làm việc và điều kiện lao động

Tốt 3/10 30

Khá 4/10 40

Trung bình 4/10 40

5 Số lượng nhân viên trong các phòng ban Hợp lý 2/5 40

Chưa hợp lý 3/5 60

6 Có 3/5 60

Không 2/5 40

( Nguồn: Kết quả điều tra của sinh viên.)

Qua kết quả trên cho ta thấy cơ cấu tổ chức hiện nay ở Công ty chưa hợp lý chiếm tỷ lệ là 80%. Số lượng phòng ban còn thiếu đánh giá là 100%. Do đó, 100% đánh giá cần thiết xây thêm phòng ban mới. Đồng thời cần tổ chức lại nơi làm việc và điều kiện làm việc cho nhân viên

trong Công ty. Như vậy, cơ cấu tổ chức ở Công ty TNHH WinMark Việt Nam còn nhiều hạn chế.

Bảng 2.3: Kết quả đánh giá mức độ đáp ứng các yêu cầu của cơ cấu tổ chức ở Công ty.

STT Các yêu cầu Mức độ đáp ứng

1 2 3 4 5

1 Chiến lược sản xuất kinh doanh 2/5(40%) 3/5(60%) 2 Tính tối ưu. 2/5(40%) 3/5(60%) 3 Tính linh hoạt 3/5(60%) 2/5(40%) 4 Tính tin cậy 3/5(60%) 2/5(40%) 5 Tính kinh tế 3/5(60%) 2/5(40%)

(Mức 5 là cao nhất và giảm dần tới 1 là thấp nhất)

( Nguồn: Kết quả điều tra của sinh viên. )

Qua bảng trên ta thấy cơ cấu tổ chức ở Công ty đã đáp ứng được yêu cầu nhưng ở mức độ chưa cao. Các mức yêu cầu đạt được còn ở mức trung bình và thấp, với mức 5 là cao nhất và giảm dần tới 1 là thấp nhất, các yêu cầu được đánh gía như sau: về chiến lược sản xuất kinh doanh, mức độ đáp ứng ở mức 3 là 40%, ở mức 4 là 60%; về tính tối ưu, tính tin cậy và tính kinh tế, mức độ đáp ứng ở mức 2 là 60%, ở mức 3 là 40%; về tính linh hoạt, mức độ đáp ứng ở mức mức 2 là 60% và tăng lên ở mức 4 đạt 40%. Như vậy, các mức yêu cầu đạt được còn ở mức trung bình và thấp. Do đó, các yêu cầu của cơ cấu tổ chức ở Công ty chưa được thực hiện tốt.

Bảng 2.4: Kết quả đánh giá tình hình phân quyền ở Công ty. STT Các tiêu chí Các phương án lựa chọn Số phiếu Tỷ lệ(%) 1 Việc phân công nhiệm vụ cho

các phòng ban

Tốt 2/5 40

Khá 3/5 60

2 Qúa trình phân quyền Hợp lý 2/10 20

Chưa hợp lý 8/10 80

3 Phạm vi quyền hạn Rõ ràng 3/10 30

Chưa rõ ràng 7/10 70

4 Muốn quyền hạn tăng lên Có 10/10 100

5 Mức độ phối hợp giữa các phòng ban Khá 2/5 40 Trung bình 3/5 60 6 Việc bố trí và sử dụng nhân viên ở các phòng ban Hợp lý 2/5 40 Chưa hợp lý 3/5 60

7 Mức độ chuyên môn hóa công việc

Tốt 3/10 30

Khá 7/10 70

8 Mức độ phối hợp giữa các nhân viên trong phòng ban

Tốt 1/5 20

Khá 1/5 20

Trung bình 3/5 60

( Nguồn: Kết quả điều tra của sinh viên. )

Qua bảng trên cho ta thấy việc phân công nhiệm vụ giữa các phòng ban và giữa các nhân viên trong phòng chỉ ở mức trung bình, tương ứng với tỷ lệ là 60%. Quá trình phân quyền chưa hợp lý đánh giá chiếm 80%, 70% đánh giá phạm vi quyền hạn chưa rõ ràng. Mức độ chuyên môn hóa công việc của các nhân viên trong phòng ban chỉ ở mức trung bình, chiếm 70%, do đó mà cán bộ nhân viên trong công ty đều muốn quyền hạn của mình tăng lên.

Bảng 2.5: Kết quả đánh giá mức độ giao quyền đảm bảo các yếu tố.

STT Các tiêu chí Số phiếu Tỷ lệ(%)

2 Sử dụng người một cách tin cậy 5/10 50

3 Tín nhiệm lẫn nhau 3/10 30

( Nguồn:Kết quả điều tra của sinh viên.)

Qua bảng trên có thể thấy rằng việc giao quyền trong Công ty được đánh giá ở mức độ cao là tín nhiệm có mức độ, chiếm 80%. Việc giao quyền ở Công ty sử dụng người một cách tin cậy và tín nhiệm lẫn nhau chỉ chiếm 50%. Như vậy, việc giao quyền của lãnh đạo cho nhân viên dưới quyền gặp khó khăn.

2.2.1.2 Kết quả phỏng vấn.

Để phục vụ tốt hơn công tác nghiên cứu đề tài của mình, em đã tiến hành phỏng vấn Anh Đoàn Văn Thiệp-Chủ tịch HĐQT-Giám đốc Công ty TNHH WinMark Việt Nam và đã thu được kết quả sau:

Anh Đoàn Văn Thiệp cho biết mô hình tổ chức của Công ty theo mô hình trực tuyến-chức năng là rất phù hợp với quy mô và mô hình hoạt động kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức của Công ty vẫn tồn tại nhiều điểm chưa hợp lý, đó là: Giám đốc phải xử lý quá nhiều công việc do phải quản lý tất cả các phòng ban, các phòng ban này đôi khi còn không hoàn thành nhiệm vụ được giao, do đó, nhiệm vụ của Giám đốc trở nên nặng nề.

Số lượng phòng ban trong Công ty cũng chưa đủ, các phòng ban còn phải ôm đồm thêm công việc của phòng khác. Chẳng hạn như các phòng ban phải theo dõi công việc về hành chính và nhân sự trong Công ty dẫn tới việc nhân viên Công ty chưa có sự tập trung chuyên môn hóa vào nhiệm vụ của mình. Do đó, Công ty sẽ có kế hoạch tuyển thêm nhân viên mới nà thêm các phòng ban, nhằm làm tăng hiệu quả kinh doanh ở Công ty.

Một số cán bộ công nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của mình. Vì vậy việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên trong Công ty phải hợp lý hơn.

Bên cạnh đó, việc phân quyền trong Công ty cũng chưa hợp lý, còn chưa rõ ràng, quyền hạn tập trung lớn vào cấp trên.

Công ty vẫn chưa có chính sách đãi ngộ xứng đáng, công bằng cho người lao động, giúp họ có thể phát huy hết khả năng của mình. Do đó, Công ty cần có chính sách đãi ngộ hợp lý và công bằng để khích lệ, động viên họ làm việc nhiệt tình, đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho Công ty.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền tại công ty TNHH WinMark Việt Nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w