Xu hướng phát triển du lịch công vụ tại Việt Nam và thành phố Hải Phòng 1 Tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện marketing mục tiêu nhằm phát triển thị trường khách du lịch công vụ tại khách sạn Sông Giá - thuộc công ty TNHH Hyundai E&C VINA Sông Giá (Trang 36)

3.1.1 Tại Việt Nam

Trên thế giới, mỗi năm có khoảng 5,2 triệu cuộc hội nghị, hội thảo, cuộc họp quốc tế, bình quân mỗi sự kiện như vậy thu hút 593 khách, trung bình mỗi cuộc họp chi phí hơn 1,6 triệu USD. Năm 2010, riêng ngành du lịch công vụ trên toàn cầu thu hút 940 triệu lượt du khách, tổng doanh thu 919 tỷ USD. Chi tiêu du lịch công vụ chủ yếu là công tác phí do các cơ quan chủ quản của du khách hoặc các tổ chức chi trả,

ngoài ra một phần bổ sung thêm từ tiền túi của các cá nhân. Mỗi khách du lịch công vụ thường chi tiêu gấp 4 lần so với khách du lịch thông thường.

Tại Đông Nam Á, du lich công vụ cũng đang phát triển mạnh mẽ, như Singapore đón 3 triệu khách công vụ/năm thu về 5 tỷ USD; Thái Lan đón 679.000 khách du lịch công vụ trong năm 2010 thu về 1,8 tỷ USD.

Trong khi đó, tại Việt Nam, năm 2010 đón 5 triệu lượt khách quốc tế, trong đó khách công vụ có 1,02 triệu người. Số lượng khách công vụ quốc tế đến Việt Nam tăng nhanh là nhờ tổ chức rất nhiều hội nghị, hội thảo. Trong năm vừa qua, nước ta đã đăng cai 60 hội nghị quốc tế lớn và hàng trăm hội thảo quốc tế, trong đó 55% số cuộc hội họp diễn ra ở các khách sạn; 25% số sự kiện lớn diễn ra ở Trung tâm Hội nghị quốc gia, song doanh thu cũng chỉ vài trăm triệu USD.

Tại hội thảo, các ý kiến đều cho rằng, dịch vụ du lịch công vụ ở Việt Nam mới ở giai đoạn chập chững và đang trông chờ sự bùng nổ trong thập kỷ này. TS. Hà Văn Siêu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển du lịch Việt Nam cho biết, trong khu vực ASEAN, Việt Nam đứng thứ 4 về số lượng khách quốc tế đến tham quan. Việt Nam cũng xếp thứ 7 trong số các quốc gia có số lượng lớn người đến tham quan triển lãm thương mại ở Thái Lan. Theo TS. Siêu, đối tượng du khách công vụ đều có việc làm ổn định, có địa vị và thu nhập cao, học vấn cao, có mức chi tiêu cao nên họ thường sử dụng các dịch vụ cao cấp, nghỉ ở khách sạn hiện đại.

Ở Việt Nam, hầu hết các dịch vụ dành cho đối tượng khách công vụ chỉ diễn ra trong khuôn khổ các hội nghị, hội thảo, mà ít mở rộng thành đa dạng loại hình dịch vụ với những tuor du lịch đi kèm, vì thế ngành du lịch đã bỏ qua rất nhiều cơ hội thu hút nguồn tiền từ đối tượng khách này. Nguyên nhân là do các hội thảo, hội nghị ở nước ta chủ yếu chỉ được tổ chức ở các thành phố lớn dân cư đông đúc nhưng lại thiếu các điều kiện cho du lịch.

Trong 7 tháng đầu năm 2011, Việt Nam đã đón trên 3,42 triệu lượt khách quốc tế, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong số này, khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng đạt trên 2 triệu lượt, tăng 11,3%; đến thăm thân nhân đạt gần 586.000 lượt người, tăng 68,7%, riêng khách công vụ đạt 570.000 lượt người, giảm 2,6%. Du khách công vụ nội địa cũng khá phát triển, trong số 28 triệu khách du lịch nội địa của cả nước trong năm 2010, có 25% là khách công vụ bởi số lượng hội nghị, hội thảo trong nước diễn ra ngày càng nhiều.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện marketing mục tiêu nhằm phát triển thị trường khách du lịch công vụ tại khách sạn Sông Giá - thuộc công ty TNHH Hyundai E&C VINA Sông Giá (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w