Để thực hiện một dự án phải thông qua rất nhiều công đoạn, tạo ra những kễ hở gây ra tình trạng thất thoát và lãng phí vốn đầu tư xây dựng cơ bản .
Thứ nhất: xuất phát từ công tác kế hoạch hoá đầu tư của Huyện còn nhiều yếu kém, không thể hiện rõ ràng việc bố trí trình tự ưu tiên của các dự án, đôi khi kế hoạch hoá đầu tư không sát với nhu cầu thực tế của cơ sở gây ra tình trạng chạy vốn, hiện tượng này xảy ra không ít. Các chủ đầu tư phải tìm cách xin được quyết định đầu tư, và được ghi vào kế hoạch đầu tư, chính vì vậy khâu này góp một phần không nhỏ gây ra tình trạng thất thoát và lãng phí nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Thứ hai: trong công tác thẩm định dự án. Để thực hiện quá trình đầu tư thì chủ đầu tư phải thuê các tổ chức tư vấn, lập báo cáo tiền khả thi, báo cáo khả thi, báo cáo đầu tư , xin giấy phep xây dựng. Việc lập thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán trong thực tế thực tế thường cao hơn định mức của Nhà nước quy định. Nhưng để lọt được các “cửa ải” khâu thẩm định thì các chủ đầu tư tìm mọi cách để vượt qua.
Thứ ba: trong công tác đấu thầu.
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu. Do đặc điểm của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản rất phức tạp, nên mối quan hệ giữa chủ đầu tư và nhà thầu được thực hiện dưới hai hình thức đấu thầu và chỉ định thầu.
-Hình thức chỉ định thầu: đây là việc chủ đầu tư trực tiếp lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu cơ bản của gói thầu để thương thảo hợp đồng. Như vậy trong khâu chỉ định thầu, thì cơ quan có thẩm quyền hoặc chủ đầu tư chỉ định ai? Phải chăng là những người đem lại lợi ích cho chủ đầu tư. Chủ thầu nào đem laị lợi ích cho người có thẩm quyền chỉ định thầu thì sẽ được làm chủ thầu của công trình, hiện tượng này diễn ra phổ biến chứ không phải là cá biệt.
-Trong công tác đấu thầu: do trình độ chuyên môn và nhận thức chưa đồng bộ và các điều kiện để thực hiện đấu thầu, nên chất lượng thầu còn thấp. Mặt khác công tác kiểm tra kiểm soát, quản lý công tác đấu thầu còn thiếu nên nhiều trường hợp đấu thầu chỉ là mua bán thầu. Mục đích của đấu thầu là tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà thầu (bên B) với nhau để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng, tránh sự làm rối làm ẩu... Từ đó sẽ hạn chế được sự móc ngoặc thông đồng không có lợi cho bên A, tức Nhà nước. Nhưng trên thực tế hình thức này bị biến dạng, tạo ra nhiều kẽ hở gây ra thất thoát và lãng phí vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Hiện tượng này thể hiện dưới hai góc độ sau:
+ Sự móc ngoặc, sự thông đồng của chủ đầu tư với một nhà thầu nào đó.
+ Sự móc ngoặc của các nhà thầu với nhau để ép giá chủ đầu tư . Hai hình thức này biến cuộc đấu thầu chỉ là hình thức để được các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận ra quyết định thực hiện đầu tư mà thôi chư không mang lại hiệu quả gì từ công tác đấu thầu