2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Đông Anh là một huyện thuộc ngoại thành phía Đông-Bắc thủ đô Hà Nội, được thành lập ngày 31 tháng 5 năm 1961 theo Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Đông Anh có 01 thị trấn và 23 xã, huyện lỵ. Huyện Đông Anh cách trung tâm thủ đô Hà Nội 22 km theo quốc lộ 3.
Hệ thống sông Hồng và sông Đuống là ranh giới hành chính của Huyện với nội thành với diện tích tự nhiện là 18.230 ha. Đông Anh là huyện lớn thứ hai của thành phố Hà Nội sau Sóc Sơn. Về địa giới hành chính của Huyện như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Phía Đông, Đông Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh - Phía Đông Nam giáp huyện Gia Lâm - Phía Nam giáp sông Hồng
- Phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc
Ngoài sông Hồng và sông Đuống ở phía Nam của huyện, phía Bắc còn có sông Cà Lồ. Trên địa bàn huyện có hai tuyến đường sắt chạy qua: tuyến Hà Nội – Thái Nguyên và tuyến Hà Nội – Yên Bái. Cảng hàng không quốc tế Nội Bài được nối với nội thành Hà Nội bằng quốc lộ 3 và đường cao tốc Thăng Long – Nội Bài, đoạn chạy qua huyện Đông Anh dài 7,5 km. Có thể thấy, Đông Anh là huyện có lợi thế lớn về giao thông. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu giữa Hà Nội với các tỉnh Đông Bắc và là cửa ngõ giao lưu quốc tế của đất nước. Đây cũng là tiền đề thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện
Với vị trí địa lý thuận lợi và quỹ đất cho phép, Đông Anh đã và đang thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trên địa bàn huyện hiện đã có trên 100 doanh nghiệp trung ương, thành phố và huyện, trong đó có 4 liên doanh với nước ngoài đã đi vào hoạt động. Trong thời gian tới, các dự án đầu tư còn tiếp tục gia tăng. Đây là một thế mạnh của Đông Anh để phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của huyện.
Trong quy hoạch tổng thể của thủ đô Hà Nội đến năm 2020 đã ưu tiên đầu tư cho khu vực bắc Sông Hồng. Tại đây, sẽ hình thành một Hà Nội mới
với các khu vực: Bắc Thăng Long- Vân Trì, Đông Anh-Cổ Loa, Gia Lâm – Sài Đồng – Yên Viên. Hướng ưu tiên này đã tạo didều kiện đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá và phát triển kinh tế xã hội cho huyện.
2.1.1.2. Địa hình
Nhìn chung, địa hình của Đông Anh tương đối bằng phẳng, có hướng thoải dần từ Đông Bắc xuống Đông Nam. Các xã phía Tây Bắc của huyện như Bắc Hồng, Nam Hồng, Nguyên Khê có địa hình tương đối cao, phần lớn diện tích là đất vàn và vàn cao. Còn các xã Đông Nam như Vân Hà, Liên Hà, Dục Tú, Cổ Loa, Mai Lâm có địa hình tương đối thấp và trũng nên thường bị ngập úng. Tỷ lệ đất cao chiếm 13,4% diện tích toàn huyện, đất vàn chiếm 56,2% còn đất trũng chiếm 30,4%. Địa hình chỗ cao nhất là 14 m, chỗ thấp nhất là 3,5 m, trung bình là cao 8 m so với mực nước biển.
Đặc điểm địa hình của huyện là một yếu tố cần được chú ý khi xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi và quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất. Vùng đất cao nên tập trung trồng cây ăn quả, vùng đất và trồng rau, hoa, cây công nghiệp, vùng đất trũng cải tạo để nuôi trồng thuỷ sản. Nhìn chung, địa hình của Đông Anh là tương đối ổn định, có khả năng xây dựng các công trình lớn.
Bảng 2.1. Phân bổ sử dụng đất trong toàn huyện Đông Anh
1 Đất nông nghiệp 10.015 54,79
1.1 Đất trồng cây hàng năm 9.366 0,51
1.2 Đất trồng cây lâu năm 153 0,027
1.3 Đất ao hồ, thuỷ sản 496 9,7 2 Đất chuyên dụng 3.744,15 20,72 2.1 Đất xây dựng 869 4,87 2.2 Đất giao thông 1.136 6,32 2.3 Đất thuỷ lợi 1.281 6,49 2.4 Đất di tích, lịch sử văn hoá 47 0,245 2.5 Đất vật liệu xây dựng 83 0,0043 2.6 Đất an ninh, quốc phòng 94 0,52 2.7 Đất nghĩa địa 156,15 0,87 2.8 Đất chuyên dụng khác 93 0,007 3 Đất ở 2.049 11,34 3.1 Đất ở đô thị 109 0,57 3.2 Đất ở nông thôn 1.940 10,77 4 Đất chưa sử dụng 2.417 13,15 4.1 Sông, hồ, mương 1.559 8,08 4.2 Đất bằng, hoang 314 0,17 4.3 Mặt nước chưa sử dụng 359 0,22 4.4 Đất chưa sử dụng khác 149 0,0042 5 Đất lâm nghiệp 5,17 0,00028 Tổng 18.230,32
Nguồn: Số liệu thống kê, Phòng thống kê Huyện
- Tổng diện tích đất tự nhiên của Đông Anh là: 18.230 ha, bao gồm cả một phần diện tích sông Hồng, sông Đuống và vùng đất bãi ven sông. Đất
vùng ven sông nhiều phù sa, được bù đắp màu mỡ, đất nội đồng độ phì nhiêu kém, 70% là đất bạc màu.
- Đất bình quân ở đô thị tại thị trấn Đông Anh là 212 m2/ hộ. Bình quân đất nông nghiệp cho một lao động là 0,051 ha/ lao động nông nghiệp. Đây là mức rất thấp so với bình quân chung của vùng đồng bằng sông Hồng. Đất làng xóm, bao gồm đất ở, đất vườn và các công trình dịch vụ trong các thôn xóm có diện tích 1940 ha, bình quân đất sinh hoạt tại khu vực nông thôn là 364 m2/ hộ. Trong huyện còn có diện tích khá lớn được sử dụng cho mục đích quân sự, bao gồm các cơ sở quốc phòng, các cơ sở đào tạo của quân đội.
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội
Là một trong những Huyện cửa ngõ quan trọng của Thủ đô, với vị trí địa lý thuận lợi, Đông Anh đã và đang đạt được những thành tựu đáng ghi nhận về kinh tế.
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội huyện đông anh giai đoạn 2003- 2005
Các chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005
Tốc độ tăng DS % 1,333 1,263 1,2
Tốc độ tăng trưởng % 10,19 14,19 12
Cơ cấu kinh tế -Nông nghiệp -Công nghiệp -Dịch vụ % % % % 100 51,22 22,0 26,78 100 45,16 25,94 28,90 100 41 28 31 GDP(giá năm 2002) Tỷ đồng 2446 2636 2935 GDP bình quân/người USD 230 266 300
Nguồn: Niên giám thống kê Đông Anh
Qua bảng số liệu cho thấy Đông Anh có tốc độ tăng trưởng rất cao, năm 2003 là 10,19%, năm 2004 là 14,19%, năm 2005 là 14,5%. Cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn Thành phố (12%/năm). Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến
đáng kể với xu hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế. Thu nhập bình quân đầu người cũng tăng đáng kể từ 403USD-đến 800 USD vào năm 2005 theo giá quy đổi bình quân. (Nguồn: Phòng Kinh tế – Kế hoạch Huyện)
Với sự phấn đấu nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, tình hình kinh tế xã hội của Huyện tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng góp phần quyết định hoàn thành kế hoạch 5 năm (2001 - 2005). Đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện và nâng cao, tạo thế và lực mới cho kế hoạch 5 năm tiếp theo.
Năm 2005 mặc dù gặp nhiều khó khăn, song kinh tế trên địa bàn huyện tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá, giá trị sản xuất các ngành trên địa bàn Huyện (không tính liên doanh) ước tăng 14,4% trong đó; Riêng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,2%. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế thuộc Huyện quản lý tăng 12,3%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng các ngành kinh tế thuộc Huyện: Công nghiệp – Xây dựng cơ bản – 38,7%; Thương mại dịch vụ – 36,2%; Nông lâm nghiệp, thuỷ sản – 25,1%.
2.1.2.1. Sản xuất nông nghiệp
Theo Báo cáo của Phòng Kinh tế – Kế hoạch Huyện, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do thời tiết không thuận, sự tấn công của các dịch bệnh nhưng với sự tập trung chỉ đạo kịp thời chủ động của các cấp, các ngành, sự phần đấu của nông dân nên sản xuất nông nghiệp thời gian qua vẫn đạt kết quả khá. Giá trị sản xuất ngành nông – lâm – thuỷ sản cả năm 2005 đạt 420 tỷ 242 triệu đồng, tăng 2,4% so với năm 2004. Cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng hiệu quả kinh tế cao.
Toàn Huyện đã trồng được hơn 100.000 cây các loại, đạt 100% kế hoạch đề ra trong đó cây ăn quả chiếm trên 60% còn lại là cây môi trường. Chăn nuôi phát triển mạnh và đa dạng. Tổng đàn lợn trên 2 tháng tuổi là 96.500 con, đàn lợn có tỷ lệ lạc cao chiếm trên 45% tổng đàn, đàn nai vẫn phát triển ổn định và duy trì với 19.000 con. Tổng đàn trâu bò là 13.600 con, trong đó bò sữa chiếm 450 con. Tổng đàn gia cầm các loại trên 2,3 triệu con. Chủ trương đưa chăn nuôi tách khỏi khu dân cư đã có 14/23 xã thực hiện với
38 dự án; diện tích 61,4 ha; Bước đầu đã hình thành được một số mô hình chăn nuôi tập trung, quy mô tương đối lớn, khắc phục được một phần tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu dân cư. Trong năm 2005, Huyện đã tiến hành đầu tư hỗ trợ đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất ở các mô hình chăn nuôi tập trung.
Hoàn thành công tác tu bổ đê điều thường xuyên năm 2005 với 8 hạng mục công trình, tổng kinh phí 3 tỷ 100 triệu đồng. Trồng tre chắn sóng với số lượng 1860 gốc tre, thực hiện tốt công tác phòng chống lụt bão, úng và tìm kiếm cứu nạn. Thu quỹ phòng chống lụt bão đạt 111% kế hoạch.
2.1.2.2. Sản xuất công nghiệp -Thủ công nghiệp – Thương mại và dịch vụ
Sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển (đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh), giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh cả năm 2005 đạt 523 tỷ 032 triệu đồng, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2004, trong đó kinh tế tập thể đạt 210 tỷ 425 triệu đồng, tăng 15,8 % so với năm 2004, tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho người lao động. Tiêu biểu là ngành sản xuất gia công cơ khí chiếm tỷ trọng 36,41%; chế biến lâm sản, đồ gỗ chiếm tỷ trọng 12,56% (riêng khu vực cá thể với trên 6.000 hộ kinh doanh đã chiếm tỷ trọng sấp xỉ 50% giá trị sản xuất tại khu vực này ). Năm 2005, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực sản xuất như: Công ty khoá Việt Tiệp, Công ty xích líp Đông Anh.... Các ngành nghè truyền thống, hoạt động dịch vụ vận tải, dịch vụ cơ giới phục vụ cho nông nghiệp tiếp tục phát triển. Đến nay đã có 785 doanh nghiệp ngoài quốc doanh thuộc các ngành công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ và xây dựng cơ bản, tăng 239 doanh nghiệp với cùng kỳ năm 2004.
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng trưởng nhanh. Đến nay, riêng khu công nghiệp Thăng Long đã có 47 doanh nghiệp vào đầu tư với tổng số vốn trên 800 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu đạt 390 triệu USD, giải quyết việc làm cho trên 15.000 lao động.
- Hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển mở rộng, đa dạng và ngày càng giữ vai trò quan trọng hơn trong cơ cấu kinh tế của Huyện. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ cả năm 2005 là 4721 tỷ 944 triệu đồng, tăng 17,8% so với năm 2004. Mạng lưới chợ trên địa bàn và khu trung tâm thương mại Huyện, các điểm dịch vụ thương mại ở các thôn làng, khối phố hoạt động có hiệu quả hơn, các loại hàng hoá và dịch vụ trên thị trường đa dạng, phong phú về chủng loại, thuận tiện cho cả người mua, người bán, chất lượng phục vụ ngày càng tốt hơn.
Công tác quản lý thị trường trên địa bàn Huyện ngày càng được đẩy mạnh và phát huy hiệu quả. Đã kiểm tra, xử lý 306 vụ vi phạm, thu về cho ngân sách 72.690.000 đồng. (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch Huyện)
2.1.2.3. Công tác quản lý tài chính – Thu, chi ngân sách
Năm 2005, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 252 tỷ 330 tỷ đồng đạt 63% kế hoạch thành phố giao, ngân sách Huyện được hưởng sau điều tiết 205 tỷ 715 triệu đồng, trong đó thu các loại thuế theo phân cấp được 35 tỷ 800 triệu đồng đạt 121 % so với dự toán, chi ngân sách Huyện 205 tỷ 715 triệu đồng đạt 78% so với dự toán. Công tác điều hành ngân sách Huyện năm 2005 gặp nhiều khó khăn, thu ngân sách đạt tỷ lệ thấp do nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất đạt rất thấp. Trong đó phải cân đối chi ngân sách cho nhiều nhiệm vụ phát sinh như : Phòng chống dịch cúm gia cầm, điều chỉnh lương và một số nhiệm vụ tập trung đột xuất khác. Song, UBND huyện có nhiều cố gắng tập trung điều hành thu, chi đảm bảo theo đúng các chương trình mục tiêu kế hoạch đã được Hội đồng nhân dân Huyện thông qua.
Thực hiện chủ trương Nhà nước phát hành công trái xây dựng Tổ quốc (công trái giáo dục) toàn Huyện đã mua được 8 tỷ 100 triệu đồng đạt 164,8% kế hoạch giao. Trái phiếu xây dựng thủ đô đã mua trên 2 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch Thành phố giao.
2.1.2.4. Công tác quản lý đất đai và giải phóng mặt bằng.
Đây là lĩnh vực có nhiều bức xúc, phức tạp, được cấp uỷ, chính quyền Huyện thường xuyên quan tâm lãnh đạo, UBND đã triển khai nhiều biện pháp
đồng bộ, quyết liệt. Do đó đã đạt được những kết quả quan trọng. Tính đến nay, toàn Huyện đã cấp được 5967 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất ao và liền kề đạt 104,7% kế hoạch năm. Công tác quản lý đất đai có nhiều tiến bộ song vẫn còn để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất công, thu tiền giao đất trái thẩm quyền, hậu quả chưa khắc phục được.
UBND huyện đã chỉ đạo thành công việc thí điểm đấu giá quyền sử dụng đất kẹt tại 3 xã Đông Hội, Tiên Dương và Liên Hà với diện tích 3459,7 m2 thu được 11,2 tỷ đồng, tại trung tâm thương mại thu được 14,4 tỷ đồng tạo nguồn thu cho ngân sách. Huyện cũng đã căn bản hoàn thành việc kê khai đề nghị điều chỉnh hạnh đất nông nghiệp. Hiện đang tổng hợp trình Thành phố và cấp trên xem xét quyết định.
- Về giả phóng mặt bằng : Trong năm 2005, Huyện đã giải phóng mặt bằng cho 20 dự án với tổng diện tích giải phóng mặt bàng là 152,9 ha, hiện có 11 dự án đã hoàn thành bàn giao cho chủ dự án với tổng diện tích 24,66 ha. Một số dự án khkác đã hoàn thành, bàn giao từng phần cho chủ đầu tư theo tiến độ thi công. Trong đó, do có sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt đã hoàn thành GPMB đợt 1 phục vụ lễ khởi công xây dựng đường 5 kéo dài đúng tiến độ vào ngày 17/5/2005 ; Giải quyết xong các khó khăn, tồn tại kéo dài nhiều năm tại các dự án sân gon Kim Nỗ, giúp cho dự án đi vào thi công an toàn tiện lợi.
2.1.2.5. Công tác đầu tư xây dựng, quản lý quy hoạch và đô thị
- Về công tác đầu tư XDCB: Thời gian gần đây, việc tăng cường đầu tư xấy dựng cơ bản được lãnh đạo Huyện đặc biệt quan tâm. Điều này được thể hiện qua bảng số liện tổng hợp về tình hình đầu tư xây dựng cơ bản trong 3 năm gần đây trên địa bàn Huyện Đông Anh như sau:
Bảng 2.3: Giá trị các danh mục dự án đầu tư qua các năm
STT Danh mục
các dự án
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Hiện vật Giá trị (Trđ) Hiện vật Giátrị (Trđ) Hiện vật Giátrị (Trđ) 1 Đường liên Huyện (km) 43 5.200 89 8.650 153 15.540 2 Trạm y tế (Trạm) 1 1.120 1 1.340 2 2.875 3 Trường học (Trường) 2 1.253 4 2.894 7 4.230 4 Hệ thống kênh mương nội đồng (km) 125 2.513 157 3.054 256 5.421 5 Các công trình khác 4.260 7.478 9.512
Nguồn : Phòng tài chính kế hoạch huyện Đông Anh
Nhìn vào bảng tổng kết tình hình đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn